Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay
Tính từ 16h ngày 18/2 đến 16h ngày 19/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 41.980 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 41.968 ca ghi nhận trong nước (giảm 459 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 29.831 ca trong cộng đồng).
Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 41.980 ca nhiễm mới trong ngày 19/2.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (4.869), Bắc Ninh (3.040), Quảng Ninh (1.990), Hòa Bình (1.871), Thái Nguyên (1.852), Nam Định (1.798), Phú Thọ (1.567), Hải Phòng (1.555), Lào Cai (1.410), Vĩnh Phúc (1.394), Nghệ An (1.360), Hải Dương (1.328), Yên Bái (1.150), Bắc Giang (1.042), Sơn La (1.040), Thái Bình (992), Tuyên Quang (938), Thanh Hóa (930), Bình Định (924), TP. Hồ Chí Minh (849), Hưng Yên (743), Đà Nẵng (741), Quảng Bình (716), Khánh Hòa (696), Quảng Nam (658), Lạng Sơn (626), Đắk Lắk (605), Quảng Trị (518), Ninh Bình (478), Lâm Đồng (470), Bình Phước (427), Phú Yên (413), Đắk Nông (324), Hà Nam (303), Điện Biên (280), Cao Bằng (238), Bà Rịa - Vũng Tàu (215), Lai Châu (204), Thừa Thiên Huế (163), Kon Tum (148), Hà Giang (139), Cà Mau (134), Quảng Ngãi (127), Kiên Giang (95), Bình Thuận (94), Đồng Nai (66), Bắc Kạn (65), Bình Dương (55), Bạc Liêu (51), Tây Ninh (50), Bến Tre (47), Trà Vinh (35), Long An (34), Đồng Tháp (32), Vĩnh Long (26), Cần Thơ (19), An Giang (13), Ninh Thuận (10), Hậu Giang (4), Sóc Trăng (4), Tiền Giang (3). - Ngày 19/02/2022, Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 12.850 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Vĩnh Phúc.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Ninh Bình (-1.062), Vĩnh Phúc (-764), Hà Tĩnh (-621). - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+1.484), Hà Nội (+320), Hòa Bình (+304).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 34.696 ca/ngày. - Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 200 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1).
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.740.293 ca nhiễm, đứng thứ 32/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 27.746 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.733.059 ca, trong đó có 2.265.203 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (519.144), Bình Dương (293.700), Hà Nội (193.242), Đồng Nai (100.476), Tây Ninh (88.988). Số bệnh nhân khỏi bệnh: - Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 6.840 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.268.020 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.017 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.349 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 327 ca; Thở máy không xâm lấn: 97 ca; Thở máy xâm lấn: 230 ca; ECMO: 14 ca.
Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 18/02 đến 17h30 ngày 19/02 ghi nhận 65 ca tử vong tại: Tại TP. Hồ Chí Minh (2) ca từ các tỉnh chuyển đến: Quãng Ngãi (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Đà Nẵng (9), Hà Nội (5), Hòa Bình (4 ca trong 02 ngày), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (4), Gia Lai (3), Hải Phòng (3), Lạng Sơn (3), Bắc Giang (2), Cần Thơ (2), Cao Bằng (2), Đồng Nai (2), Hà Nam (2), Nam Định (2), Phú Thọ (2), Phú Yên (2), An Giang (1), Bắc Ninh (1), Bình Phước (1), Đồng Tháp (1), Hà Tĩnh (1), Hải Dương (1), Lào Cai (1), Quảng Trị (1), Sóc Trăng (1), Thái Nguyên (1), Thừa Thiên Huế (1), Vĩnh Long (1). - Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 80 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.423 ca, chiếm tỷ lệ 1,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.015.674 mẫu tương đương 78.353.494 lượt người, tăng 60.613 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 18/2 có 711.894 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 190.919.218 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 174.168.950 liều: Mũi 1 là 70.866.623 liều; Mũi 2 là 67.250.297 liều; Mũi 3 là 1.443.914 liều; Mũi bổ sung là 13.265.091 liều; Mũi nhắc lại là 21.343.025 liều. + Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.750.268 liều: Mũi 1 là 8.606.707 liều; Mũi 2 là 8.143.561 liều.
TP.HCM chuẩn bị tình huống F0 tăng cao
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu vừa ký văn bản gửi các cơ sở y tế, UBND quận huyện về việc nâng cao năng lực tiếp nhận, điều trị bệnh nhân Covid-19, trong bối cảnh số mắc mới tăng nhẹ sau Tết Nguyên đán và học sinh đi học trực tiếp.
TP.HCM rà soát năng lực thu dung, điều trị F0 tại các địa phương.
Theo đó, trong dịp Tết, TP HCM ghi nhận số ca Covid-19 giảm mạnh, từ vài trăm xuống còn vài chục ca mỗi ngày. Nhưng hiện nay, số ca nhiễm đang tăng trở lại. Những ngày gần đây, TP có từ 500-700 ca/ngày.
Do đó, Sở Y tế đề nghị các quận, huyện đảm bảo khả năng chăm sóc F0 tại nhà của từng phường, xã, thị trấn và khả năng tiếp nhận, điều trị Covid-19 ở cơ sở y tế.
Mỗi địa phương sắp xếp lại các cơ sở thu dung phù hợp, sẵn sàng điều trị khi được kích hoạt trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, theo dõi sát số ca mắc mới để kịp thời kích hoạt Mạng lưới chăm sóc F0 tại nhà.
Đối với trạm y tế lưu động có 1 bác sĩ, 1 - 2 điều dưỡng, có khả năng chăm sóc, quản lý 50 - 100 hộ có F0.
Đối với tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng có 1 bác sĩ, 1 - 2 điều dưỡng, có khả năng chăm sóc, quản lý 50 - 100 hộ có F0.
Đối với tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng chỉ có nhân viên y tế, không có bác sĩ thì hỗ trợ trạm y tế, trạm y tế lưu động chăm sóc, quản lý từ 10 - 20 hộ có F0.
Cơ sở chăm sóc, quản lý F0 tại nhà khi tiếp nhận thông tin người dân khai báo có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính sẽ đánh giá tình trạng lâm sàng và khai thác yếu tố dịch tễ.
Trường hợp chưa đủ cơ sở xác định là F0 theo quy định của Bộ Y tế, y tế địa phương xét nghiệm lại cho người bệnh bằng xét nghiệm nhanh do Bộ Y tế cấp phép.
Cả nước có 200 ca mắc biến thể Omicron
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.685.463 ca nhiễm, đứng thứ 32/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 27.191 ca nhiễm).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.358 ca, chiếm tỷ lệ 1,5% so với tổng số ca nhiễm.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 32.601 ca.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 200 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.678.241 ca, trong đó có 2.258.363 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 32.601 ca/ngày.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (518.295), Bình Dương (293.645), Hà Nội (188.373), Đồng Nai (100.410), Tây Ninh (88.938).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 6.215 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 2.261.180 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.956 ca; trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 2.213 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 359 ca; Thở máy không xâm lấn: 80 ca; Thở máy xâm lấn: 290 ca; ECMO: 14 ca.
Trung bình số ca tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 82 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.358 ca, chiếm tỷ lệ 1,5% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm 32.955.061 mẫu tương đương 78.259.191 lượt người, tăng 55.518 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 17/2 có 1.867.419 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 190.215.794 liều.
TP Hồ Chí Minh ra văn bản khẩn khi số ca F0 tăng trở lại
Ngày 18/2, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã có văn bản khẩn gửi đến các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các trung tâm y tế về việc nâng cao năng lực thu dung, điều trị COVID-19.
Khi tiếp nhận thông tin của người dân khai báo có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính, các tổ chăm sóc F0 tại nhà phải đánh giá tình trạng lâm sàng và khai thác yếu tố dịch tễ.
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cũng đề nghị các quận, huyện và thành phố Thủ Đức chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện, gửi kế hoạch và tổng hợp năng lực chăm sóc F0 tại nhà của các phường, xã, thị trấn về Sở Y tế trước ngày 20/2/2022.
Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, số ca mắc mới có chiều hướng tăng nhẹ sau Tết Nguyên đán và sau khi học sinh đi học trực tiếp trở lại. Nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, đảm bảo công tác thu dung, điều trị, chăm sóc F0 cách ly tại nhà và cộng đồng tại các địa phương phù hợp trong tình hình mới, Sở Y tế đã đề nghị các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các đơn vị xây dựng phương án đảm bảo công tác y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 theo từng cấp độ và tổ chức triển khai khi có dịch xảy ra.
Theo đó, Sở Y tế đề nghị các đơn vị này căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, sắp xếp lại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, bao gồm cơ sở cách ly tập trung F0 và bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị COVID-19 do cấp huyện quản lý.
Bên cạnh đó, xây dựng phương án bảo đảm công tác thu dung, điều trị F0 theo từng cấp độ dịch; phương án cần thể hiện rõ danh sách, địa điểm, quy mô giường cách ly điều trị của các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19; dự kiến nguồn nhân lực tổ chức vận hành và chăm sóc người bệnh; phân công trách nhiệm của từng đơn vị chuẩn bị các điều kiện, sẵn sàng thu dung, điều trị COVID-19 khi được kích hoạt trong trường hợp dịch bệnh bùng phát.
Đối với cơ sở chăm sóc, quản lý F0 cách ly tại nhà, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đề nghị UBND cấp xã xây dựng kế hoạch tổ chức các cơ sở quản lý F0 tại nhà để chăm sóc, quản lý F0 cách ly tại nhà trên địa bàn; xây dựng quy chế phối hợp giữa Trạm y tế cấp xã và các cơ sở chăm sóc, quản lý F0 tại nhà; theo dõi sát số ca mắc mới, số F0 cách ly tại nhà để kịp thời kích hoạt mạng lưới chăm sóc F0 tại nhà.
Sở Y tế đề nghị cơ sở chăm sóc, quản lý F0 tại nhà khi tiếp nhận thông tin của người dân khai báo có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính phải đánh giá tình trạng lâm sàng và khai thác yếu tố dịch tễ. Trong trường hợp chưa đủ chứng cứ để xác định là F0 theo quy định của Bộ Y tế, cơ sở chăm sóc, quản lý F0 cách ly tại nhà thực hiện lại xét nghiệm cho người bệnh bằng xét nghiệm nhanh do Bộ Y tế cấp phép.
Hà Nội tạm dừng đưa học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 trở lại trường
Chiều 18/2, UBND TP Hà Nội đã có văn bản đồng ý với tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc điều chỉnh thời gian đến trường học trực tiếp của học sinh từ lớp 1-6 của 12 quận nội thành.
Các ca nhiễm COVID-19 trong trường học liên tục tăng khiến nhiều phụ huynh lo ngại. Ảnh: Lê Vân
Theo đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thời gian gần đây đây tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn Thanh phố vẫn diễn biến phức tạp, số ca lây nhiễm trong cộng đồng có xu hướng tăng, cùng với đó việc không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các nơi thuộc Bắc Bộ dẫn đến việc cha mẹ học sinh còn băn khoăn lo lắng khi cho con đến trường, tỷ lệ đồng thuận của cha mẹ học sinh chưa cao trong việc cho con em trở lại trường học trực tiếp.
Để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho học sinh, Sở GD&ĐT đề nghị UBND TP cho phép tạm dừng phương án cho học sinh các lớp từ 1-6 thuộc 12 quận trở lại trường học tập cho đến khi có thông báo mới.
UBND TP Hà Nội đề nghị Sở GD&DT phối hợp với Sở Y tế, UBND các quận tiếp tục nghiên cứu, đề xuất thời gian phù hợp cho học sinh quay lại trở lại trường học.
Gần 97% F0 tại Hà Nội ở thể nhẹ hoặc không có triệu chứng
Theo cập nhật của Bộ Y tế, trong số các bệnh nhân nhập viện ở Hà Nội thì hơn 2.500 ca mức trung bình (tăng gần 30% so với trung bình 7 ngày trước), gần 700 ca mức độ nặng/nguy kịch (tăng gần 15%), trong đó 608 ca thở ô-xy (tăng 18%), 44 ca phải thở máy xâm lấn (tăng 13%), số còn lại là bệnh nhân thở HFNC, lọc máu, ECMO...
Điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Hà Nội.
F0 tăng cao tại Hà Nội khiến tỷ lệ nặng cũng tăng theo.Theo Sở Y tế Hà Nội, đến hết ngày 16/2, toàn Thành phố có 126.073 F0 đang điều trị, theo dõi. Trong đó, hơn 121.000 ca điều trị tại nhà và 853 ca điều trị tại khu cách ly.
Gần 97% F0 tại Hà Nội ở thể nhẹ hoặc không có triệu chứng. Hơn 3% còn lại (hơn 4.000 ca) phải nhập viện điều trị.
Trong số này hơn 3.700 F0 điều trị tại các bệnh viện của Hà Nội (tầng 2 và 3); 345 ca điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Thành phố cũng ghi nhận 872 ca tử vong do Covid-19 từ tháng 4/2021 đến nay, chiếm tỷ lệ 0,46% tổng số ca mắc. So với con số 1,5% của cả nước, đây là tỷ lệ thấp.
Sở Y tế Hà Nội cho biết số bệnh nhân chuyển tầng được hạn chế tối đa trong nhiều tuần qua. Nhiều ngày gần đây, dù Hà Nội ghi nhận 15 ca tử vong do Covid-19 mỗi ngày nhưng những trường hợp này chủ yếu là người cao tuổi có bệnh lý nền thuộc nhóm nguy cơ và chưa tiêm vắc-xin Covid-19.
TP.HCM ghi nhận 166 ca Covid-19 nhiễm Omicron
Theo thống kê của ngành Y tế hiện TP.HCM ghi nhận 166 ca Covid-19 nhiễm Omicron (155 ca nhập cảnh và 11 ca được phát hiện trong cộng đồng).
TP.HCM đã có 518.052 trường hợp mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố
Sở Y tế đang phối hợp với các sở, ngành để tăng cường giám sát, mở lại các đường bay và giám sát cả ở nhập cảnh và trong cộng đồng.
Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết trong 5 ca Covid-19 nhiễm Omciron trong cộng đồng được ghi nhận gần đây, TP.HCM xác định 19 F1.
Trong đó, 3 trường hợp dương tính. Một ca trong số này được xác định nhiễm Omicron. Đây là ca Omicron trong cộng đồng thứ 11 được ghi nhận tại TP.HCM.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, tính đến ngày 16/2, TP.HCM có 518.052 trường hợp mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố, bao gồm 517.138 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 914 trường hợp nhập cảnh.
Đến 16/2, TP.HCM đã tiêm hơn 3,96 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 nhắc lại và hơn 665.000 mũi vắc-xin bổ sung.
Theo đánh giá cấp độ dịch Covid-19 mới đây của Sở Y tế, TP.HCM có 275 phường, xã đạt cấp 1 (vùng xanh), 37 phường, xã cấp 2, tăng 36 phường, xã cấp 2 so với cách đánh giá cũ.
Phần lớn F0 ở Phú Thọ là điều trị tại nhà
Theo báo cáo của Sở Y tế Phú Thọ, trong 24 giờ qua, tỉnh Phú Thọ ghi nhận 1.417 ca mắc Covid-19 mới.
Sẵn sàng phương án tiêm vắc-xin cho nhóm trẻ em từ 5-11 tuổi theo hướng dẫn và tiến độ quy định của Bộ Y tế
Trong đó có 711 trường hợp từ F1 hoặc trong vùng cách ly, phong tỏa đã được quản lý; 706 trường hợp mắc mới trong cộng đồng; 2 trường hợp tử vong đều có bệnh lý nền nặng.
Tỉnh hiện có 8.570 bệnh nhân đang được điều trị, trong đó có hơn 98% điều trị tại nhà.
Trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19, tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo kịp thời công tác phòng, chống dịch một cách quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả.
Cụ thể, tỉnh tăng cường tổ chức xét nghiệm và hướng dẫn người dân tự xét nghiệm, đặc biệt với người có yếu tố dịch tễ, người có nguy cơ cao.
Bên cạnh đó, các địa phương, đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ và xử lý nghiêm các vi phạm quy định trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu vực nguy cơ cao như bệnh viện, trường học, các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu, cụm công nghiệp, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, khu du lịch, khách sạn, nhà hàng, bến xe...; mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đăng ký lịch khám, tư vấn sức khỏe, khám bệnh từ xa…
Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị ưu tiên đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 năm 2022 do UBND tỉnh ban hành.
Trong đó, tập trung rà soát và tổ chức tiêm vét cho những người chưa được tiêm, nhất là những đối tượng từ chối tiêm chủng, người cao tuổi, người mắc bệnh nền, phấn đấu tối thiểu 98% người dân từ 12 tuổi trở lên được tiêm đủ liều cơ bản ngay trong tháng 1/2022.
Đồng thời, tổ chức tiêm mũi vắc-xin tăng cường và mũi vắc-xin nhắc lại cho người dân từ 18 tuổi trở lên, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu chống dịch, nhóm người cao tuổi, người bệnh nền, phấn đấu tối thiểu đạt 99% trong quý I; rà soát, sẵn sàng phương án tiêm vắc-xin cho nhóm trẻ em từ 5-11 tuổi theo hướng dẫn và tiến độ quy định của Bộ Y tế.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận