Xã hội

Covid-19 ngày 14/7: Tối nay thêm 3 ca tử vong tại TP HCM, Long An

14/07/2021, 19:20
image

Tin tức dịch Covid-19 ngày 14/7 tại Việt Nam: Tối nay, Bộ Y tế thông báo 3 ca tử vong mắc Covid-19 ở TP HCM và Long An.

Như vậy, trong ngày 14-7, nước ta đã ghi nhận 6 ca bệnh tử vong mắc Covid-19, nâng tổng số ca tử vong trong đợt dịch thứ 4 này lên 103 trường hợp. Đến nay, tổng số trường hợp tử vong liên quan đến Covid-19 ở nước ta kể từ khi dịch bùng phát là 138 trường hợp.

img

Thông tin diễn biến dịch Covid-19 ở Việt Nam và thế giới liên tục được cập nhật trên Báo Giao thông.

Tin tức Covid-19 hôm nay mới nhất

Tối 14/7, Tiểu ban điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo 3 ca tử vong do COVID-19 số 136-138.

Cụ thể, ca tử vong thứ 136: BN18453, nữ, 80 tuổi, địa chỉ: huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh. Tiền sử: Tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, suy tim. Bệnh nhân đang được điều trị tại BV huyện Bình Chánh, tuy nhiên diễn biến xấu dần, suy hô hấp, SpO2 85%, mạch nhanh, tụt huyết áp được đặt nội khí quản, thở máy.

Ngày 4/7, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, 20h ngày 7/7 được xác định tử vong với chẩn đoán: Sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng biến chứng suy hô hấp tiến triển, trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, suy tim, COVID-19.

Ca tử vong thứ 137: BN10614, nữ, 65 tuổi, địa chỉ: Quận 5 TP Hồ Chí Minh. Tiền sử: Tăng huyết áp điều trị không liên tục, đái tháo đường type 2.

Ngày xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính: 13/6. Cơ sở điều trị: Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ. Chẩn đoán vào viện: COVID-19 trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường type 2.

Ngày tử vong: 13h30 ngày 9/7. Chẩn đoán tử vong: Viêm phổi do SARS-CoV-2 biến chứng suy hô hấp tiến triển, sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường type 2.

Ca tử vong thứ 138: BN25574, nam 42 tuổi, địa chỉ: huyện Cần Giuộc tỉnh Long An. Tiền sử: Tăng huyết áp, hen phế quản. Ngày xét nghiệm SASR-CoV-2 dương tính: 5/7, điều trị ở Trung tâm y tế Đức Huệ.

Ngày 8/7, bệnh nhân được chuyển đến BVĐK khu vực Hậu Nghĩa, tuy nhiên, bệnh nhân khó thở nhiều hơn, thở CPAP, có cơn phù phổi cấp, tình trạng suy hô hấp không cải thiện và được chuyển viện BVĐK Long An điều trị, trên đường chuyển viện bệnh nhân mê dần, mạch chậm.

Ngày tử vong: 11h45 ngày 11/7. Nguyên nhân tử vong: Suy hô hấp, viêm phổi nặng, Covid-19, ngưng tim ngoại viện, tràn khí dưới da trên bệnh nhân hen phế quản, béo phì.

Tối nay thêm 829 ca, cả ngày 2.934 ca

Theo bản tin tối Bộ Y tế, tính từ 12h30 đến 18h30 ngày 14/7 có 829 ca mắc mới (BN36606-37434), trong đó có 6 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Thanh Hóa (3 ca), Quảng Nam (2), Hà Nội (1).

823 ca trong nước tại TP Hồ Chí Minh (592), Bình Dương (73), Đồng Tháp (42), Đồng Nai (38), Đà Nẵng (15), Sóc Trăng (12), Bình Thuận (9), Kiên Giang (9), Cần Thơ (8 ), Phú Yên (6), Hà Nội (4), Quảng Ngãi (4), Nghệ An (3), Trà Vinh (2), Hà Tĩnh (1), Cà Mau (1), Bắc Giang (1), Bắc Ninh (1), Lạng Sơn (1), Bình Phước (1); trong đó 726 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Như vậy trong ngày 14/7, Việt Nam 2.934 ca mắc mới, trong đó có 10 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Bình Định (4), Thanh Hóa (3), Quảng Nam (2), Hà Nội (1).

2.924 ca trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (2.229 ca), Đồng Tháp (133), Đồng Nai (118), Tiền Giang (115), Bình Dương (73), Bến Tre (46), Khánh Hòa (44), Phú Yên (32), Bà Rịa - Vũng Tàu (19), Vĩnh Long (17), Đà Nẵng (15), Sóc Trăng (13), Kiên Giang (11), Bình Thuận (9), Cần Thơ (8 ), Hà Nội (5), Ninh Thuận (4), Tây Ninh (4), Nghệ An (4), Quảng Ngãi (4), Huế (3), Bắc Ninh (3), Bắc Giang (3), An Giang (2), Trà Vinh (2), Bình Định (1), Vĩnh Phúc (1), Lào Cai (1), Lâm Đồng (1), Hà Tĩnh (1), Cà Mau (1), Lạng Sơn (1), Bình Phước (1); trong đó 2.509 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Tính đến 12h30 ngày 14/7, Việt Nam có tổng cộng 35.479 ca trong nước và 1.955 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 33.909 ca, trong đó có 6.850 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Thông tin chi tiết các ca mắc mới trong nước:

4 ca (BN36606-BN33608, BN36622) tại TP. Hà Nội: là các trường hợp trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa. Kết quả xét nghiệm ngày 13/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

3 ca (BN36609-BN36611) tại tỉnh Nghệ An: đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 14/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

8 ca (BN36612-BN36618, BN36692) tại TP. Cần Thơ: 2 ca là các trường hợp F1 trong khu cách ly và khu phong tỏa; 5 ca liên quan đến chợ Tân An; 1 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 12-13/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

4 ca (BN36619-BN36620, BN36725-BN36726) tại tỉnh Quảng Ngãi: là các trường hợp trong khu cách ly và khu phong tỏa. Kết quả xét nghiệm ngày 13-14/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

9 ca (BN36623-BN36631) tại tỉnh Bình Thuận: 1 ca có tiền sử đi về từ tỉnh Đồng Nai; 2 ca là các trường hợp F1; 6 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 13/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

42 ca (BN36632-BN36673) tại tỉnh Đồng Tháp: là các trường hợp trong khu cách ly và khu phong tỏa. Kết quả xét nghiệm ngày 14/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

15 ca (BN36674-BN36688) tại TP. Đà Nẵng: 12 là các trường hợp trong khu cách ly và khu phong tỏa; 3 ca đang điều tra dịch tễ.

1 ca (BN33693) tại tỉnh Hà Tĩnh: nam, 19 tuổi, địa chỉ tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh; có tiền sử đi về từ TP. Hồ Chí Minh, đã chủ động khai báo y tế và được cách ly từ trước.

1 ca (BN33694) tại tỉnh Bắc Giang: nam, 33 tuổi, địa chỉ tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang; là F1 của BN29201, đã được cách ly từ trước.

1 ca (BN36695) tại tỉnh Lạng Sơn: nam, 23 tuổi, địa chỉ tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn; là công nhân Khu công nghiệp Quang Châu, Bắc Giang, đã được cách ly từ trước.

6 ca (BN36698-BN36699, BN36710-BN36713) tại tỉnh Phú Yên: 2 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly từ trước; 1 ca liên quan đến chợ Phước Khánh; 3 ca đang điều tra dịch tễ.

1 ca (BB36700) tại tỉnh Bình Phước: nữ, 51 tuổi, địa chỉ tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước; liên quan đến chợ đầu mối Thủ Đức. Kết quả xét nghiệm ngày 14/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

12 ca (BN36701-BN36707, BN36727-BN36731) tại tỉnh Sóc Trăng: 6 ca có tiền sử đi về từ TP. Hồ Chí Minh; 6 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly.

1 ca (BN36708) tại tỉnh Bắc Ninh: nam, 40 tuổi, địa chỉ tại phường Tiền An, TP. Bắc Ninh; là F1 của BN19954, đã được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 13/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

1 ca (BN36709) tại tỉnh Cà Mau: nữ, 23 tuổi, địa chỉ tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau; có tiền sử đi về từ TP. Hồ Chí Minh; đã chủ động khai báo y tế và được cách ly từ trước.

2 ca (BN36714-BN36715) tại tỉnh Trà Vinh: 1 ca là F1 của BN31611, đã được cách ly từ trước; 1 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 13/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

9 ca (BN36716-BN36724) tại tỉnh Kiên Giang: đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 12-13/7/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

38 ca (BN36732-BN36769) tại tỉnh Đồng Nai: 26 ca là các trường hợp F1 trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 8 ca có tiền sử đi về từ TP. Hồ Chí Minh; 4 ca đang điều tra dịch tễ.

73 ca (BN36770-BN36842) tại tỉnh Bình Dương: 50 ca là các trường hợp F1 trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 23 ca đang điều tra dịch tễ.

592 ca (BN36843-BN37434) tại TP. Hồ Chí Minh: 545 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 47 ca đang điều tra dịch tễ.

20 triệu liều vaccine Pfizer dành cho trẻ 12 - 18 tuổi

Ngày 14/7/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có cuộc làm việc trực tuyến với ông John Paul Pullicino- Tổng giám đốc Công ty TNHH Pfizer Việt Nam.

Bộ Y tế đã thoả thuận, đàm phán ban đầu với Pfizer về việc cung ứng, bổ sung cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine COVID-19 để tiêm chủng cho trẻ em từ 12 -18 tuổi. Việt Nam hiện có khoảng 9 triệu trẻ em trong độ tuổi này.

Pfizer cũng sẽ cung ứng cho Việt Nam khoảng 1 triệu liều vaccine COVID-19 trong tháng 7; 3,4 triệu liều trong 2 tháng 8 và 9. Tiếp đó, khoảng 27 triệu liều vaccine còn lại sẽ được cung ứng trong quý IV/2021.

Như vậy, cùng với 20 triệu liều vaccine COVID-19 bổ sung để tiêm cho trẻ em, tổng cộng trong quý IV/2021, Pfizer sẽ cung ứng khoảng 47 triệu liều vaccine COVID-19 cho Việt Nam.

Với lượng vaccine COVID-19 cung ứng nhiều trong quý IV rất lớn, Bộ Y tế đề nghị Pfizer sớm cung ứng đủ 31 triệu liều vaccine trong hợp đồng đã ký kết ngay trong quý III/2021 để đáp ứng nhu cầu hiện nay, đồng thời giảm tải cho công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 trong quý IV/2021.

Đại diện Pfizer cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực để sớm có vaccine COVID-19 ưu tiên cung ứng cho Việt Nam trong bối cảnh khan hiếm vaccine trên toàn cầu theo đúng tiến độ trong thoả thuận đã ký kết; tiếp tục nghiên cứu về sử dụng vaccine COVID-19 cho trẻ ở lứa tuổi nhỏ hơn và phụ nữ có thai. Hai bên cũng phối hợp chặt chẽ trong việc đảm bảo vaccine COVID-19 được sử dụng hiệu quả nhất tại Việt Nam.

Pfizer sẽ tiếp tục thảo luận về đề xuất của Bộ Y tế trong chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 hoặc đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam và phản hồi thông tin trong thời gian sớm nhất.

img

Bộ Y tế đã thoả thuận, đàm phán ban đầu với Pfizer về việc cung ứng, bổ sung cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine COVID-19 để tiêm chủng cho trẻ em từ 12 -18 tuổi.

Sau 6 giờ, thêm 1.196 ca mắc, cả nước có 36.605 ca bệnh

Bộ Y tế thông tin, tính từ 6h đến 12h30 ngày 14/7 có 1.196 ca mắc mới (BN35410-36605) trong nước; nhiều nhất là tại TP. Hồ Chí Minh với 971 ca, Tiền Giang (115), Đồng Tháp (91), Phú Yên (8 ), Bến Tre (3), Bắc Giang (2), Huế (1), Vĩnh Phúc (1), Lào Cai (1), Lâm Đồng (1), Nghệ An (1), Hà Nội (1); trong đó 1.095 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Tính đến 12h30 ngày 14/7, Việt Nam có tổng cộng 34.656 ca ghi nhận trong nước và 1.949 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 33.086 ca, trong đó có 6.779 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Hiện có 11 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hoà Bình. Và 7 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Bắc Kạn, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Đắk Nông, Quảng Nam, Nam Định, Lào Cai.

img

Từ ngày 5/7 đến nay, Hà Nội ghi nhận 79 trường hợp dương tính SARS-CoV-2.

Trưa 14/7, Hà Nội thêm 5 ca mắc COVID-19

Sở Y tế Hà Nội trưa 14/7 thông báo ghi nhận thêm 5 ca mắc COVID-19, đều là F1 đã được cách ly tập trung.

Cụ thể, trường hợp 1 là V.X.Đ, sinh năm 1990, địa chỉ tại Mai Châu, Đại Mạch, Đông Anh, là F1 của bệnh nhân 28478. Bệnh nhân làm việc tại phòng RGO, công ty SEI trong KCN Bắc Thăng Long, được cách ly từ ngày 5/7, xét nghiệm 2 lần âm tính (6/7 và 11/7). Bệnh nhân không có triệu chứng, xét nghiệm lần 3 dương tính SARS-CoV-2 do CDC Hà Nội thực hiện.

Trường hợp 2 là N.T.L, nữ, sinh năm 2007, địa chỉ tại thôn Kênh Đào, xã An Mỹ, Mỹ Đức, là F1 (con) của bệnh nhân 22064. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm lần 1 ngày 6/7 và chuyển cách ly tập trung tại khu Pháp Vân - Tứ Hiệp, kết quả âm tính. Ngày 13/7, mẫu xét nghiệm lần 2 dương tính SARS-CoV-2 do CDC Hà Nội thực hiện.

Trường hợp 3 là B.D.T.N, nam, sinh năm 1996, địa chỉ tại tổ 13, Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, đi trên chuyến bay VN242 TP HCM - Nội Bài ngày 6/7. Chuyến bay đã ghi nhận 5 bệnh nhân tại Vĩnh Phúc. Lấy mẫu xét nghiệm lần 1 ngày 7/7 và chuyển cách ly tại khu Pháp Vân - Tứ Hiệp, kết quả âm tính. Ngày 13/7, xét nghiệm lần 2 dương tính do CDC Hà Nội thực hiện.

Trường hợp 4 là N.T.D, nữ, sinh năm 2010, địa chỉ tại Hoa Vôi, thị trấn Quốc Oai, Quốc Oai, Hà Nội, là F1 của bệnh nhân 30495 và bệnh nhân 30496, được lấy mẫu xét nghiệm lần 1 và chuyển cách ly tập trung tại khu Pháp Vân - Tứ Hiệp, kết quả âm tính. Ngày 13/7, bệnh nhân xét nghiệm lần 2 dương tính SARS-CoV-2, do CDC Hà Nội thực hiện.

Trường hợp 5 là N.T.T, sinh năm 2011, địa chỉ Hoa Vôi, thị trấn Quốc Oai, Quốc Oai, Hà Nội, là F1 của bệnh nhân 30495 và bệnh nhân 30496, được lấy mẫu xét nghiệm lần 1 ngày 11/7 và chuyển cách ly tại khu Pháp Vân - Tứ Hiệp, kết quả âm tính. Ngày 13/7, bệnh nhân xuất hiện sốt, mẫu xét nghiệm lần 2 dương tính SARS-CoV-2, do CDC Hà Nội thực hiện.

Như vậy, từ ngày 5/7 đến nay, Hà Nội ghi nhận 79 trường hợp dương tính SARS-CoV-2.

img

Lực lượng chức năng phun khử khuẩn khu vực bị phong tỏa ở Hà Nội

Thêm 909 ca mắc, TP.HCM vẫn là điểm nóng

Trong bản tin 6h ngày 14/7, Bộ Y tế công bố 909 bệnh nhân Covid-19 tại 15 tỉnh, thành. TP.HCM vẫn là địa phương có số ca mắc cao nhất cả nước.

Ngoài 4 ca bệnh cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Bình Định, 905 ca mắc mới được ghi nhận tại các địa phương gồm: TP.HCM (666), Đồng Nai (80), Khánh Hoà (44), Bến Tre (43), Bà Rịa - Vũng Tàu (19), Phú Yên (18), Vĩnh Long (17), Ninh Thuận (4), Tây Ninh (4), Kiên Giang (2), Huế (2), An Giang (2), Bắc Ninh (2), Sóc Trăng (1), Bình Định (1) và 04 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Bình Định.

Trong đó, 688 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc vùng phong toả.

Tính đến 6h ngày 14/7, Việt Nam có tổng cộng 33.460 ca ghi nhận trong nước và 1.949 bệnh nhân nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 31.890, trong đó, 6.779 bệnh nhân đã được công bố khỏi Covid-19.

11 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới. 7 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Bắc Kạn, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Đắk Nông, Quảng Nam, Nam Định, Lào Cai.

img

Căn cứ diễn biến của nồng độ virus và diễn biến lâm sàng của các ca bệnh, Bộ Y tế đã quyết định giảm thời gian điều trị và cách ly với bệnh nhân COVID-19.

Giảm thời gian nằm viện với bệnh nhân không triệu chứng

Bộ Y tế quyết định giảm thời gian điều trị và cách ly với bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng. Các chuyên gia đánh giá, kết quả nghiên cứu của khoảng 20.000 bệnh nhân vừa qua cho thấy, có gần 70% bệnh nhân COVID-19 không ghi nhận triệu chứng. Các trường hợp bệnh nhân có diễn biến nặng xảy ra sau 7- 10 ngày từ khi phát hiện dương tính.

Biến thể Delta hiện nay có khả năng lây lan nhanh và nhiều trong những ngày đầu do việc đào thải mầm bệnh ở nồng độ rất cao. Vì vậy, việc áp dụng các test nhanh để sàng lọc, phát hiện sớm các trường hợp bệnh (F0) là cần thiết và phù hợp với tình hình dịch hiện nay. Thực tế điều này đã được đánh giá, chứng minh qua đợt dịch tại Bắc Giang, Bắc Ninh và hiện tại với TP Hồ Chí Minh.

Căn cứ diễn biến của nồng độ virus và diễn biến lâm sàng của các ca bệnh, Bộ Y tế đã quyết định giảm thời gian điều trị và cách ly với bệnh nhân COVID-19.

Cụ thể, với các trường hợp mắc COVID-19 không có triệu chứng đang được chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế, sẽ xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 9 và ngày thứ 10. Nếu 2 lần xét nghiệm có kết quả âm tính hoặc 2 lần xét nghiệm dương tính nhưng chỉ số nồng độ virus thấp (giá trị CT = 30), thì được xuất viện và không phải thực hiện cách ly vì khả năng lây ra cộng đồng hầu như không có. Tuy nhiên, các trường hợp này vẫn phải theo dõi, giám sát y tế tại nơi lưu trú trong 14 ngày.

Với các trường hợp dương tính SARS-CoV-2 phát hiện tại cộng đồng, nếu nồng độ virus thấp (giá trị CT = 30) thì chuyển đến cơ sở y tế và lấy mẫu xét nghiệm lần 2 sau 24 giờ. Nếu kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính hoặc dương tính nhưng giá trị CT = 30 thì bệnh nhân được xuất viện và thực hiện theo dõi, giám sát y tế tại nơi lưu trú.

img

Êkip các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân nặng.

Một người mắc COVID-19 tử vong tại nhà ở Phú Yên

Ngày 14/7, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Phú Yên cho biết: BN 33716 (68 tuổi, ở đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 7, TP. Tuy Hòa, là F1 của BN 27448) đã được phát hiện tử vong tại nhà vào sáng cùng ngày.

BN 33716 có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, hai chân yếu đi lại khó khăn, được BN27448 chăm sóc hàng ngày. Sáng 11/7, BN27448 có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 nên được đưa vào bệnh viện dã chiến điều trị. Vì BN33716 mắc bệnh mạn tính, đi lại khó khăn, cần có người chăm sóc đặc biệt nên không thể vào khu cách ly tập trung mà được cách ly tại nhà, được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.

Hàng ngày có người thân (ông T.) mang cơm sang phục vụ. Sáng 13/7, ông T. mang cơm qua trước nhà thì thấy BN33716 đã tử vong nên liên hệ cho Trạm y tế phường 7 báo cáo tình hình. Lúc này, BN33716 cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với SAR-CoV-2. Chính quyền địa phương đã tổ chức mai táng theo qui định.

Trong ngày 13/7, tỉnh Phú Yên phát hiện thêm 12 ca mắc COVID - 19 tại TP Tuy Hòa (5 ca), huyện Phú Hoà (3 ca) và huyện Tuy An (4 ca), nâng tổng số toàn tỉnh có 615 ca mắc COVID - 19 và có 5 ca đã tử vong.

img

Điều trị bệnh nhân Covid-19 ở BV Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Phát hiện 70 ổ dịch ở TP.HCM

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, đến thời điểm này, thành phố ghi nhận có 70 ổ dịch COVID-19, trong đó có 26 ổ dịch đang diễn tiến (6 ổ dịch liên quan đến các chợ, 12 ổ dịch trong khu dân cư, 8 ổ dịch tại một số công ty trong các khu công nghiệp).

Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM Nguyễn Hồng Tâm cho biết trong ngày 13/7, số trường hợp dương tính tại TP.HCM được Bộ Y tế đã công bố là 1.797 ca. Như vậy, tổng số trường hợp dương tính được Bộ Y tế công bố từ đầu mùa dịch đến thời điểm báo cáo tại TPHCM là 16.346 trường hợp. Trong các ca bệnh, 98% là lây nhiễm trong cộng đồng (16.095 trường hợp, chiếm tỷ lệ 98,46%).

Lãnh đạo HCDC cho biết đến thời điểm này, thành phố đã ghi nhận 70 ổ dịch, trong đó có 26 ổ dịch đang diễn tiến phức tạp, gồm: 6 ổ dịch liên quan đến các chợ, 12 ổ dịch trong các khu dân cư, 8 ổ dịch liên quan đến các công ty đang, khu công nghiệp. 44 ổ dịch hiện nay đã ổn định…

Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Hữu Hưng cho biết, trong đợt dịch thứ 4, do hầu hết ca bệnh nhiễm biến chủng Delta nên số bệnh nhân tăng nhanh. Có thời điểm mở rộng bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, việc chuẩn bị có lúc chậm, làm cho việc chuyển bệnh nhân đến nơi điều trị có nơi, có lúc chậm hơn so với yêu cầu nhưng không nhiều.

Lãnh đạo Sở Y tế cho biết TP.HCM hiện có 19 bệnh viện dã chiến đang hoạt động, điều trị cho 16.757 bệnh nhân. TPHCM đang lập thêm 5 bệnh viện dã chiến khác. Tổng công suất của 24 bệnh viện là 44.890 giường.

img

Việt Nam liên tiếp ghi nhận "kỷ lục'"buồn về số ca mắc mới tăng cao trong những ngày gần đây.

Tối 13/7, thêm 852 ca mắc mới Covid-19, TP.HCM 546 ca

Bộ Y tế thông tin tính từ 13h đến 18h ngày 13/7 có 852 ca mắc mới (BN33649-34500), gồm: 3 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh. Và 849 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (546), Bình Dương (186), Long An (49), Đồng Tháp (19), Phú Yên (15), Hưng Yên (8 ), Hà Nội (6), Cần Thơ (5), An Giang (4), Đà Nẵng (4), Trà Vinh (3), Kiên Giang (3), Bắc Giang (1); trong đó 759 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Trong ngày 13/7, Việt Nam ghi nhận 2.301 ca mắc mới, TP. Hồ Chí Minh (1.797 ca), Bình Dương (186), Long An (130), Đồng Tháp (31), Bà Rịa - Vũng Tàu (27), Phú Yên (26), Vĩnh Long (23), Đồng Nai (12), Bến Tre (11), Hà Nội (8 ), Hưng Yên (8 ), Tây Ninh (5), Cần Thơ (5), An Giang (4), Đà Nẵng (4), Trà Vinh (3), Kiên Giang (3), Quảng Ngãi (2), Bình Thuận (2), Bắc Ninh (2), Bắc Giang (2), Nam Định (1), Nghệ An (1), Lào Cai 1), Bình Phước (1), Thanh Hóa (1)…; trong đó 2.095 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

img

Lô vắc xin Moderna đã về đến sân bay Nội Bài qua cơ chế COVAX. Ảnh: UNICEF.

Việt Nam đã đảm bảo được 105 triệu liều vắc xin

Trong thông cáo vừa phát đi tối 13/7, Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu 150 triệu liều vắc xin để tiêm phòng cho 70% dân số. Đến nay, nước ta đã có cam kết và ký hợp đồng khoảng 105 triệu liều.

Trong số đó có 38,9 triệu liều do COVAX tài trợ, 30 triệu liều AstraZeneca ký hợp đồng với Công ty cổ phần vắc xin Việt Nam VNVC, 31 triệu liều Pfizer ký với Chính phủ, 5 triệu liều Moderna ủy quyền cho công ty Zuellig Pharma Việt Nam, và đang đàm phán mua 55 triệu liều (40 triệu liều Sputnik-V do Tập đoàn T&T đàm phán với Quỹ đầu tư trực tiếp Nga và 15 triệu liều Covaxin do Bộ Y tế đang đàm phán với Ấn Độ).

Tính đến ngày 12/7, Việt Nam đã nhận được khoảng 8 triệu liều vắc xin; sắp tới sẽ tiếp tục nhận thêm từ các nguồn đã đàm phán mà các nước và hãng sản xuất đồng ý chuyển giao sớm cho ta cũng như từ các nguồn hỗ trợ của các đối tác song phương và các tổ chức quốc tế.

Chương trình COVAX chính thức phân bổ tiếp cho Việt Nam hơn 1 triệu liều Pfizer-BioNTech trong khoảng từ tháng 7 và tháng 9, sau khi đã chuyển cho ta khoảng 4,5 triệu liều đến nay; đồng thời cam kết dành ưu tiên hơn cho Việt Nam trong các đợt phân bổ tiếp theo.

Mỹ quyết định hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu liều vắc xin Moderna trong tổng số 80 triệu liều Hoa Kỳ cam kết chia sẻ với các nước thông qua cơ chế COVAX; đưa Việt Nam vào danh sách ưu tiên nhận viện trợ vắc xin.

img

Hãng Pfizer chuyển sớm 97 nghìn liều vào ngày 7/7 mặc dù theo thỏa thuận Pfizer sẽ chuyển lô vắc xin đầu tiên trong tháng 9. Các doanh nghiệp Mỹ cũng ký các hợp đồng chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp của Việt Nam.

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam 2 triệu liều vắc xin Astra Zeneca, viện trợ thêm 1 triệu liều trong thời gian tới (dự kiến chuyển vào ngày 16/7), sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam về thử nghiệm lâm sàng, chuyển giao và bán công nghệ sản xuất vắc xin.

Trung Quốc viện trợ 500.000 liều Vero Cell của Sinopharm.

Anh cam kết đưa Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên khi xem xét phân bổ 100 triệu liều vắc xin mà nước này hỗ trợ các nước thông qua COVAX và song phương; sẵn sàng trao đổi với AstraZeneca về chuyển giao công nghệ, hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực tự sản xuất vắc xin.

Úc cam kết viện trợ Việt Nam 13,5 triệu AUD để mua vắc xin thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và tặng thêm 1,5 triệu liều AstraZeneca từ nay đến cuối năm 2021.

Nga tặng Việt Nam 1.000 liều vắc xin Sputnik-V (16/3).

UNICEF viện trợ Dự án “Hỗ trợ triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại Việt Nam năm 2021-2023”, trong đó viện trợ 1.910 tủ lạnh bảo quản vắc xin công suất lớn; huy động 10 triệu USD để thực hiện dự án.

Hàn Quốc hỗ trợ 30 triệu xi lanh tiêm tương đương khoảng 2,5 triệu USD.

Chính quyền và nhân dân một số bang của Đức gửi tặng 1 triệu bộ kít xét nghiệm nhanh Covid-19…

Clip: Hai thanh niên đi xe máy kéo theo rơ-moóc tự chế chở hàng hoá xô xát khi bị tổ công tác phường Tân Tạo xử lý

Thế giới vượt 188 triệu ca mắc COVID-19; kỷ lục buồn ở nhiều nước Đông Nam Á

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến sáng 14/7 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 188.259.124 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.058.480 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 172.124.845 người.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 623.038 ca tử vong trong tổng số 34.766.744 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 409.338 ca tử vong trong số 30.913.995 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 534.311 ca tử vong trong số 19.106.971 bệnh nhân.

Tính theo tỷ lệ dân số, Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 590 người tử vong. Tiếp đến là Hungary với 311 người và Bosnia-Herzegovina với 295 người/100.000 dân.

Xét theo khu vực, Mỹ Latinh và Caribe hiện có trên 1,3 triệu ca tử vong trong trên 38,8 triệu ca nhiễm. Tiếp đến là châu Âu, có trên 55,6 triệu người mắc COVID-19, trong đó có trên 1,1 triệu ca tử vong. Bắc Mỹ có trên 633.800 ca tử vong trong trên 35,3 triệu ca nhiễm. Châu Á ghi nhận trên 608.500 ca tử vong trong trên 41,6 triệu ca nhiễm. Trung Đông có trên 153.600 ca tử vong, châu Phi ghi nhận trên 152.400 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại Dương là trên 1.100 người.

Indonesia đã ghi nhận 47.899 ca mắc mới COVID-19, vượt xa mức cao chưa từng có 38.124 ca được thiết lập chỉ một ngày trước đó. Trong khi đó, số ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua là 869 ca - mức cao thứ 3 kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu tháng 3/2020. Tính đến nay, Indonesia ghi nhận tổng cộng 2.615.529 ca mắc, trong đó có 68.219 ca không qua khỏi. Làn sóng lây nhiễm thứ 2 tại nước này đã khiến hàng loạt bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải.

img

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 từ xe cứu thương vào một bệnh viện ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN.

Cùng ngày, Malaysia ghi nhận 11.079 ca mắc COVID-19 - mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này và là lần đầu tiên con số này vượt ngưỡng 10.000 ca/ngày. Bộ Y tế Malaysia cho biết đến nay nước này có tổng cộng 855.949 ca mắc COVID-19.

Trong 24 giờ qua, Lào đã có thêm 76 ca mắc mới, trong đó có 2 ca lây nhiễm trong cộng đồng (tại tỉnh Luang Namtha). Theo Bộ Y tế Lào, mặc dù tình hình dịch bệnh trong cộng đồng đã giảm nhẹ nhưng nguy cơ bùng phát dịch tại Lào vẫn còn, do số lượng lao động trở về từ vùng dịch ở các nước láng giềng ngày càng tăng cao, đặc biệt là từ Thái Lan.

Thái Lan cũng ghi nhận thêm 8.685 ca nhiễm mới COVID-19, cùng 56 ca tử vong, nâng tổng số bệnh nhân ở nước này từ đầu mùa dịch lên 353.712 người, trong đó có 2.847 người không qua khỏi. Bộ Y tế nước này thông báo phát hiện các trường hợp nghi nhiễm đồng thời hai biến thể Alpha và Delta của virus SARS-CoV-2 tại một công trường xây dựng lớn ở thủ đô Bangkok.

Tình hình dịch bệnh ở Campuchia tiếp tục diễn biến xấu khi số ca nhập cảnh vẫn ở mức cao (217 ca trong 24 giờ qua). Tính đến ngày 13/7, nước này ghi nhận tổng cộng 62.700 ca mắc COVID-19, vượt xa mức 500 ca trước “Sự cố cộng đồng ngày 20/2”. Bộ trên cũng xác nhận có thêm 26 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại đây lên 953 người.

Myanmar lần đầu tiên ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 theo ngày vượt ngưỡng 5.000 ca, cụ thể là 5.014 ca. Như vậy, đến nay Myanmar đã ghi nhận tổng cộng 197.227 ca mắc COVID-19, trong đó 3.927 ca tử vong. Bộ Y tế Myanmar đã mở rộng áp dụng quy định người dân ở nhà tại 11 thành phố thuộc các bang Kachin, Kayin, Shan và các vùng Sagaing, Ayeyarwady, Magway do dịch bùng phát mạnh. Theo đó, đến nay Myanmar đã áp dụng lệnh này tại 74 thành phố, thị trấn trên cả nước.

img

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi đó, Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 trên 1.000 ca ngày thứ 7 lên tiếp. Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), nước này có thêm 1.150 ca mắc mới COVID-19, trong đó 1.097 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số lên 170.296 ca bệnh. Đây là lần đầu tiên kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc mới vượt ngưỡng 1.000 ca trong 7 ngày liên tiếp.

Số ca mắc biến thể Delta tại Thổ Nhĩ Kỳ trong 1 tuần qua đã tăng gần gấp 3, từ mức 284 ca lên 750 ca, trong khi số ca mắc mới cũng tăng 20% so với tuần trước đó. Hiện các ca mắc biến thể Delta đã có mặt tại 36 tỉnh, tăng 6 tỉnh so với 1 tuần trước đó và đã có 3 ca nhiễm biến thể Delta Plus. Nước này hiện ghi nhận hơn 5,5 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 50.000 người không qua khỏi.

Nga ngày 13/7 thông báo đã ghi nhận thêm 780 ca tử vong do dịch COVID-19 - mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này, trong khi số ca mắc mới tăng 24.702 trên cả nước. Như vậy, đến nay Nga có hơn 141.000 ca tử vong do COVID-19 trong tổng số 5,74 triệu ca mắc bệnh. Số ca mắc mới COVID-19 tại Nga đang có chiều hướng gia tăng do sự lây lan của biến thể Delta và tiến độ tiêm chủng còn chậm.

Số liệu thống kê của Cơ quan Y tế Công cộng Pháp cho thấy trong tuần qua mỗi ngày nước này có thêm khoảng 4.000 ca mắc COVID-19, tăng 63% so với tuần trước đó. Có đến hơn 40% số ca mắc mới ở Pháp mang biến thể Delta dễ lây lan. Tuy nhiên, cho đến nay mới có gần 60% dân số Pháp đã tiêm chủng ít nhất 1 mũi, trong khi số người đã tiêm đủ hai mũi chỉ đạt trên 40%.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.