Xã hội

Covid-19 ngày 16/10: Hôm nay, cả nước ghi nhận 3.221 ca nhiễm mới

Dịch Covid-19 ngày 16/10: Trong số 3.221 ca nhiễm mới hôm nay, TP.HCM chỉ còn 790 ca, Đồng Nai có 397 ca, Bình Dương có 385 ca...

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 17h ngày 15/10 đến 17h ngày 16/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 , trong đó 10 ca nhập cảnh và 3.211 ca ghi nhận trong nước (giảm 578 ca so với ngày trước đó) tại 48 tỉnh, thành phố (có 1.172 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP.HCM (790), Đồng Nai (397), Bình Dương (385), Sóc Trăng (142), An Giang (130), Tiền Giang (121), Bình Thuận (116), Tây Ninh (101), Đồng Tháp (97), Kiên Giang (93), Cà Mau (93), Đắk Lắk (84), Quảng Nam (71), Long An (70), Cần Thơ (42), Khánh Hòa (42), Trà Vinh (41), Thanh Hóa (39), Hậu Giang (38), Gia Lai (34), Hà Giang (34), Bạc Liêu (31), Kon Tum (30), Quảng Ngãi (29), Nghệ An (25), Hà Nội (23), Vĩnh Long (15), Lâm Đồng (11), Bà Rịa - Vũng Tàu (11), Đắk Nông (10), Hà Nam (10), Quảng Trị (9), Ninh Thuận (8 ), Bình Định (8 ), Thừa Thiên Huế (5), Nam Định (5), Bắc Ninh (4), Sơn La (4), Bến Tre (4), Quảng Bình (2), Hải Dương (1), Hưng Yên (1), Phú Thọ (1), Thái Nguyên (1), Phú Yên (1), Điện Biên (1), Hà Tĩnh (1).

img

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 3.374 ca/ngày.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP.HCM (-341), Sóc Trăng (-272), Đồng Nai (-189). - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Thuận (+116), Đắk Lắk (+84), Quảng Nam (+60).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 3.374 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam: Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 860.860 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.743 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 856.197 ca, trong đó có 787.687 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 02/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Hòa Bình. + Có 16 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Kon Tum, Hưng Yên, Điện Biên. Thái Nguyên.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (416.665), Bình Dương (224.877), Đồng Nai (58.105), Long An (33.684), Tiền Giang (14.965).

Hôm nay, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.581; Tổng số ca được điều trị khỏi: 790.504 2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.528 ca, trong đó:- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.382- Thở ô xy dòng cao HFNC: 520- Thở máy không xâm lấn: 136- Thở máy xâm lấn: 471- ECMO: 193.

Trong ngày ghi nhận 88 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (58), Bình Dương (11), Tiền Giang (3), Long An (3), Tây Ninh (3), An Giang (2), Cần Thơ (2), Bình Thuận (1), Đắk Nông (1), Đồng Nai (1), Gia Lai (1), Kiên Giang (1), Sóc Trăng (1). - Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 98 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 21.131 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm. So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.

So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 35/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 120.769 xét nghiệm cho 245.424 lượt người.- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 20.831.290 mẫu cho 57.525.421 lượt người.

Trong ngày 15/10 có 1.353.809 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 60.518.594 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 42.896.644 liều, tiêm mũi 2 là 17.621.950 liều.

Nhiều F1 trở thành F0, Bỉm Sơn dừng nhiều hoạt động

Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong số 23 ca mắc COVID-19 mới (ngày 15/10) có 15 ca là F1 của chùm ca bệnh phát hiện ngoài cộng đồng ở thị xã Bỉm Sơn.

img

Lực lượng chức năng thực hiện test nhanh cho người dân tại thị xã Bỉm Sơn

Cụ thể, 15 ca bệnh mới tại xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn, gồm: 1 bệnh nhân nữ sinh năm 2012, là con của 2 bệnh nhân ghi nhận ngày 14/10; 5 bệnh nhân nam là công nhân nhà máy ô tô Veam (trong đó 3 bệnh nhân địa chỉ phường Bắc Sơn, 1 bệnh nhân địa chỉ phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn; 1 bệnh nhân địa chỉ 87 Đinh Lễ, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa); 9 bệnh nhân mới ghi nhận cuối giờ chiều 15/10 (gồm 3 bệnh nhân có địa chỉ ở khu 6 phường Ba Đình; 6 bệnh nhân còn lại ở các thôn 3, thôn 4 thôn 5 và thôn 6, xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn).

Các bệnh nhân còn lại là công dân Thanh Hóa trở về từ các tỉnh, thành phố phía Nam, đang thực hiện cách ly theo quy định và 1 nhân viên Bệnh viện điều trị COVID-19 số 1 tỉnh Thanh Hóa.

Trước diễn biến phức tạp của chùm ca bệnh này, thị xã Bỉm Sơn đã tập trung truy vết các trường hợp F1, F2, khoanh vùng khu vực nguy cơ, các trường hợp nguy cơ cao liên quan đến ca mắc COVID-10. Đến nay, thị xã Bỉm Sơn đã tiến hành phong tỏa tạm thời các thôn: 3, 5, 6 của xã Quang Trung; Nhà máy Ô tô VEAM; Công ty Vũ Huyền và Công ty Sơn Hà. Tính đến cuối ngày 15/10, thị xã đã truy vết, đưa đi cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm 391 trường hợp F1, trong đó nhiều F1 đã trở thành F0, cách ly tại nhà hơn 2.152 trường hợp F2.

Ngoài các hoạt động dịch vụ kinh doanh đang tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch COVID-19 theo Công văn số 14898/UBND-VX ngày 24-9-2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc điều chỉnh một số biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, bắt đầu từ 12h00 ngày 15/10, trên địa bàn thị xã, tất cả các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, đồ uống, giải khát chỉ được bán hàng mang về, mang đi; tất cả các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa sau 18h hàng ngày; tạm dừng hoạt động các dịch vụ cắt tóc, gội đầu, làm móng tay/móng chân, cơ sở thẩm mỹ/spa; hạn chế tố chức các buổi hội nghị, hội họp không thực sự cần thiết; tạm dừng các hoạt động văn hóa, thể thao, các Khu di tích trên địa bàn thị xã, các sự kiện tập trung đông người.

Để nhanh chóng tách F0 ra khỏi cộng đồng, ngay trong chiều 15/10, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa đã cấp thêm cho thị xã Bỉm Sơn 50.000 test nhanh để xét nghiệm tầm soát cho toàn bộ người dân sinh sống và làm việc trên địa bàn thị xã. Dự kiến việc test nhanh tầm soát hoàn thành trong ngày 16/10.

Cũng liên quan đến chùm ca bệnh này, từ ngày 15/10 đến trưa 16/10, TP Thanh Hóa đã thực hiện phong tỏa tạm thời một số cụm dân cư có ca mắc mới.

Ông Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Đây là ổ dịch rất phức tạp, nguy cơ lây lan bùng phát dịch trong cộng đồng rất cao. Ngành y tế đã huy động lực lượng để tổ chức làm test nhanh cho hơn 59.000 người dân trên địa bàn thị xã. CDC Thanh Hóa đã cử 2 đội đáp ứng nhanh thường trực tại Bỉm Sơn truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, trả lời kết quả xét nghiệm nhanh nhất để sàng lọc các trường hợp nguy cơ cao trong cộng đồng.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa yêu cầu thị xã Bỉm Sơn nâng cấp độ phòng chống dịch lên cao nhất, tạm dừng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu; yêu cầu người dân Bỉm Sơn tạm thời không ra khỏi địa phương, không ra khỏi nhà khi không thật sự cần thiết.

Ngày 16/10, Hà Nội ghi nhận 12 ca nhiễm Covid-19

Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca dương tính SARS-CoV-2 mới từ 18h ngày 15/10 đến 18h ngày 16/10 là 12 bệnh nhân, đều đã được cách ly.

Trong 12 ca nhiễm Covid-19 ghi nhận trong hôm nay (16/10) tại Hà Nội, quận Thanh Xuân có 3 ca, huyện Chương Mỹ 2 ca, quận Đống Đa 2 ca, quận Hoàn Kiếm 2 ca, huyện Mê Linh 1 ca, huyện Mỹ Đức 1 ca, quận Nam Từ Liêm 1 ca.

Có 2 ca thuộc chùm liên quan Bệnh viện Việt Đức, 10 ca về từ các vùng có dịch.

Thông tin 12 bệnh nhân ghi nhận trong kỳ báo cáo hôm nay (16/10) như sau:

Chùm liên quan Bệnh viện Việt Đức ghi nhận 2 ca nhiễm là C.T.T.H (nam, SN 2008; ở thị trấn Thanh Sơn, Thanh Sơn, Phú Thọ) và N.T.K.T (nữ, SN 1965, ở Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Hai bệnh nhân vào Bệnh viện Việt Đức ngày 29/9 được lấy mẫu xét nghiệm nhiều lần âm tính. Ngày 5/10 được chuyển cách ly tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Ngày 15/10, được lấy mẫu xét nghiệmvà kết quả dương tính.

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 4.091 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.606 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.485 ca.

TP.HCM đóng cửa bệnh viện dã chiến đầu tiên

Trước việc số ca mắc COVID-19 mới đang giảm dần, TP.HCM lên kế hoạch từ giữa tháng 10 đến tháng 12/2021 đóng cửa các bệnh viện dã chiến. Đặc biệt, ưu tiên đóng cửa sớm các bệnh viện dã chiến bố trí tại các trường học và ký túc xá, trả lại mặt bằng cho học sinh, sinh viên chuẩn bị trở lại trường học.

Cụ thể, trong ngày 16/10, thành phố sẽ đóng cửa Bệnh viện Dã chiến số 1 tại ký túc xá thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

img

Các bệnh viện dã chiến bố trí tại các trường học và ký túc xá, trả lại mặt bằng cho học sinh, sinh viên chuẩn bị trở lại trường học.

Liên quan đến việc tiêm phòng vaccine cho trẻ em từ 12-17 tuổi, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, Sở Y tế đã có tờ trình gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố về dự thảo kế hoạch tổ chức tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi tại Thành phố theo công văn hướng dẫn của Bộ Y tế ngày 14/10.

Dự kiến việc tiêm chủng bắt đầu từ ngày 22/10 và sẽ có khoảng 780.000 trẻ em trong độ tuổi này được tiêm chủng. Do đối tượng lần này là trẻ em nên Sở sẽ lên kế hoạch chu đáo và tiến hành tiêm cẩn thận để đảm bảo an toàn cao nhất. Với năng lực, tốc độ tiêm chủng hiện nay, có thể trong 1 tuần TP Hồ Chí Minh sẽ hoàn thành tiêm vaccine mũi 1 cho đối tượng này.

Chia sẻ về việc phân cấp độ dịch của thành phố hiện nay, ông Tăng Chí Thượng thông tin: Theo 3 tiêu chí đánh giá của Nghị quyết 128/NQ-CP về quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” TP Hồ Chí Minh đang ở tạm mức 3 – vùng cam và có thể sẽ chuyển xuống cấp độ mức 2 - vùng vàng trong vài ba ngày tới.

Theo Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn Thành phố đã giảm dần trong 14 ngày qua, ở mức từ 1.000-1.500 ca mắc mới/ngày. Số lượng bệnh nhân xuất viện cũng cao hơn số nhập viện, số ca bệnh nặng giảm dần, số ca tử vong giảm liên tục.

Tuy nhiên, căn cứ vào tiêu chí tỷ lệ ca mắc/100.000 dân/tuần thì TP Hồ Chí Minh vẫn đang ở mức cao. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm vaccine của Thành phố đã đạt 98% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 1 và 7% đã tiêm mũi 2. Dựa theo cấp độ dịch mà Nghị quyết 128 của Chính phủ vừa ban hành thì TP Hồ Chí Minh đang tạm ở mức 3 – vùng cam.

"TP Hồ Chí Minh chưa thể chuyển sang trạng thái bình thường mới bởi mới cơ bản kiểm soát được dịch và bước qua cấp độ thấp hơn (từ cấp độ 4 xuống cấp độ 3). Vì thế, rất cần tiếp tục có sự chung sức của người dân cùng có ý thức tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, giúp Thành phố sớm bước sang cấp độ 2, rồi mới tiến tới mức độ thấp nhất là mức độ 1 – bình thường mới", ông Tăng Chí Thượng nhận định.

Thời gian tới, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh sẽ ban hành hướng dẫn các quận, huyện, phường, xã tiêu chí phân loại cấp độ để đánh giá và áp dụng các biện pháp phòng dịch theo từng địa phương.

TP.HCM tiến nhanh sang giai đoạn bình thường mới

Liên tiếp nhiều tuần qua dịch COVID-19 đang có những diễn biến khả quan, số ca mắc mới và số ca tử vong trong ngày đã giảm sâu.

img

Liên tục cập nhật thông tin diễn biến dịch Covid-19 trong ngày 16/10.

“Với xu hướng như hiện nay, qua tuần nhiều khả năng số ca bệnh tiếp tục giảm, số ca tử vong sẽ xuống dưới 50 trường hợp mỗi ngày”, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nói và cho biết, để thành phố có những cơ sở cụ thể và chính xác nhất trong các giải pháp trở lại giai đoạn bình thường mới, tuần tới ngành y tế sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đánh giá tình hình dịch bệnh tại từng phường xã, thị trấn theo tiêu chí phân loại vừa được Bộ Y tế ban hành.

Tỷ lệ tiêm chủng tại TP.HCM đã đạt tỷ lệ cao, những ngày tới thành phố sẽ tiến nhanh sang giai đoạn bình thường mới.

Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, hiện dịch COVID-19 trên địa bàn TPHCM đã có những diễn biến rất tích cực. Căn cứ theo tiêu chí phân loại, Thành phố vẫn ở lưng chừng giữa vàng và cam.

Tuy nhiên, tiêu chí đánh giá này không nên áp dụng bao quát trên toàn thành phố mà sẽ triển khai ở từng xã phường, thị trấn để có thang điểm chính xác nhất, từ đó áp dụng thực hiện linh hoạt các giải pháp trong tình hình mới.

“Chúng tôi hy vọng với trạng thái bình thường mới tại TP.HCM và một số tỉnh phía Nam, người dân sẽ tăng cường ý thức, tăng cường mức độ phòng dịch.

Ngành Y tế sẽ có những bước chuyển mới theo hướng tăng cường hơn cho y tế cơ sở, đặc biệt là đội ngũ cán bộ điều trị, nhân viên y tế với mục tiêu nâng cao năng lực, trình độ để có thể đảm đương được công tác chuyên môn trong chăm sóc sức khỏe nhân dân”, Thứ trưởng Trường Sơn nói.

img

Sau thời gian nới lỏng giãn cách xã hội tại các tỉnh, thành phía Nam, đã có số lượng lớn người dân di chuyển từ các địa phương này trở về quê.

Cả nước có 857.639 ca nhiễm, 788.923 ca khỏi bệnh và 21.043 trường hợp tử vong

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 857.639 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân.

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 852.986 ca, trong đó có 786.106 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 4/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Hòa Bình, Thái Nguyên, Điện Biên.

Có 14 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Kon Tum, Hưng Yên.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (415.875), Bình Dương (224.492), Đồng Nai (57.708), Long An (33.614), Tiền Giang (14.844).

Theo số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý Covid-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn, đến nay tổng số ca được điều trị khỏi là 788.923 trường hợp, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.847 ca.

Số bệnh nhân tử vong ghi nhận trong ngày 15/10 là 93 ca, trong đó tại TP. Hồ Chí Minh (61), Bình Dương (18), Tiền Giang (4), Tây Ninh (2), Long An (2), Đồng Nai (2), Đồng Tháp (1), Đắk Lắk (1), Kiên Giang (1), Sóc Trăng (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 101 ca. Như vậy, tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 21.043 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

img

Các chốt kiểm dịch cửa ngõ Thủ đô chỉ duy trì để đảm bảo trật tự ATGT, xử lý các tình huống phát sinh, không kiểm soát người ra vào thành phố.

Hà Nội chính thức không kiểm soát người ra vào thành phố

Tối 15/10, theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội cho biết, tại các vị trí chốt kiểm soát dịch trên toàn địa bàn thành phố, hiện lực lượng chức năng chỉ duy trì đảm bảo trật tự ATGT, xử lý các tình huống phát sinh, không tiến hành kiểm tra người và phương tiện lưu thông qua chốt trực.

Do đó, người và phương tiện có thể di chuyển dễ dàng qua các chốt để ra, vào thành phố. Bên cạnh đó, cho đến thời điểm này, lực lượng thực thi nhiệm vụ tại chốt kiểm soát trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã rút toàn bộ lực lượng.

Lý do là chốt kiểm soát dịch này được đặt tại Trạm thu phí cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thuộc địa phận xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Trong khi đó, tỉnh Hưng Yên đã thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về việc Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, nên chốt phải tạm dừng hoạt động.

Cũng theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội, các vị trí chốt trực còn lại tiếp tục duy trì lực lượng phân luồng, hướng dẫn, đảm bảo trật tự ATGT.

Như vậy, cho đến nay, lực lượng Công an thành phố cùng với các lực lượng khác như: Quân đội, Thanh tra giao thông, y tế... tiếp tục duy trì hoạt động tại 54 chốt kiểm soát dịch trên toàn địa bàn thành phố, trong đó có 21 chốt tại các đường Quốc lộ ra, vào thành phố, 33 chốt tại các đường ngang, lối mở giáp ranh với các tỉnh lân cận.

img

TP Hồ Chí Minh vẫn đang cố gắng để trở lại hoạt động bình thường. Ảnh minh hoạ: Mạnh Linh.

TP Hồ Chí Minh sẽ thí điểm mở lại các dịch vụ ăn uống tại chỗ

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết sẽ thí điểm mở lại các dịch vụ ăn uống tại chỗ trên tinh thần đánh giá kỹ tình hình trong thời gian tới.

Theo ông Phan Văn Mãi, Chính phủ đã có Nghị quyết 128 quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 vì vậy TP Hồ Chí Minh đang nghiên cứu để cụ thể hóa thực hiện. Theo đó, các tổ công tác của TP Hồ Chí Minh, cơ quan chức năng và các chuyên gia sẽ đánh giá tình hình dịch bệnh tại thành phố. Trước tiên, sẽ đánh giá Thành phố đang ở cấp độ dịch nào theo hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế để tổ chức các hoạt động phù hợp.

"Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có những cải thiện đáng kể và cũng đạt được kết quả cơ bản. Tuy nhiên, TP Hồ Chí Minh vẫn chưa đạt được kết quả bền vững và chưa trở lại trạng thái "bình thường mới". Vì vậy, Thành phố vẫn phải tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch", ông Phan Văn Mãi cho biết thêm.

Theo ông Phan Văn Mãi, sở dĩ nói TP Hồ Chí Minh chưa trở lại trạng thái "bình thường mới" là do các cơ quan nhà nước chưa hoạt động đầy đủ công suất, hoạt động dạy và học trực tiếp chưa trở lại hết, hoạt động của các cơ sở y tế và rất nhiều hoạt động bình thường khác của xã hội cũng chưa khôi phục được hoàn toàn. Tính đến nay, Thành phố chỉ đang dần từng bước "mở cửa" và việc này lệ thuộc vào kết quả phòng chống dịch.

“Có được như hiện nay là điều rất đáng mừng và hiện Thành phố đang cố gắng phát huy kết quả. Tuy nhiên, nếu tình hình diễn biến chưa phù hợp, TP Hồ Chí Minh sẽ điều chỉnh trở lại. Bởi ngay cả diễn tiến thuận lợi như hiện nay, đến tháng 11 cũng chưa thể trở lại trạng thái "bình thường mới" hoàn toàn”, ông Phan Văn Mãi nói.

Liên quan đến việc mở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ, theo ông Phan Văn Mãi, TP Hồ Chí Minh sẽ thí điểm trong thời gian tới. Có thể thí điểm mở cửa ăn uống tại chỗ ở Quận 7 hoặc quận khác. "Việc mở cửa trở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ dựa trên tinh thần khẩn trương nhưng phải đánh giá kỹ, nếu nôn nóng có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống dịch trong thời gian qua", Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nói.

img

Người dân tụ tập đông đúc tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ chiều cuối tuần. Ảnh: Duy Hiệu.

TP.HCM đang ở vùng cam, chuẩn bị tiêm vaccine cho trẻ em

20h ngày 15/10, Giám đốc Sở Y tế UBND TP.HCM Tăng Chí Thượng lên sóng livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời" với chủ đề "Các vấn đề y tế và hỗ trợ an sinh trong điều kiện bình thường mới".

Về việc qua 2 tuần ở trạng thái bình thường mới, tình hình dịch Covid-19 ở thành phố đang được triển khai như thế nào, kế hoạch thích ứng điều kiện vừa khôi phục, vừa chống dịch, PGS Tăng Chí Thượng nhấn mạnh hiện tại, TP.HCM chưa ở giai đoạn bình thường mới. Thành phố chỉ mới kiểm soát dịch và bước qua cấp độ dịch thấp hơn, từ cấp độ 4 sang cấp độ 3.

Hiện nay có 2 tiêu chí để xác định cấp độ dịch, thứ nhất là số ca mắc mới trên 100.000 dân/tuần và tỷ lệ tiêm vaccine. Như vậy, TP.HCM đã đạt được tiêu chí về vaccine. Nếu quy tổng số ca mắc trong tuần, thành phố vẫn xoay quanh mức 150 ca/100.000 dân/tuần. Nếu dưới 150, TP.HCM ở cấp độ 2 còn trên mức 150 thì thành phố ở cấp độ 3.

Nếu tính đến hôm nay, TP.HCM đang ở vùng cam, có thể một vài ngày thì chuyển sang vùng màu vàng. Trạng thái nguy cơ thay đổi từng ngày. Do đó, trong thời gian tới, ông Thượng cho biết Sở Y tế TP.HCM sẽ có hướng dẫn các quận, huyện để thường xuyên đánh giá cấp độ dịch ở các địa phương.

Ông Thượng nhấn mạnh nếu người dân cùng thực hiện thông điệp 5K, vaccine được bao phủ ở mức tối đa thì thành phố sẽ bước sang giai đoạn thấp hơn là cấp độ 2, sau đó mới tiến tới cấp độ 1 là giai đoạn bình thường mới.

Về kế hoạch tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em (trong độ tuổi từ 12-17), Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết chiều 15/10, Sở Y tế đã có cuộc họp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và truyền thông và HCDC để thảo luận về kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12.

Về thắc mắc loại vaccine Covid-19 sẽ được tiêm cho trẻ, ông Thượng thông tin thông báo của Bộ Y tế chưa nêu rõ loại vacicne nào. "Tuy nhiên, chắc chắn là vaccine sản xuất dùng cho trẻ em, còn loại nào thì chờ sự phân bổ của Chính phủ", Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nói.

img

Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người dân.

Giám sát chặt người dân về từ vùng có dịch

Ngày 15/10, Bộ Y tế có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc giám sát người về từ các khu vực có dịch Covid-19.

Bộ Y tế cho biết, trong những ngày gần đây, sau thời gian nới lỏng giãn cách xã hội tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, đã ghi nhận số lượng lớn người dân di chuyển từ các địa phương này (đặc biệt từ TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Long An) trở về quê, trong đó đã ghi nhận nhiều người nhiễm virus SARS-CoV-2 tại một số tỉnh, thành phố nơi người dân trở về.

Để có số liệu giúp theo dõi, quản lý kịp thời, không để dịch Covid-19 lây lan giữa các tỉnh, thành phố và báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia; Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện số 1314/CĐ-TTg ngày 07/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ nhằm đảm bảo người dân có nhu cầu cần thiết, chính đáng được đưa, đón về quê an toàn, chu đáo.

Chủ động theo dõi chặt chẽ người về từ các địa phương, khu vực có dịch Covid-19 vừa hết giãn cách, nhất là từ các địa phương có số mắc Covid-19 cao (như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An...).

Đồng thời, thực hiện xét nghiệm, căn cứ tình hình thực tế của địa phương để tổ chức cách ly phù hợp (cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà), theo dõi sức khỏe và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Cùng với đó là thống kê số lượng người về từ các địa phương, khu vực có dịch Covid-19 kể từ ngày 7/10/2021 đến nay và hàng ngày gửi thông tin về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) trước 16 giờ để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia.

- TP. Hà Nội: Sáng 15/10 TP. Hà Nội tạm thời rút chốt kiểm soát ra/vào cửa ngõ thành phố số 8 trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Tại 21 chốt kiểm soát người và phương tiện ra/vào Hà Nội còn lại vẫn áp dụng quy định người qua chốt phải có chứng nhận tiêm đủ 2 mũi vaccine, có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (test nhanh hoặc PCR) và khai báo y tế.

- Tỉnh Sơn La: UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành hướng dẫn áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đối với người đi và đến từ "vùng đỏ" theo quy định của Bộ Y tế khi vào tỉnh Sơn La, từ 0h ngày 15/10.

- Tỉnh Quảng Bình: Ngày 15/10, cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Trường cao đẳng Luật Miền Trung (TP. Đồng Hới) chấm dứt hoạt động theo quyết định của UBND tỉnh Quảng Bình. Đây là cơ sở điều trị Covid-19 thứ hai dừng hoạt động nhờ địa phương này đã kiểm soát được dịch bệnh.

- Tỉnh Thừa Thiên Huế: Từ sáng nay 15/10, tỉnh Thừa Thiên Huế bắt đầu triển khai tiêm 180.000 liều vaccine Vero Cell cho các đối tượng theo quy định, dự kiến sẽ tiêm hết vào ngày 20/10.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.