Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay
Tính từ 16h ngày 11/4 đến 16h ngày 12/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 22.804 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 22.804 ca ghi nhận trong nước (giảm 377 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 17.375 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.942), Phú Thọ (1.384), Yên Bái (1.102), Đắk Lắk (1.092), Nghệ An (1.046), Bắc Giang (1.012), Bắc Kạn (999), Lào Cai (988), Vĩnh Phúc (915), Quảng Ninh (905), Tuyên Quang (823), TP. Hồ Chí Minh (658), Thái Bình (643), Thái Nguyên (593), Hải Dương (520), Cao Bằng (489), Quảng Bình (486), Hưng Yên (462), Lạng Sơn (366), Lâm Đồng (340), Gia Lai (311), Cà Mau (296), Hà Tĩnh (290), Sơn La (287), Hòa Bình (278), Lai Châu (270), Bắc Ninh (260), Quảng Nam (253), Quảng Trị (237), Đà Nẵng (235), Tây Ninh (235), Hà Nam (230), Bình Phước (215), Hà Giang (209), Bình Định (205), Vĩnh Long (189), Quảng Ngãi (182), Nam Định (176), Thanh Hóa (161), Đắk Nông (158), Ninh Bình (157), Điện Biên (156), Bình Dương (136), Hải Phòng (123), Phú Yên (100), Thừa Thiên Huế (93), Bà Rịa - Vũng Tàu (85), Khánh Hòa (83), Bến Tre (79), Long An (57), Sóc Trăng (52), Trà Vinh (47), An Giang (45), Bình Thuận (42), Bạc Liêu (41), Kon Tum (23), Kiên Giang (16), Cần Thơ (7), Đồng Tháp (5), Tiền Giang (4), Đồng Nai (4), Ninh Thuận (4), Hậu Giang (3).
Hôm nay cả nước thêm 22.804 ca mới, Hà Nội chỉ còn gần 2.000 ca. (Ảnh minh họa)
Ca nhiễm tại nhiều địa phương giảm mạnh
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Giang (-455), Nghệ An (-424), Gia Lai (-173).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+385), Bắc Kạn (+309), Phú Thọ (+197).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 34.682 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.272.964 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 103.882 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.265.217 ca, trong đó có 8.754.290 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.526.215), TP. Hồ Chí Minh (603.128), Nghệ An (417.687), Bình Dương (381.852), Bắc Giang (376.596).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 202.184 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.757.107 ca.
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.237 ca; trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 920 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 124 ca; Thở máy không xâm lấn: 33 ca; Thở máy xâm lấn: 157 ca; ECMO: 3 ca.
Cả nước có 28 ca tử vong
Từ 17h30 ngày 11/4 đến 17h30 ngày 12/4 ghi nhận 28 ca tử vong tại: Quảng Nam (3), Bắc Kạn (2), Gia Lai (2 ca trong 2 ngày), Hà Nội (2), Hải Dương (2), Hậu Giang (2), Kiên Giang (2), Phú Thọ (2), Bến Tre (1), Bình Dương (1), Bình Phước (1), Đắk Lắk (1), Đồng Tháp (1), Hà Nam (1), Khánh Hòa (1), Lâm Đồng (1), Phú Yên (1), Quảng Bình (1), Tây Ninh (1)
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 25 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.858 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
F0 trẻ em gia tăng, Bình Dương “ngóng” vaccine phân bổ
Thống kê cho thấy, số ca mắc COVID-19 xuất hiện ở trẻ gia tăng, trong đó ghi nhận 1 trường hợp tử vong chưa tiêm vaccine. Xem vaccine là lá chắn an toàn cho trẻ, Bình Dương đã sẵn sàng nhân lực, đang chờ nguồn phân bổ để triển khai chiến dịch.
Bình Dương sẽ triển khai chiến dịch tiêm chủng cho trẻ theo hình thức cuốn chiếu từng trường, địa bàn, các cơ sở bảo trợ xã hội với điểm cố định và lưu động.
Kể từ đầu tháng 3, Bình Dương tạm ngưng công bố số ca mắc COVID-19 trong bối cảnh thích ứng, sống chung an toàn với dịch bệnh. Dù vậy, số liệu liên quan đến dịch COVID-19 vẫn được thống kê đầy đủ để làm cơ sở đánh giá, áp dụng biện pháp phòng chống dịch hiệu quả nhất.
Theo thống kê, thời gian qua, ca mắc COVID-19 ở Bình Dương có xu hướng gia tăng nhất là ở trẻ em. Trung bình mỗi ngày địa phương này ghi nhận một ca tử vong nhưng rơi vào các trường hợp có bệnh lý nền, người lớn tuổi và chưa tiêm vaccine.
Trong số các ca tử vong được ghi nhận ở tuần trước có một trường hợp bé 8 tuổi chưa tiêm vaccine, bị xuất huyết dưới màng não nghi do vỡ dị dạng mạch máu não. Trước việc ghi nhận ca mắc COVID-19 ở trẻ tăng, Bình Dương đang trông ngóng nguồn phân bổ vaccine, xem đây là lá chắn an toàn cho trẻ từ 5 - 11 tuổi.
TS.BS Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, xác định việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ không đơn giản như ở người lớn nên ngành y tế đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Ngoài việc tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế tham gia tiêm chủng, ngành y tế bố trí lực lượng, phương tiện chuyên môn để đề phòng, xử lý kịp thời biến chứng sau tiêm ở trẻ. Theo BS Chương, công tác chuẩn bị đã sẵn sàng, chỉ còn chờ nguồn vaccine được phân bổ, khi nào có sẽ triển khai ngay.
Lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương thông tin, từ cơ sở đánh giá, phân tích cho thấy những phản ứng trầm trọng, bất thường sau tiêm ở trẻ 5 - 11 tuổi ít hơn so với người lớn. Dù vậy, ngành y tế vẫn đặc biệt quan tâm đến tính an toàn tuyệt đối khi tiêm cho trẻ.
Bình Dương sẽ triển khai chiến dịch tiêm chủng cho trẻ theo hình thức cuốn chiếu từng trường, địa bàn, các cơ sở bảo trợ xã hội với điểm cố định và lưu động. Có 2 loại vaccine phòng COVID-19 sẽ tiêm cho trẻ em từ 5 - 11 tuổi là vaccinePfizer và Moderna.
Không giống như người từ 18 tuổi trở lên, với trẻ em 5 - 11 tuổi chỉ tiêm 2 mũi duy nhất cùng loại vaccine, không tiêm trộn vaccine khác. Ngoài ra, ngành y tế sẽ sử dụng kim tiêm ngắn hơn, liều tiêm 0,2ml, tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần. Thực hiện tiêm cho trẻ bắt đầu từ cao đến thấp, hạ dần độ tuổi.
Được biết, toàn tỉnh Bình Dương có hơn 288.000 trẻ trong độ tuổi từ 5 - 11 tuổi. Để mỗi trẻ được tiêm 2 liều vaccine phòng COVID-19, Bình Dương cần hơn 517.000 liều vaccine.
Cả nước còn 1.403 ca bệnh năng đang điều trị
Trong số 23.184 ca mắc mới có 3 ca nhập cảnh và 23.181 ca trong nước, giảm 5.126 ca so với ngày trước đó.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.011), Nghệ An (1.470), Yên Bái (1.271), Phú Thọ (1.187), Bắc Giang (1.053), Lào Cai (969), Quảng Ninh (911), Tuyên Quang (873), Thái Bình (812), Vĩnh Phúc (765), Đắk Lắk (707), Bắc Kạn (690), Hà Giang (664), Thái Nguyên (629), TP.HCM (584), Quảng Bình (504), Gia Lai (484), Cao Bằng (478), Hải Dương (387), Lâm Đồng (375), Lạng Sơn (373), Quảng Trị (358), Sơn La (320), Hà Tĩnh (306), Hưng Yên (301), Hà Nam (290), Bình Định (259), Lai Châu (257), Quảng Nam (241), Bắc Ninh (237), Nam Định (230), Ninh Bình (224), Thanh Hóa (219), Bình Phước (214), Cà Mau (195), Hòa Bình (193), Vĩnh Long (189), Phú Yên (181), Tây Ninh (179), Đà Nẵng (171), Điện Biên (164), Đắk Nông (141), Bến Tre (136), Quảng Ngãi (117), Bình Dương (117), Thừa Thiên Huế (106), Bà Rịa - Vũng Tàu (101), Hải Phòng (93), Kiên Giang (72), Bình Thuận (51), Trà Vinh (49), Long An (48), Khánh Hòa (42), An Giang (40), Bạc Liêu (37), Ninh Thuận (24), Kon Tum (23), Cần Thơ (23), Đồng Nai (17), Đồng Tháp (14), Hậu Giang (5).
Tin tức Covid-19 liên tục được cập nhật trên Báo Giao thông ngày 12/4/2022. (Ảnh: Nam Trần)
Ngày 11/4, Sở Y tế Thanh Hoá đăng ký bổ sung 28.740 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Giang (giảm 480), Bắc Ninh (giảm 353), Lạng Sơn (giảm 348).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Giang (tăng 204), Đắk Lắk (tăng 159), Gia Lai (tăng 85).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 39.280 ca/ngày.
Theo Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.250.160 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 103.661 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.242.413 ca, trong đó có 8.552.106 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.524.273), TP.HCM (602.470), Nghệ An (416.641), Bình Dương (381.716), Bắc Giang (375.584).
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.198.236 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 103.136 ca nhiễm).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.813 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.190.492 ca, trong đó có 8.529.706 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.522.262), TP. Hồ Chí Minh (601.886), Nghệ An (415.171), Bình Dương (381.599), Bắc Giang (374.531).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 34.991 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.532.523 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.403 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 978 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 188 ca; Thở máy không xâm lấn: 55 ca; Thở máy xâm lấn: 180 ca; ECMO: 2 ca.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 42.928 ca/ngày.
Số bệnh nhân tử vong:
Từ 17h30 ngày 9/4 đến 17h30 ngày 10/4 ghi nhận 19 ca tử vong tại: Kiên Giang (3), Phú Yên (3 ca trong 2 ngày), Trà Vinh (3 ca trong 2 ngày), Bình Phước (2), Bình Dương (1), Cần Thơ (1), Đồng Tháp (1), Hà Tĩnh (1), Hải Dương (1), Sóc Trăng (1), Thái Nguyên (1), Vĩnh Long (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 30 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.813 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.002.419 mẫu tương đương 85.007.902 lượt người, tăng 61.263 mẫu so với ngày trước đó.
Trẻ mắc Covid-19 có cần tiêm vaccine?
Theo bác sĩ Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ đã mắc Covid-19, vẫn có thể mắc lại.
Trẻ đã mắc Covid-19, vẫn có thể mắc lại. (Ảnh minh hoạ)
Khi trẻ đã mắc Covid-19 thì nguy cơ diễn biến nặng, có thể tử vong, hay mắc các tình trạng hậu Covid, và cả các biến chứng khác là thường trực. Vì vậy khi dịch bệnh đang tiếp tục diễn ra thì vaccine dự phòng ngay cả khi trẻ đã mắc Covid-19 tiếp tục cần thiết.
Để đảm bảo an toàn khi tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ nhất là khi trẻ đã mắc Covid-19 trước đó, căn cứ vào các bằng chứng khoa học cũng như kinh nghiệm đã công bố của các quốc gia đã triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em, Hội đồng chuyên môn tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế đã đồng thuận quy định thời gian tối thiểu để tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5-dưới 12 tuổi đã mắc Covid-19 là 3 tháng.
Đây là khoảng thời gian được cho là nếu trẻ đã mắc Covid-19, thì cũng gần như đã hồi phục hoàn toàn, đồng thời khả năng bảo vệ tự nhiên thu được khi trẻ nhiễm bệnh cũng suy giảm, vì vậy tiêm vaccine cho trẻ là phù hợp.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương, cho biết trong chiến dịch tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, Việt Nam sử dụng 2 loại vaccine là Pfizer và Moderna.
Cụ thể, Bộ Y tế cho phép sử dụng vaccine Moderna cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi, vaccine Pfizer dành cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Bộ Y tế khuyến cáo với vaccine Pfizer, trẻ có thể gặp phản ứng thông thường như đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, ớn lạnh, sốt, buồn nôn…
Phản ứng ít gặp hơn gồm nổi hạch, phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch, giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, ngủ li bì, suy nhược... Phản ứng gây viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim rất hiếm gặp (thấp hơn 1/10.000). Với vaccine Moderna, trẻ có thể gặp một số phản ứng thông thường như: sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, đau đầu, buồn nôn, nôn, đau cơ, đau khớp, đau sưng tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt...
Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, chỉ có 0,5%-10% số trẻ được ghi nhận tiêm chủng có phản ứng thông thường. Nếu so sánh với các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới cũng như của nhà sản xuất, phản ứng thông thường của trẻ em Việt Nam nhẹ hơn so với số liệu đã ghi nhận.
"Trong hơn 17 triệu mũi đã tiêm, Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương ghi nhận 5 trường hợp trên 1 triệu liều vắc-xin có phản ứng nặng, phải quay trở lại cơ sở y tế để điều trị", PGS.TS Dương Thị Hồng dẫn chứng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận