Xã hội

Covid-19 ngày 18/3: Cả nước thêm 163.174 ca mới, 57 F0 tử vong

18/03/2022, 18:00

Covid-19 ngày 18/3: Cả nước thêm 163.174 ca mới, 57 F0 tử vong. Hà Nội vẫn là địa phương có số ca nhiễm nhiều nhất với 23.578 ca.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 17/3 đến 16h ngày 18/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 163.174 ca nhiễm mới, trong đó 9 ca nhập cảnh và 163.165 ca ghi nhận trong nước (giảm 10.157 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 109.601 ca trong cộng đồng).

Gồm: Hà Nội (23.578 ca), Nghệ An (9.968), Phú Thọ (8.042), Bắc Ninh (6.488), Lạng Sơn (5.011), Lào Cai (4.671), Đắk Lắk (4.460), Hải Dương (4.407), Tuyên Quang (4.389), Sơn La (4.198), Vĩnh Phúc (3.995), Hòa Bình (3.960), Hưng Yên (3.849), Quảng Bình (3.590), Cà Mau (3.160), Điện Biên (3.097), Thái Bình (3.074), Yên Bái (3.062), Bình Dương (3.060), Bình Định (2.965), Thái Nguyên (2.899), Quảng Ninh (2.889), Lâm Đồng (2.729), Bắc Giang (2.723), Lai Châu (2.658), Cao Bằng (2.656), Bến Tre (2.572), Quảng Trị (2.285), TP. Hồ Chí Minh (2.246), Hà Nam (2.105), Hà Giang (2.068), Nam Định (1.998), Bình Phước (1.951), Tây Ninh (1.843), Vĩnh Long (1.781), Ninh Bình (1.721), Bắc Kạn (1.696), Trà Vinh (1.603), Hải Phòng (1.243), Phú Yên (1.235), Khánh Hòa (1.192), Thanh Hóa (1.099), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.000), Kon Tum (987), Đắk Nông (986), Đà Nẵng (956), Hà Tĩnh (944), Quảng Ngãi (899), Bình Thuận (767), Thừa Thiên Huế (547), Quảng Nam (341), Long An (312), Bạc Liêu (305), Đồng Nai (191), An Giang (160), Kiên Giang (156), Cần Thơ (129), Đồng Tháp (90), Ninh Thuận (62), Sóc Trăng (57), Hậu Giang (54), Tiền Giang (6).

img

Cả nước thêm 163.174 ca mới, 57 F0 tử vong

Bắc Giang bổ sung 34.302 ca

Ngày 18/3/2022, Sở Y tế Bắc Giang đăng ký bổ sung 34.302 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (-3.620), Thái Nguyên (-1.936), Hà Nội (-1.733).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+1.468), Trà Vinh (+730), Sơn La (+499).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 170.600 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 7.367.112 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 74.542 ca nhiễm).

4.144 bệnh nhân nặng đang điều trị

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 7.359.460 ca, trong đó có 3.859.142 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (940.034), TP. Hồ Chí Minh (579.844), Bình Dương (356.643), Nghệ An (325.416), Bắc Ninh (253.879).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 175.971 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.861.959 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.144 ca; trong đó, Thở ô xy qua mặt nạ: 3.290 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 422 ca; Thở máy không xâm lấn: 111 ca; Thở máy xâm lấn: 316 ca; ECMO: 5 ca.

Cả nước có 57 ca tử vong

Từ 17h30 ngày 17/3 đến 17h30 ngày 18/3 ghi nhận 57 ca tử vong tại: Quảng Ninh (6), Hà Nội (5), Bến Tre (4), Đồng Nai (3), Kiên Giang (3), Nghệ An (3), Phú Thọ (3), Cà Mau (2), Cao Bằng (2), Đà Nẵng (2), Gia Lai (2), Hà Nam (2), Khánh Hòa (2), Lạng Sơn (2), Quảng Trị (2), An Giang (1), Bạc Liêu (1), Bình Định (1), Bình Dương (1), Bình Thuận (1), Đắk Lắk (1), Đồng Tháp (1), Hà Giang (1), Hà Tĩnh (1), Lâm Đồng (1), Lào Cai (1), Nam Định (1), Thái Nguyên (1), TP. Hồ Chí Minh (1)..

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 73 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.740 ca, chiếm tỷ lệ 0,6% so với tổng số ca nhiễm.

Đắp tỏi, bé 2 tháng tuổi tím tái, nguy kịch

Bé trai 2 tháng tuổi vào cấp cứu trong tình trạng sốt cao 40 độ C, li bì, co giật nhiều cơn kéo dài, tím tái, bỏng vùng bụng độ I.

Bé được đưa vào cấp cứu tại một BV ở Phú Thọ, kết quả test nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2. Các bác sĩ đã nhanh chóng xử trí cấp cứu đặt ống nội khí quản, thở máy và dùng vận mạch, an thần, kháng sinh.

Sau khi được cấp cứu tích cực bé đã may mắn vượt qua giai đoạn nguy kịch.

img

Chính phủ yêu cầu bảo đảm đủ vaccine và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trước tháng 9 năm 2022.

Sau khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, tiến hành hội chẩn, các bác sĩ chẩn đoán bé theo dõi viêm não, màng não, shock nhiễm khuẩn trên nền nhiễm SARS-CoV-2.

Khai thác tiền sử bệnh của bé từ gia đình cho biết: Bé phát hiện mắc Covid-19 ngày thứ 4, sốt cao, bú kém, ở nhà uống thuốc hạ sốt không giảm sốt, gia đình đã đắp tỏi vùng bụng của bé để chữa Covid-19 và đắp lá vùng thóp để hạ sốt.

Tuy nhiên tình trạng bé ngày càng nặng, sốt li bì, vùng bụng phồng rộp, gia đình đã đưa bé đi cấp cứu.Các bác sĩ cho hay, trẻ nhiễm SARS-CoV-2 nếu sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt, cần cho trẻ đến viện để được thăm khám và xử trí. Ngoài tình trạng co giật do sốt, khi trẻ nhiễm virus SARS-CoV-2 dễ bội nhiễm vi khuẩn gây shock nhiễm khuẩn, bản thân virus SARS-CoV-2 cũng có thể tấn công vào nhiều cơ quan đặc biệt nguy hiểm như: tim, phổi, thần kinh….

Người dân tuyệt đối không được dùng tỏi, lá thuốc hoặc bất cứ loại thuốc nào không được các bác sĩ khuyến cáo đắp hoặc cho trẻ uống.

Nghiên cứu tiêm vaccine mũi thứ 4 cho người lớn

Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký ban hành tại Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022.

Chương trình này được thực hiện trong thời gian 2 năm 2022 - 2023. Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xem xét việc tiếp tục thực hiện Chương trình này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Mục tiêu cụ thể của Chương trình là bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19: Đến hết quý I năm 2022 hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng; bảo đảm đủ vaccine và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trước tháng 9 năm 2022.

Tất cả các đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị… đều được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ y tế.

Bao phủ vaccine phòng Covid-19

Nghị quyết cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp y tế cụ thể.

Trong đó, về bao phủ vaccine phòng Covid-19: Triển khai việc tiêm vaccine bảo đảm tiến độ nhanh nhất có thể; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người (bao gồm cả người bệnh đến khám tại cơ sở y tế) để tránh bỏ sót.

Khẩn trương hoàn thành trong Quý I năm 2022 việc tiêm mũi 2 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng; tổ chức triển khai tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay khi có vaccine.

Khẩn trương nghiên cứu tiêm vaccine mũi thứ 4 cho người lớn và mũi thứ 3 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi và tiêm chủng cho trẻ em từ 3 tuổi đến 5 tuổi.

Nghiên cứu chuyển biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 sang nhóm B

Chính phủ yêu cầu tăng cường giám sát phòng, chống dịch Covid-19.

Cụ thể, thực hiện nâng cao năng lực giám sát dịch tễ; triển khai đồng bộ giám sát trọng điểm và giám sát thường xuyên; tăng cường năng lực, ứng dụng khoa học công nghệ trong giám sát, phân tích, dự báo tình hình dịch bệnh tại Trung ương, địa phương.

Theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước; kịp thời sửa đổi, bổ sung, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn bảo đảm đúng phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đồng thời khôi phục, phát triển kinh tế.

Thực hiện linh hoạt nguyên tắc "ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch" theo quy mô và phạm vi hẹp nhất có thể, phù hợp với diễn biến dịch bệnh; áp dụng linh hoạt công thức chống dịch “5K + vaccine, thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác”; nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Thiết lập hệ thống theo dõi sức khỏe thông qua y tế cơ sở và thầy thuốc đồng hành (hỗ trợ qua điện thoại hoặc internet…); thành lập các trạm y tế lưu động khi cần thiết để bảo đảm người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế từ sớm, từ xa và từ cơ sở.

Triển khai các hoạt động về quản lý, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người mắc có nguy cơ chuyển nặng ngay tại cộng đồng.

Rút gọn, đơn giản hoá hồ sơ chứng từ thanh toán; bãi bỏ các rào cản, chồng chéo, vướng mắc, bất cập hiện hành về chính sách thanh toán chi phí y tế cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.