Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay
Tính từ 16h ngày 13/2 đến 16h ngày 14/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 29.413 ca nhiễm mới, trong đó 10 ca nhập cảnh và 29.403 ca ghi nhận trong nước (tăng 3.031 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 20.924 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (3.507), Hải Dương (1.915), Hải Phòng (1.489), Nghệ An (1.385), Lạng Sơn (1.379), Nam Định (1.362), Thái Nguyên (1.275), Phú Thọ (1.053), Vĩnh Phúc (982), Ninh Bình (970), Bắc Ninh (922), Hòa Bình (897), Quảng Ninh (892), Đà Nẵng (787), Thanh Hóa (776), Bắc Giang (664), Quảng Nam (587), Gia Lai (579), Thái Bình (540), Hưng Yên (539), Bình Phước (469), Bình Định (437), Lào Cai (429), Sơn La (428), Quảng Bình (406), Yên Bái (347), Đắk Nông (309), Lâm Đồng (307), Quảng Trị (302), Phú Yên (288), TP. Hồ Chí Minh (285), Bà Rịa - Vũng Tàu (282), Đắk Lắk (235), Khánh Hòa (209), Hà Nam (201), Thừa Thiên Huế (200), Quảng Ngãi (165), Hà Tĩnh (159), Kon Tum (155), Cao Bằng (153), Cà Mau (145), Tuyên Quang (136), Lai Châu (118), Điện Biên (117), Hà Giang (100), Bắc Kạn (81), Bình Thuận (76), Bình Dương (63), Kiên Giang (50), Vĩnh Long (35), Đồng Nai (31), Bến Tre (29), Bạc Liêu (24), Trà Vinh (23), Tây Ninh (21), Đồng Tháp (18), Cần Thơ (14), Sóc Trăng (12), Ninh Thuận (12), Long An (10), Hậu Giang (9), Tiền Giang (7), An Giang (6).
Hôm nay cả nước thêm 29.413 F0, Hà Nội có hơn 3.500 ca
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Nam Định (-532), Đắk Lắk (-300), Quảng Trị (-168).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Lạng Sơn (+1.198), Gia Lai (+579), Hà Nội (+567).
Trung bình mỗi ngày thêm gần 26.000 ca nhiễm mới trong 7 ngày qua
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 25.918 ca/ngày.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 198 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.540.273 ca nhiễm, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 25.723 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.533.101 ca, trong đó có 2.230.130 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (516.136), Bình Dương (293.363), Hà Nội (172.021), Đồng Nai (100.094), Tây Ninh (88.770).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 6.193 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.232.947 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.640 ca; trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 1.990 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 281 ca; thở máy không xâm lấn: 75 ca; thở máy xâm lấn: 279 ca; ECMO: 15 ca.
Cả nước có 91 ca tử vong, Hà Nội nhiều nhất 19 ca
Từ 17h30 ngày 13/02 đến 17h30 ngày 14/02 ghi nhận 91 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (1) ca. Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (19), Đà Nẵng (11 ca trong 02 ngày), Kiên Giang (8 ca trong 02 ngày), Đồng Nai (7 ca trong 02 ngày), Nam Định (7 ca trong 02 ngày), Hải Dương (5 ca trong 02 ngày), Vĩnh Long (5), Trà Vinh (3), An Giang (2), Đồng Tháp (2), Hòa Bình (2 ca trong 02 ngày), Sóc Trăng (2), Thanh Hóa (2 ca trong 02 ngày), Bắc Giang (1), Bắc Ninh (1), Bình Định (1), Bình Dương (1), Bình Phước (1), Bình Thuận (1), Đắk Nông (1), Hà Giang (1), Khánh Hòa (1), Nghệ An (1), Ninh Bình (1), Quảng Bình (1), Quảng Nam (1), Tây Ninh (1), Thái Nguyên (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 88 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.037 ca, chiếm tỷ lệ 1,6% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.765.228 mẫu tương đương 77.827.425 lượt người, tăng 51.533 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 13/2 có 247.072 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 186.001.127 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.216.176 liều, tiêm mũi 2 là 74.742.958 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 32.041.993 liều.
Thận trọng từng bước khi tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi
Bộ Y tế đang chuẩn bị tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi theo các khuyến cáo về mặt khoa học nhằm bảo đảm an toàn, hiệu quả, thận trọng từng bước.
Việc tiêm vaccine không chỉ bảo vệ trẻ mà còn giúp giảm sự lây nhiễm trong cộng đồng do các em có thể diễn tiến nặng khi mắc Covid-19 và có các di chứng sau khi khỏi bệnh.
Vaccine phòng Covid-19 của Pfizer đã được WHO chính thức cấp phép tiêm cho trẻ 5-11 tuổi.
Đặt an toàn lên hàng đầu
Mới đây, Chính phủ đã có nghị quyết mua 21,9 triệu liều vaccine phòng Covid-19 tiêm cho khoảng 10 triệu trẻ 5-11 tuổi. Bộ Y tế cho biết đang hoàn thiện các thủ tục mua sắm, ký hợp đồng với Pfizer.
Theo Bộ Y tế, để triển khai tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi, bộ đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế đã trao đổi chặt chẽ, thường xuyên tham khảo ý kiến của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các nhà khoa học; học hỏi kinh nghiệm triển khai của các nước về việc tiêm chủng cho nhóm đối tượng này.
"Khi có vaccine, chúng ta sẽ triển khai tiêm từng bước thận trọng, chắc chắn, bảo đảm vấn đề an toàn tiêm chủng được đặt lên hàng đầu" - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định.
Vaccine phòng Covid-19 của Pfizer đã được WHO chính thức cấp phép tiêm cho trẻ 5-11 tuổi. Vaccine của Pfizer cũng được Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) và Cơ quan Quản lý dược châu Âu (EMA) phê duyệt sử dụng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, tại Việt Nam, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn thực hiện như các vaccine trước đây. Nghĩa là triển khai theo hình thức tự nguyện, vaccine được cung cấp miễn phí và không bắt buộc nhưng ngành y tế khuyến khích người dân tiêm chủng đầy đủ.
PGS-TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương, Phó trưởng Ban Điều hành Chương trình Tiêm chủng mở rộng - cho biết trước khi triển khai, cán bộ y tế tham gia công tác tiêm chủng một lần nữa được tập huấn về sử dụng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi, thực hành tiêm chủng cũng như hướng dẫn xử trí các phản ứng bất thường có thể xảy ra sau tiêm.
Bên cạnh đó, cán bộ y tế sẽ được tập huấn những nội dung tư vấn hướng dẫn cho phụ huynh, giáo viên, học sinh… về việc theo dõi sức khỏe đúng cách sau tiêm để họ cùng tham gia bảo đảm an toàn tiêm chủng; phát hiện sớm nhất biểu hiện bất thường sau tiêm.
Theo bà Hồng, việc tổ chức tiêm chủng được thực hiện tại trường học cho nhóm trẻ tới trường. Trẻ không đi học sẽ tiêm tại các trạm y tế xã, phường. Nhóm trẻ có bệnh lý mạn tính, bệnh nền, thể trạng béo phì… thì tiêm chủng tại các bệnh viện để bảo đảm an toàn.
Đồng Nai: Test nhanh phát hiện 1.300 học sinh dương tính
Ngày 14/2, trên 650.000 trẻ em, học sinh các cấp học của trên 900 trường học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trở lại học trực tiếp tại trường sau thời gian dài học trực tuyến vì dịch bệnh COVID-19.
Để chuẩn bị cho học sinh trở lại trường, trước đó các trường mầm non, tiểu học và nhiều trường THCS trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt tiến hành xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 cho trẻ em, học sinh chưa đến tuổi tiêm vắc xin phòng COVID-19 và giáo viên nhằm phát hiện những trường hợp bị nhiễm COVID-19, giảm tối đa nguy cơ lây lan COVID-19 trong lớp học.
Các địa phương đã lấy khoảng 327.000 mẫu test nhanh cho cán bộ, giáo viên, học sinh và ghi nhận khoảng 1.300 trường hợp test nhanh dương tính.
Giám đốc Sở GD-ĐT Trương Thị Kim Huệ cho biết, công tác chuẩn bị đón trẻ em, học sinh trở lại trường trong toàn tỉnh đã được chuẩn bị chu đáo. Sở đã phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, các địa phương để triển khai kế hoạch test nhanh cho học sinh theo đối tượng đã quy định. Những trường hợp qua test nhanh dương tính với COVID- 19 sẽ được điều trị theo hướng dẫn của cơ sở y tế phường xã, trong thời gian điều trị các em sẽ không phải đến trường học trực tiếp mà sẽ học trực tuyến cho đến khi khỏi bệnh.
Trước khi học sinh chính thức đồng loạt trở lại trường học trực tiếp, toàn tỉnh đã có 350 trường học công lập tổ chức thí điểm cho học sinh trở lại trường học trực tiếp. Trên 230.000 học sinh đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho học sinh. Số học sinh đã tiêm 2 mũi là 211,6 ngàn em (tỷ lệ 91,88%). Số giáo viên, cán bộ quản lý đã tiêm 3 mũi là 33.630/46.218 người.
Ít có tác dụng phụ với trẻ
Từ đầu dịch Covid-19 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận gần 2,5 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2 và 1,5% trong số này đã tử vong. So với tỉ lệ tử vong chung của bệnh nhân Covid-19, tỉ lệ trẻ em mắc Covid-19 tử vong hoặc có biến chứng nặng thấp hơn nhiều lần.
Một số bác sĩ cho biết các trường hợp mắc Covid-19 diễn biến nặng chủ yếu là trẻ mắc bệnh lý nền nặng như thận mạn tính, ung thư, béo phì... Tuy nhiên, vẫn có những trẻ có tiền sử bình thường, khỏe mạnh bị suy hô hấp, phải thở ôxy.
Mới đây, trả lời báo chí về sự cần thiết trong việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em, GS-TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, cho biết trẻ 5-11 tuổi mắc Covid-19 ít có triệu chứng và triệu chứng nhẹ hơn so với bệnh nhân là người trưởng thành.
Tuy nhiên, khi mắc Covid-19, bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể gặp các biểu hiện hậu Covid-19. Đây là các di chứng cấp tính sau mắc Covid-19, ở trẻ em có thể là chứng viêm đa hệ (viêm da, viêm khớp), giảm mức độ tập trung... Hơn nữa, người đã mắc Covid-19, dù ở lứa tuổi nào, cũng có các biểu hiện từ không triệu chứng, có triệu chứng đến bệnh nặng phải nhập viện, thậm chí tử vong.
Theo GS Phan Trọng Lân, thế giới đã ghi nhận những trường hợp viêm đa hệ ở trẻ em, viêm các cơ quan khác, là biểu hiện nghiêm trọng của bệnh Covid-19. Ngoài ra, việc tiêm vaccine không chỉ bảo vệ bản thân trẻ mà còn giúp giảm đi sự lây nhiễm. Hiện nay, qua theo dõi biến chủng Omicron, việc lây nhiễm xảy ra nhiều hơn ở trẻ em, đặc biệt là với nhóm chưa tiêm chủng.
"Việc tiêm chủng có ý nghĩa rất lớn, giúp hạn chế lây nhiễm cho trẻ và những người trong gia đình, nhất là người có nguy cơ cao diễn tiến nặng, chống chỉ định tiêm chủng và trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng. Khi được tiêm chủng, trẻ cũng sẽ tự tin hơn khi tham gia các hoạt động" - ông Lân nhấn mạnh.
Đánh giá về tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ, TS-BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng khu vực phía Bắc - Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, cho rằng trẻ ở độ tuổi 5-11 đa số chưa bước vào giai đoạn dậy thì, chưa trải qua quá trình cơ thể thay đổi hormone, do đó ít xảy ra các phản ứng phụ sau tiêm.
Theo TS-BS Phạm Quang Thái, vaccine phòng Covid-19 của Pfizer đóng liều 30 microgram cho người lớn và trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi. Khi tiêm cho trẻ 5-11 tuổi, liều vaccine còn 10 microgram. Với liều tiêm chỉ bằng 1/3 người lớn, trẻ sẽ không có các phản ứng phụ bất lợi nên đây được đánh giá là mũi tiêm an toàn. Tất nhiên, khi tiêm vaccine, dù ở lứa tuổi nào cũng phải theo dõi chặt sau tiêm theo quy định của Bộ Y tế.
Các bác sĩ cho biết phản ứng phổ biến nhất khi tiêm vaccine ở trẻ là sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ, sưng đỏ cánh tay. Những triệu chứng này sẽ biến mất sau vài ngày, không có báo cáo về tác dụng phụ lâu dài.
"Trẻ ở lứa tuổi này khi tiêm vaccine vẫn phải trên tinh thần tự nguyện, nếu gia đình nào còn băn khoăn lo lắng thì có thể theo dõi thêm. Còn với trẻ nguy cơ cao như béo phì, có bệnh lý nền, tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch, có thể cho tiêm sớm để được bảo vệ khỏi Covid-19" - một bác sĩ khuyến cáo.
60,6% phụ huynh đồng ý cho con tiêm chủng
Để triển khai chiến dịch tiêm chủng này, Bộ Y tế đã thực hiện đánh giá, điều tra xã hội học đối với việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em. Theo kết quả khảo sát với hơn 415.000 phụ huynh do Viện Chiến lược và chính sách y tế - Bộ Y tế vừa công bố, 60,6% đồng ý cho con tiêm; 7,6% đồng ý nếu yêu cầu bắt buộc; 29,1% cân nhắc và chỉ 1,9% phụ huynh có con trong độ tuổi 5-11 từ chối cho trẻ tiêm vaccine Covid-19.
Bộ Y tế cho biết số quốc gia/ vùng lãnh thổ đã triển khai hoặc có kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi tăng lên hằng ngày. Theo thống kê gần nhất, 44 quốc gia/vùng lãnh thổ đã tiêm hoặc có kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ, có nơi tiêm cho toàn bộ trẻ em, có nơi tiêm cho trẻ nguy cơ cao.
Bạc Liêu: Ngày đầu học trực tiếp, học sinh phấn khởi, thầy cô thoải mái
Ghi nhận của PV Báo Giao thông, sáng 14/2, hàng ngàn học sinh ở các khối lớp cuối cấp (lớp 5, lớp 9, lớp 12) tại Bạc Liêu đến trường học trực tiếp. Nhiều trường tăng cường phòng chống dịch ngay từ khu vực cổng vào.
Nhiều trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh đón học sinh trở lại trường trong tâm thế phấn khởi, nhưng cũng thận trọng trước tình hình dịch Covid-19 vẫn còn hiện hữu.
Học sinh vào cổng được đo thân nhiệt và rửa tay sát khuẩn bằng máy tự động tại Trường THPT Bạc Liêu (TP Bạc Liêu).
Tại Trường THPT Bạc Liêu (TP Bạc Liêu), nhà trường tổ chức phân luồng học sinh ngay từ cổng vào (cổng chính và cổng phụ). Trong đó, riêng cổng chính có 3 làn đi vào. Học sinh đi vào được bảo vệ hướng dẫn rửa tay sát khuẩn và đo thân nhiệt ở máy tự động.
Một số trường THCS, THPT còn lại trên địa bàn TP Bạc Liêu học sinh đến trường đều được đo nhiệt độ, rửa tay sát khuẩn…trước khi vào phòng học.
Phấn khởi khi ngày đầu đến lớp học trực tiếp, em Tạ Hoàng Năm (học sinh lớp 12, Trường THPT Bạc Liêu) chia sẻ: "Nhiều tháng qua ở nhà học trực tuyến, em không được gặp bạn bè, thầy, cô nên cũng hơi buồn.
Nay được đến trường học trực tiếp trở lại rồi em thấy tinh thần thoải mái hơn, em sẽ thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định để bảo đảm ban toàn cho mọi người".
Học sinh lớp 9 Trường THCS Giá Rai A (thị xã Giá Rai)...
... và kiểm tra thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp.
Có con gái học lớp 12, tại Trường THPT Chuyên Bạc Liêu, anh Nguyễn Duy Sơn chia sẻ, tình hình dịch bệnh Covid-19 tạm lắng, anh rất vui khi con em được trở lại học trực tiếp sau thời gian dài ở nhà học trực tuyến.
"Các em, cháu đến lớp học trực tiếp sẽ phát huy được tối đa năng lực của mình, tạo tâm lý thoải mái hơn rất nhiều với không gian tại nhà, mặc dùm không ít phụ huynh còn tâm lý lo ngại vì dịch vẫn chưa dứt hẳn.
Trước đó, tôi cũng đã hướng dẫn con kỹ một số nguyên tắc tự phòng, chống dịch, nên cảm thấy an tâm phần nào", anh Sơn chia sẻ thêm.
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Bạc Liêu được kiểm tra thân nhiệt...
... và test nhanh Sars-CoV-2 trước khi tiếp nhận vào ở ký túc xá bên trong trường.
Thầy Trần Hồ Quốc Huân, Hiệu trưởng Trường THCS Giá Rai A (thị xã Giá Rai) cho biết, trường hiện có 191 học sinh lớp 9 nhập học, sáng này đều đến học đầy đủ, nhìn các em phấn khởi khi gặp nhau trong ngày đầu đến lớp học trực tiếp sau bao ngày học trực tuyến tại nhà, thầy, cô cũng vui mừng theo.
"Tuy vậy, nhà trường vẫn luôn nhắc nhở các em luôn thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 một cách nghiêm túc như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên, có dấu hiệu ho sốt báo ngay cho bộ phận y tế của trường để xử lý kịp thời, hiệu quả bảo đảm an toàn", thầy Huân thông tin.
Theo kế hoạch của tỉnh Bạc Liêu, từ ngày 14/2, Bạc Liêu tập trung học sinh khối lớp 5 (cấp Tiểu học) đến trường, tổ chức dạy và học một buổi/ngày. Ngành Giáo dục ưu tiên dành thời lượng dạy học đối với môn Tiếng Việt và Toán, các môn còn lại bố trí dạy trực tuyến chéo buổi hoặc bổ trợ kiến thức qua truyền hình, hướng dẫn tự học.
Với cấp THCS, THPT, GDTX, tập trung học sinh khối lớp 9 và lớp 12, tổ chức dạy và học một buổi/ngày. Trong đó, dạy và học các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân; các môn còn lại học trực tuyến chéo buổi.
Cả nước còn 2.610 bệnh nhân nặng đang điều trị
Từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.510.860 ca nhiễm, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với tỷ lệ ca 25.427 hiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.946 ca, chiếm tỷ lệ 1,6% so với tổng số ca nhiễm.
Điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Hà Nội.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 197 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron tại 16 tỉnh, thành.
Riêng trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) có 2,5 triệu ca, trong đó có 2,22 triệu bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 24.119 ca/ngày.
Thêm 7.815 bệnh nhân khỏi bệnh
Theo công bố của các sở y tế, hôm nay có 7.815 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh; từ đầu dịch đến nay có : 2,22 triệu bệnh nhân khỏi bệnh.
Hiện, 2.610 bệnh nhân nặng đang điều trị, trong đó 269 ca thở máy xâm lấn và 16 ca điều trị ECMO.
Trong 24 giờ qua, ghi nhận 84 ca tử vong tại các tỉnh, thành. Trong đó, TP.HCM 3 ca (2 ca chuyển đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai ); Hà Nội 14 ca, Đồng Nai 7 ca.
Các tỉnh, thành: Đà Nẵng, Hải Phòng và Kiên Giang mỗi nơi ghi nhận 6 ca; An Giang, Bình Định và Vĩnh Long mỗi nơi ghi nhận 4; Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh và Bình Thuận mỗi nơi ghi nhận 3 ca; Hậu Giang và Phú Yên mỗi nơi ghi nhận 2 ca.
Các tỉnh Bến Tre, Cần Thơ, Đắk Nông, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Tuyên Quang mỗi nơi ghi nhận 1 ca.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 89 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.946 ca, chiếm tỷ lệ 1,6% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
So với châu Á, tổng số ca tử vong của Việt Nam xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Về tiến độ tiêm vắc xin Covid-19, Bộ Y tế cho biết 185,73 triệu liều đã tiêm trên cả nước (tiêm mũi 1 là 79,2 triệu liều, tiêm mũi 2 là 74,72 triệu liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 31,79 triệu liều.
Trẻ mầm non, tiểu học, lớp 6 trở lại trường, phụ huynh nên làm gì?
Từ hôm nay (14/2), học sinh mầm non, tiểu học và lớp 6 tại TP.HCM sẽ đến trường học trực tiếp trở lại sau một thời gian dài ở nhà học trực tuyến vì dịch.
Học sinh lớp 1 tại TP.HCM chính thức đến trường sau một học kỳ học ở nhà do dịch Covid-19.
Học sinh các cấp nhỏ nhất trở lại trường trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa được kiểm soát hoàn toàn cũng khiến phụ huynh lo lắng. Hiểu rõ điều này, các nhà trường đã lên kế hoạch chi tiết, bài bản với sự chuẩn bị rất chu đáo, ưu tiên việc phòng chống dịch lên hàng đầu.
Một giáo viên chủ nhiệm của Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ (Q.Tân Bình, TP.HCM) nhắc nhở kỹ càng với phụ huynh và học sinh: Trước khi đưa trẻ đến trường, phụ huynh phải tự đo nhiệt độ cơ thể của con em. Nếu có sốt, ho và khó thở thì chủ động báo nhà trường và cho học sinh nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe. Nếu cần thiết nữa, phải đến cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không được cho trẻ đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
Học sinh đến trường khi sức khỏe hoàn toàn bình thường và tuân thủ việc đeo khẩu trang khi vào cổng trường và trong suốt buổi học. Rửa tay và đo thân nhiệt khi vào cổng trường mỗi sáng. Rửa tay với nước sạch và xà phòng tại các thời điểm sau mỗi giờ ra chơi, sau khi đi vệ sinh, khi thấy tay bẩn. Giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét khi giao tiếp với giáo viên và bạn bè.
Để theo dõi tình hình và tập cho học sinh quen, trong tuần đầu tiên, nhiều trường chưa thực hiện bán trú, học sinh chỉ học một buổi. Nhà trường linh hoạt sắp xếp thời khóa biểu các khối lớp học lệch buổi để đảm bảo giãn cách.
Đối với những học sinh chưa đến trường học trực tiếp, vẫn tiếp tục học trên Internet, trên truyền hình, hoàn thành các nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của giáo viên. Vào đầu mỗi tuần học, giáo viên gửi các nhiệm vụ học tập trong một tuần và giao đến cho các học sinh chưa tham gia học tập trực tiếp, hướng dẫn các em hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao. Trong quá trình học tập, học sinh có thể liên hệ với giáo viên để được giải đáp, hướng dẫn các thắc mắc và được đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập vào cuối mỗi tuần.
Với học sinh lớp 6, sau tuần đầu ôn tập, từ tuần lễ thứ hai các em bắt đầu kiểm tra cuối kỳ 1. Do việc học trực tuyến chưa hiệu quả nên nhiều phụ huynh và học sinh tỏ ra rất lo lắng.
Trong buổi họp phụ huynh trực tuyến vừa qua, giáo viên Trường THCS Âu Lạc, Q.Tân Bình (TP.HCM), cho biết: “Cha mẹ không nên quá lo lắng cho con, vì nội dung kiểm tra có giảm tải, rút gọn, tập trung vào các kiến thức trọng tâm. Các giáo viên cũng sẽ cung cấp đề cương để học sinh tự ôn tập ở nhà song song với việc ôn tập ở trường”.
Công nhân là F1 vẫn được đi làm ở Bắc Giang
Người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 (F1) vẫn được đi làm nếu tiêm đủ vắc xin, không có biểu hiện, xét nghiệm 1 lần âm tính. Đó là quy định mới tại tỉnh Bắc Giang.
Xét nghiệm COVID-19 trong khu công nghiệp.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh (CSSXKD) và doanh nghiệp (DN).
Theo đó, các cơ sở thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả các trường hợp người lao động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như: ho, sốt, khó thở… hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan. Đối với xét nghiệm tầm soát định kỳ, do các CSSXKD/DN tự quyết định.
Các CSSXKD/DN được tuyển dụng không hạn chế lao động ngoại tỉnh. Trường hợp người đã được tiêm đủ mũi vắc xin phòng COVID-19 hoặc người đã điều trị khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng: Không phải cách ly y tế, thực hiện 5K, tự theo dõi sức khỏe. Các trường hợp chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ mũi vắc xin phòng COVID-19: CSSXKD/DN đăng ký với Trung tâm Y tế các khu công nghiệp, Trung tâm Y tế huyện, thành phố trên địa bàn để thực hiện tiêm đủ mũi vắc xin.
Đối với các trường hợp F0: Các CSSXKD/DN phải bố trí một khu cách ly tạm thời. Khi phát hiện có F0, CSSXKD/DN phải báo ngay cho Trung tâm Y tế Khu công nghiệp hoặc Trung tâm y tế huyện/thành phố trên địa bàn để tiến hành truy vết và có biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
Nếu F0 là người ngoại tỉnh thì đưa vào Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 của tỉnh (tòa nhà CT3 của Công ty Cổ phần phát triển FuJi Bắc Giang). CSSXKD/DN có trách nhiệm đưa F0 không triệu chứng và mức độ nhẹ đi cách ly, điều trị; các trường hợp F0 còn lại, Trung tâm Y tế Khu công nghiệp có trách nhiệm bố trí xe chuyên dụng để đưa F0 đi điều trị.
Nếu F0 là người trong tỉnh không triệu chứng và mức độ nhẹ, thì về địa phương nơi lưu trú cách ly, điều trị; tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc phương tiện do doanh nghiệp bố trí; trước khi về địa phương nơi lưu trú, người lao động phải ký cam kết với CSSXKD/DN về việc tuân thủ các điều kiện phòng, chống dịch, tránh lây lan dịch bệnh trong quá trình di chuyển.
Tỉnh Bắc Giang cũng quy định, chỉ thực hiện truy vết người tiếp xúc gần (F1), không tiến hành truy vết với các trường hợp tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2). Các trường hợp người tiếp xúc gần (F1) nếu tiêm đủ mũi vắc xin, không có triệu chứng ho, sốt, đau họng... và xét nghiệm âm tính 1 lần thì được đi làm nhưng phải bố trí khu vực ăn, nghỉ riêng và thực hiện nghiêm 5K.
Các trường hợp F1 còn lại, do doanh nghiệp bố trí nơi cách ly, theo dõi sức khỏe trong thời gian 5 ngày và làm xét nghiệm ít nhất 1 lần vào ngày thứ 5; nếu âm tính thì được trở lại làm việc bình thường.
Sắp khôi phục bay quốc tế như khi chưa có dịch COVID-19
Cục Hàng không cho biết đã được giao sớm báo cáo kết quả nối lại đường bay quốc tế thường lệ để Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng, sớm khôi phục hoạt động bay quốc tế như khi chưa có dịch.
Việt Nam sắp khôi phục hoạt động bay thường lệ quốc tế như khi chưa xảy ra dịch COVID-19.
Thứ trưởng GTVT Lê Anh Tuấn vừa giao Cục Hàng không trao đổi với nhà chức trách hàng không các nước đối tác để quyết định nối lại các chuyến bay quốc tế chở khách thường lệ với các đường bay đã khai thác trước khi có dịch COVID-19.
Tần suất các đường bay sẽ được tăng dần theo lộ trình bảo đảm nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận lợi đi lại trên cơ sở tuân thủ hướng dẫn về giám sát y tế nhập cảnh.
Trong tháng này, Cục Hàng không phải báo cáo Bộ GTVT kết quả thí điểm mở lại đường bay từ tháng 1 tới nay để Bộ báo cáo Thủ tướng.
Theo Cục Hàng không, cơ quan này vừa thông báo cho nhà chức trách hàng không các nước đối tác về việc từ ngày 15/2 Việt Nam dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác với các chuyến bay quốc tế thường lệ; cho phép các hãng được khai thác với tần suất bình thường như trước khi xảy ra dịch COVID-19.
Nước gần nhất đã đồng ý khôi phục lại đường bay quốc tế thường lệ với Việt Nam là Thái Lan. Như vậy, tới nay, Việt Nam đã khôi phục lại đường bay quốc tế thường lệ với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ như giai đoạn trước dịch xảy ra. Riêng thị trường Trung Quốc vẫn phải tiếp tục làm việc thêm nên chưa thể nối lại đường bay thường lệ.
Trong khi đó, các hãng hàng không Việt Nam đều sẵn sàng mọi điều kiện để khai thác ngay đường bay quốc tế thường lệ.
Tuy nhiên, cản trở lớn nhất với hoạt động bay thường lệ quốc tế tới từ quy định với khách nhập cảnh vào Việt Nam, đặc biệt là khách du lịch, cũng như điều kiện về cách ly, giám sát y tế sau nhập cảnh. Thực tế, thời gian qua một số đường bay được thí điểm nối lại bay thường lệ giữa Việt Nam với Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… nhưng các hãng chưa khai thác hết tần suất được phép, do lượng khách còn hạn chế. Do đó, nếu những rào cản trên được gỡ bỏ, hoạt động khai thác thường lệ mới mang lại hiệu quả thật sự.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận