Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay
Tính từ 16h ngày 28/2 đến 16h ngày 1/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 98.762 ca nhiễm mới, trong đó 19 ca nhập cảnh và 98.743 ca ghi nhận trong nước (tăng 4.367 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 66.861 ca trong cộng đồng).
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.851 ca ngày 1/3.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (13.323), Quảng Ninh (4.011), Bắc Ninh (3.933), Nghệ An (3.864), Lào Cai (3.398), Hưng Yên (3.393), Sơn La (3.087), Nam Định (3.072), Phú Thọ (2.966), Vĩnh Phúc (2.913), Thái Nguyên (2.788), Hòa Bình (2.574), Lạng Sơn (2.534), Hà Giang (2.444), Hải Dương (2.355), Hải Phòng (2.309), Bắc Giang (2.209), Ninh Bình (2.174), Yên Bái (2.118), Đắk Lắk (2.116), Tuyên Quang (2.063), TP. Hồ Chí Minh (2.022), Thái Bình (1.960), Khánh Hòa (1.880), Cao Bằng (1.718), Quảng Bình (1.659), Gia Lai (1.392), Đà Nẵng (1.387), Cà Mau (1.303), Bình Phước (1.291), Điện Biên (1.228), Hà Nam (1.095), Lâm Đồng (1.092), Lai Châu (1.045), Bình Định (995), Bà Rịa - Vũng Tàu (856), Đắk Nông (855), Bình Dương (846), Hà Tĩnh (786), Phú Yên (675), Quảng Trị (524), Tây Ninh (507), Thanh Hóa (493), Bắc Kạn (474), Quảng Nam (392), Quảng Ngãi (381), Bình Thuận (375), Thừa Thiên Huế (319), Bạc Liêu (218), Trà Vinh (198), Kon Tum (196), Bến Tre (193), Đồng Nai (163), Vĩnh Long (162), Cần Thơ (154), Long An (88), Kiên Giang (47), Đồng Tháp (32), Sóc Trăng (32), Ninh Thuận (32), An Giang (21), Tiền Giang (8 ), Hậu Giang (5).
Ngày 01/3/2022, Sở Y tế Hà Giang đăng ký bổ sung 15.382 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Hà Giang.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Quảng Ninh (-5.094), Lai Châu (-618), Quảng Trị (-454).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (+1.392), Thái Nguyên (+1.296), Sơn La (+984).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 80.898 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 3.557.629 ca nhiễm, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 36.014 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 3.550.249 ca, trong đó có 2.477.066 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (536.115), Bình Dương (298.294), Hà Nội (285.273), Đồng Nai (101.399), Tây Ninh (90.932).
Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 40.932 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.479.883 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.851 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.119 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 348 ca; Thở máy không xâm lấn: 94 ca; Thở máy xâm lấn: 281 ca - ECMO: 9 ca.
Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 28/02 đến 17h30 ngày 01/3 ghi nhận 86 ca tử vong tại: Hà Nội (20), Thái Nguyên (6 ca trong 02 ngày), Đà Nẵng (5), Hải Dương (5), Ninh Bình (5), Bình Định (4), Bình Thuận (3), Hà Nam (3), Hà Tĩnh (3 ca trong 02 ngày), Hòa Bình (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bắc Ninh (2), Cao Bằng (2), Gia Lai (2), Kiên Giang (2), Lâm Đồng (2), Nghệ An (2), Quảng Ninh (2), Thanh Hóa (2), Bạc Liêu (1), Cà Mau (1), Đắk Nông (1), Đồng Nai (1), Hà Giang (1), Lạng Sơn (1), Long An (1), Nam Định (1), Quảng Bình (1), TP. Hồ Chí Minh (1), Trà Vinh (1). - Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 94 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.338 ca, chiếm tỷ lệ 1,1% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.776.222 mẫu tương đương 79.309.194 lượt người, tăng 99.699 mẫu so với ngày trước đó. Trong ngày 28/2 có 1.574.507 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.
Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 194.970.502 liều, trong đó: + Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 178.190.280 liều: Mũi 1 là 70.744.790 liều; Mũi 2 là 67.456.673 liều; Mũi 3 là 1.444.684 liều; Mũi bổ sung là 13.979.774 liều; Mũi nhắc lại là 24.564.359 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.780.222 liều: Mũi 1 là 8.629.081 liều; Mũi 2 là 8.151.141 liều.
Lạng Sơn giải thể 12 chốt liên ngành vào tỉnh từ 1/3
Ngày 28/2, UBND tỉnh Lạng Sơn có văn bản chỉ đạo về việc giải thể các chốt kiểm dịch y tế liên ngành trên địa bàn tỉnh từ 0 giờ ngày 1/3.
Cụ thể, tất cả 12 chốt kiểm dịch y tế liên ngành trên địa bàn tỉnh bao gồm: Hữu Lũng, Chi Lăng, Tràng Định, Đình Lập được thành lập, duy trì từ ngày 16/7/2021 đến nay nhằm kiểm soát người và phương tiện đến tỉnh Lạng Sơn để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã được giải thể.
Tin tức Covid-19 liên tục được cập nhật trên Báo Giao thông ngày 1/3/2022. (Ảnh minh hoạ)
Nguyên nhân giải thể là do hiện nay, tình hình dịch bệnh đã lây lan trong cộng đồng tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước; các ca nhiễm mới được phát hiện tại các chốt kiểm soát có tỷ lệ rất nhỏ so với số ca mắc trong cộng đồng của tỉnh.
Đồng thời, để đáp ứng linh hoạt, an toàn và kiểm soát dịch Covid-19 theo tinh thần Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ trong tình hình mới.
Do vậy, việc duy trì các chốt kiểm dịch y tế liên ngành là không cần thiết, không còn phù hợp với công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay.
UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện tăng cường kiểm soát dịch Covid-19 ngay từ cơ sở; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định phòng, chống dịch đối với các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn; thường xuyên đánh giá cấp độ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế...
Qua đó, bảo đảm linh hoạt, an toàn, thống nhất trong công tác phòng, chống dịch gắn với thực hiện tốt việc khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Được biết, trong những ngày gần đây, Lạng Sơn đều ghi nhận từ 1.000 đến hơn 2.000 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó đa phần là những ca nhiễm ghi nhận trong cộng đồng.
Cả nước có 94.385 ca mới, 108 ca tử vong trong ngày 28/2
Tính từ 16h ngày 27/2 đến 16h ngày 28/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 94.385 ca nhiễm mới, trong đó 9 ca nhập cảnh và 94.376 ca ghi nhận trong nước (tăng 7.410 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 66.227 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (12.850), Quảng Ninh (9.105), Nghệ An (3.958), Bắc Ninh (3.572), Hưng Yên (3.309), Lào Cai (3.233), Nam Định (2.921), Phú Thọ (2.887), Vĩnh Phúc (2.852), Hòa Bình (2.493), Lạng Sơn (2.439), Hải Dương (2.337), Tuyên Quang (2.287), Đắk Lắk (2.276), Hải Phòng (2.216), Ninh Bình (2.196), Sơn La (2.103), Hà Giang (2.080), Yên Bái (1.998), Bắc Giang (1.986), Thái Bình (1.848), TP. Hồ Chí Minh (1.790), Quảng Bình (1.735), Lai Châu (1.663), Thái Nguyên (1.492), Bình Phước (1.232), Cao Bằng (1.201), Đà Nẵng (1.128), Khánh Hòa (1.117), Điện Biên (1.018), Quảng Trị (978), Hà Nam (925), Bình Định (887), Đắk Nông (856), Cà Mau (836), Thanh Hóa (788), Hà Tĩnh (760), Phú Yên (744), Lâm Đồng (708), Bà Rịa - Vũng Tàu (589), Quảng Nam (437), Bình Dương (393), Quảng Ngãi (373), Bến Tre (258), Tây Ninh (250), Thừa Thiên Huế (212), Bình Thuận (199), Kon Tum (196), Bạc Liêu (149), Đồng Nai (106), Trà Vinh (74), Long An (71), Vĩnh Long (65), Sóc Trăng (43), Kiên Giang (42), Cần Thơ (39), Đồng Tháp (27), Ninh Thuận (20), An Giang (13), Tiền Giang (11), Hậu Giang (5).
Ngày 28/2/2022, Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 28.095 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Quảng Ninh.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Lạng Sơn (-2521), Gia Lai (-846), Bình Dương (-406).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Quảng Ninh (+3.108), Lai Châu (+1.663), Hà Nội (+1.333).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 74.773 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 3.443.485 ca nhiễm, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 34.859 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 3.436.124 ca, trong đó có 2.436.134 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (534.093), Bình Dương (297.448), Hà Nội (271.950), Đồng Nai (101.236), Tây Ninh (90.425).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 27.039 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.438.951 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.473 ca; trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 2.765 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 316 ca; Thở máy không xâm lấn: 110 ca; Thở máy xâm lấn: 272 ca; ECMO: 10 ca.
Cả nước có 108 ca tử vong, riêng Hà Nội 21 ca
Từ 17h30 ngày 27/2 đến 17h30 ngày 28/2 ghi nhận 108 ca tử vong tại: Hà Nội (21), Đà Nẵng (10), Quảng Nam (5), Quảng Ngãi (5 ca trong 2 ngày), Thanh Hóa (5 ca trong 2 ngày), Vĩnh Phúc (5), Bắc Giang (4), Hà Nam (4 ca trong 02 ngày), Hòa Bình (4), Kiên Giang (4), Nam Định (4), Nghệ An (4), Quảng Ninh (4), Bình Phước (3), Phú Thọ (3), Đắk Lắk (2), Đồng Nai (2), Hải Phòng (2), Ninh Bình (2), TP. Hồ Chí Minh (2), An Giang (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bạc Liêu (1), Bắc Ninh (1), Bến Tre (1), Cần Thơ (1), Cao Bằng (1), Đồng Tháp (1), Khánh Hòa (1), Phú Yên (1), Tây Ninh (1), Thái Bình (1), Tuyên Quang (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 92 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.252 ca, chiếm tỷ lệ 1,2% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.676.523 mẫu tương đương 79.198.980 lượt người, tăng 89.730 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 27/02 có 203.673 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 193.625.095 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 176.865.478 liều: Mũi 1 là 70.859.922 liều; Mũi 2 là 67.220.140 liều; Mũi 3 là 1.442.223 liều; Mũi bổ sung là 13.714.859 liều; Mũi nhắc lại là 23.628.334 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.759.617 liều: Mũi 1 là 8.622.104 liều; Mũi 2 là 8.137.513 liều.
Các bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng được điều trị tại Hà Nội. Ảnh: Thạch Thảo
Nghiên cứu tiêm mũi 4, tăng cường quản lý F0 tại nhà
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị triển khai thần tốc hơn nữa tiêm chủng vaccine, đảm bảo an toàn, hiệu quả; tập trung nghiên cứu tiêm vaccine mũi 4; không để quá tải hệ thống y tế tăng cường quản lý bệnh nhân Covid-19 tại nhà.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ "nghề y là một nghề đặc biệt". Nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt".
Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành khẩn trương nghiên cứu đề xuất ban hành chính sách đặc thù đối với nhân viên y tế; xử lý các bất cập liên quan đến chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, quản lý giá về khám chữa bệnh, thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế, quản lý, quản trị các cơ sở y tế, tạo môi trường thuận lợi để khám và điều trị cho nhân dân.
Thủ tướng cho biết dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp. Để thực hiện "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19" tạo nền tảng quan trọng phục hồi nhanh, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nhiệm vụ ngành y tế rất nặng nề.
Thủ tướng cho biết Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung cho Chương trình phòng, chống dịch Covid-19, chú trọng bảo vệ những người dễ bị tổn thương, người có nguy cơ cao, người ở tuyến đầu; không để khủng hoảng y tế, quá tải hệ thống y tế; tăng cường quản lý bệnh nhân từ sớm, từ xa, từ cơ sở, nhất là bệnh nhân tại nhà.
Bộ Y tế và các địa phương triển khai thần tốc hơn nữa tiêm chủng vaccine Covid-19, bảo đảm an toàn, khoa học, hợp lý, hiệu quả; tập trung nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4, khẩn trương nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để triển khai tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 tuổi đến 12 tuổi; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số; thúc đẩy nghiên cứu, xây dựng kịch bản ứng phó dịch bệnh, bảo đảm chủ động về thuốc điều trị.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương và kêu gọi nhân dân cả nước tiếp tục tập trung cao độ, hiệu quả, với tinh thần trách nhiệm cao nhất cho Chiến dịch tiêm chủng, trong đó đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin cho trẻ em đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả để bảo vệ sức khỏe các cháu và giúp trẻ trở lại trường học an toàn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận