Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế tối 19/7 cho biết có 2.180 ca mắc, trong đó TP Hồ Chí Minh vẫn nhiều nhất với 1.539 ca.
Tổng số mắc trong ngày hôm nay là 4.195 - thấp hơn ngày hôm qua gần 1.800 ca. Trong hôm nay có 380 bệnh nhân khỏi bệnh, xuất viện.
Xét nghiệm phát hiện sớm bệnh nhân Covid-19 trong khu vực có ca nhiễm mới.
Tin tức dịch Covid-19 hôm nay
Số ca mắc trong 12 giờ qua là 2.180 ca (BN55846-58025):
+ 19 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh (12), Thanh Hóa (5), Hải Dương (1), Kiên Giang (1).
+ 2.161 ca ghi nhận trong nước tại TP Hồ Chí Minh (1.539), Bình Dương (288), Đồng Nai (80), Đồng Tháp (47), Long An (37), Khánh Hòa (34), Hà Nội (32), Bình Thuận (19), Phú Yên (16), Cần Thơ (15), Bà Rịa - Vũng Tàu (11), Quảng Nam (9), Kiên Giang (8 ), Bình Phước (6), Hưng Yên (4), Ninh Thuận (4), Quảng Ngãi (3), Trà Vinh (3), Bình Định (2), Đắk Nông (1), Hải Phòng (1), Ninh Bình (1), Bắc Ninh (1); trong đó 1.990 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Số ca mắc trong ngày 19/7 là 4.195:
Số ca mắc ngày hôm nay ghi nhận giảm hơn so với ngày hôm qua, tổng số ca mắc hôm nay là 4.195 (hôm qua 5.926), trong đó TP Hồ Chí Minh giảm hơn 1.500 ca (3.074 ca so với 4.692). Chi tiết ngày hôm nay như sau:
20 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh (12), Thanh Hóa (5), Hải Dương (1), Kiên Giang (1), Hà Nội (1).
4.175 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (3074), Bình Dương (503), Đồng Nai (154), Đồng Tháp (53), Hà Nội (44), Vĩnh Long (41), Phú Yên (41), Long An (37), Khánh Hoà (34), Bến Tre (30), Bà Rịa - Vũng Tàu (28), Sóc Trăng (19), Bình Thuận (19), Quảng Ngãi (17), Cần Thơ (15), Quảng Nam (11), An Giang (8 ), Trà Vinh (8 ), Kiên Giang (8 ), Bình Phước (6), Bắc Ninh (4), Hưng Yên (4), Ninh Thuận (4), Lào Cai (2), Vĩnh Phúc (2), Hậu Giang (2), Bình Định (2), Thái Bình (1), Gia Lai (1), Đắk Nông (1), Hải Phòng (1), Ninh Bình (1), trong đó có 497 ca trong cộng đồng.
Cập nhật tin tức mới nhất về Covid-19 tại Việt Nam ngày 19/7.
Thêm 80 ca tử vong từ ngày 9 đến 19/7 tại 6 tỉnh, thành
Đây là các bệnh nhân tử vong từ ngày 9/7/2021-19/7/2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Long An, Bắc Ninh, Vĩnh Long và Trà Vinh.
Thông tin cụ thể như sau:
- Tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 9-19/7/2021: 70 ca tử vong.
- Tại Đồng Tháp từ ngày 15-17/7/20201: 5 ca.
- Tại Long An từ ngày: 18-19/7/2021: 2 ca.
- Tại Trà Vinh: ngày 13/7: 1 ca.
- Tại Bắc Ninh: ngày 18/7: 1 ca.
- Tại Vĩnh Long: ngày 18/7: 1 ca.
Như vậy, đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 334 trường hợp tử vong do liên quan đến Covid-19, trong đó có nhiều người cao tuổi, bệnh lý nền nặng.
Một khu vực phong toả ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
Ninh Thuận: 3 ca nghi mắc Covid-19 qua lấy mẫu ngẫu nhiên
Chiều tối nay (19/7), tỉnh Ninh Thuận ghi nhận thêm 4 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 3 trường hợp lây nhiễm từ chợ đầu mối nông sản Phan Rang.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận cho biết, trong quá trình giám sát, lấy 134 mẫu ngẫu nhiên tại các chợ trên địa bàn thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước để xét nghiệm sàng lọc, đã phát hiện 3 trường hợp nghi mắc Covid-19.
CDC Ninh Thuận cho biết, các bệnh nhân là bà Đ.T.Đ, sinh năm 1964, làm nghề buôn bán và người cháu T.N.L, cùng ngụ tại khu phố 12, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước và có nguồn lây từ chợ đầu mối Phan Rang. Một bệnh nhân cùng ngụ tại khu phố 12, thị trấn Phước Dân, là bà con của bà Đ., hàng ngày lấy cá từ cảng Đông Hải về bán tại chợ làng Bàu Trúc.
Bệnh nhân còn lại ngụ tại khu phố 5, phường Phủ Hà, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, là F1, đang cách ly tập trung tại trường Cao đẳng nghề cơ sở tỉnh Ninh Thuận.
Tất cả bệnh nhân đã được chuyển đi cách ly tại các cơ sở y tế trong tình trạng sức khỏe bình thường. CDC Ninh Thuận đang tiếp tục điều tra dịch tễ, truy vết người có liên quan để ngăn chặn dịch lây lan.
Tính đến chiều nay 19/7, Ninh Thuận ghi nhận 39 trường hợp mắc Covid-19. Trước đó, UBND tỉnh đã quyết định tạm dừng hoạt động chợ đầu mối nông sản Phan Rang trong 3 ngày để rà soát, khoanh vùng và truy vết phòng, chống dịch Covid-19.
Hà Nội ghi nhận nhiều ca mắc mới ở khu vực trung tâm thành phố.
Hà Nội công bố 17 ca mới, 13 ca ở trung tâm thành phố
Chiều 19/7, Hà Nội công bố 17 trường hợp mắc Covid-19 mới, trong đó có tới 13 trường hợp ở 3 quận trung tâm.
CDC Hà Nội cho biết, 17 trường hợp mắc mới ghi nhận tại Quận Hai Bà Trưng (7), Hoàn Kiếm (4), Cầu Giấy (2), Bắc Từ Liêm (1), Nam Từ Liêm (1), Mỹ Đức (1). Trong đó:
6 trường hợp F1 liên quan chùm ca bệnh tại 90 Nguyễn Khuyến, Đống Đa.
5 trường hợp là F1 liên quan chùm ca bệnh tại Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng.
2 trường hợp là F1 liên quan chùm ca bệnh tại B6 Trại Găng, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng.
2 trường hợp là người về từ TP.HCM.
1 trường hợp là F1 liên quan chùm ca bệnh tại Bắc Ninh.
2 gia đình Hà Nội cạnh nhau có 10 người dương tính
Cơ quan chức năng xác định 4 trường hợp cùng trong một gia đình tại P205 B8 (phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) dương tính SARS-CoV-2 sinh sống ngay cạnh gia đình có 6 người dương tính đã được công bố ngày 18/7.
Theo đó, 6 trường hợp là công nhân Công ty SEI, Khu công nghiệp Thăng Long đã được cách ly từ ngày 5/7 và đã có ít nhất 2-3 lần xét nghiệm âm tính. Ngày 17/7, các trường hợp trên được lấy mẫu xét nghiệm do có triệu chứng, kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Cụ thể, bệnh nhân N. (SN 1983, địa chỉ Hậu Dưỡng xã Kim Chung huyện Đông Anh, Hà Nội), là công nhân bộ phận QCAR, phòng MO, phân xưởng F1 của công ty SEI. Bệnh nhân được cách ly từ ngày 5-7, được xét nghiệm 4 lần âm tính trước đó, ngày 17/7, xuất hiện ho, rát họng được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Bệnh nhân B. (SN 2002, địa chỉ Hậu Dưỡng, Kim Chung, Đông Anh), là công nhân bộ phận CLPREES, phân xưởng F1 của công ty SEI. Bệnh nhân được cách ly từ 5/7, xét nghiệm 3 lần âm tính. Ngày 16-7, bệnh nhân xuất hiện sốt, ho, được lấy mẫu xét nghiệm vào ngày 17/7, kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Bệnh nhân N.L. (SN 1999, địa chỉ thôn Đoài, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh), là công nhân tập sự tại công ty SEI từ ngày 1/7. Bệnh nhân được cách ly từ ngày 5/7, được xét nghiệm 4 lần âm tính. Ngày 15/7, bệnh nhân được xác định là F1 của BN38381 và có triệu chứng sốt, được lấy mẫu xét nghiệm vào ngày 17/7, kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Bệnh nhân T.H.N. (SN 1992, địa chỉ Mỹ Nội, Bắc Hồng, Đông Anh), là quản lý bảo vệ của Công ty SEI. Bệnh nhân được cách ly từ ngày 5/7 tại khu cách ly Việt-Hàn và được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần trước đó âm tính. Ngày 16/7, bệnh nhân xuất hiện sốt, ho, rát họng được lấy mẫu xét nghiệm ngày 17/7, kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Bệnh nhân L.T.H.T. (SN 1998, địa chỉ thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh), là công nhân bộ phận QCRO, phân xưởng F5 của Công ty SEI. Bệnh nhân được cách ly từ ngày 5/7, đã được xét nghiệm 3 lần âm tính trước đó. Ngày 14/7, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt. Ngày 17/7, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Lấy mẫu xét nghiệm các F1 tại tỉnh Quảng Nam.
Quảng Nam ghi nhận thêm 8 ca nghi nhiễm tại huyện Tiên Phước
8 F1 ở huyện Tiên Phước liên quan đến ca nhiễm tại TP Hội An có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Trưa 19/7, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Nam xác nhận thông tin tại địa phương này vừa ghi nhận thêm 8 trường hợp nghi nhiễm Covid-19 tại huyện Tiên Phước.
Theo đó, trong số 53 F1 của ca bệnh ghi nhận tại TP Hội An (quê ở xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước), có 8 người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV2. Cụ thể, có 4 trường hợp tại xã Tiên Hà, 1 xã Tiên Ngọc, 1 xã Tiên Sơn 1 và 2 ở xã Tiên Châu.
Hiện các ngành chức năng tỉnh Quảng Nam đang khẩn trương truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, đưa đi cách ly đối với các trường hợp liên quan.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn, sáng 19-7, Ban Thường vụ Huyện ủy Tiên Phước tổ chức họp khẩn bàn phương án ứng phó.
Ban Thường vụ Huyện ủy Tiên Phước thống nhất thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên phạm vi toàn bộ xã Tiên Hà, thôn Hội Lâm (xã Tiên Châu), thôn 3 (xã Tiên Ngọc), thôn Cẩm Tây (xã Tiên Cẩm); thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ tại thôn 4 (xã Tiên Sơn).
Như đã thông tin, sau 28 ngày không có ca Covid-19 trong cộng đồng, tới ngày 18/7, Quảng Nam ghi nhận ca bệnh đầu tiên. Tới thời điểm này, tại địa phương này đã ghi nhận 11 trường hợp nghi nhiễm.
Long An có 11 bệnh nhân tử vong trong 4 ngày
Theo Sở Y tế Long An, đến sáng 19/7, Long An ghi nhận 1.615 ca mắc Covid-19 (16 ca nhập cảnh), trong đó, có 787 ca mắc cộng đồng được Bộ Y tế cấp mã số, 828 ca chưa cấp mã số.
Đang cách ly tập trung 4.706 trường hợp, cách ly tại nhà 11.146, điều trị khỏi 42 ca, 11 ca tử vong. Riêng từ ngày 14 đến 18/7, tại Long An đã có 3 ca tử vong là BN17071; BN33748; BN17580.
Điều trị bệnh nhân nặng
UBND tỉnh Long An đã thành lập 9 bệnh viện dã chiến ở TP Tân An, thị xã Kiến Tường và các huyện Tân Trụ, Thạnh Hóa, Cần Đước, Đức Huệ, Tân Hưng, Mộc Hóa…để tiếp nhận cách ly, theo dõi, điều trị người nhiễm Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Sở Y tế đang triển khai thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà đảm bảo đúng quy định hướng dẫn của Bộ Y tế; giảm thời gian cách ly y tế từ 21 ngày xuống 14 ngày cho các đối tượng F1 và người nhập cảnh (trừ trường hợp người nhập cảnh vào làm việc dưới 14 ngày và các trường hợp nhập cảnh cách ly theo quy định khác của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và của Bộ Y tế).
Tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú 14 ngày tiếp theo. Thực hiện nghiêm việc quản lý, giám sát cách ly, bàn giao và theo dõi, giám sát y tế sau cách ly đảm bảo không để lây nhiễm chéo và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Hà Nội mở chiến dịch xét nghiệm sàng lọc Covid-19 diện rộng
Bắt đầu từ ngày 19/7, Hà Nội sẽ rà soát, xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho nhiều đối tượng nguy cơ tại cộng đồng.
Quyết định được Sở Y tế Hà Nội đưa ra trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 mới ghi nhận liên tục tăng cao những ngày qua. Riêng từ ngày 5/7 đến nay có thêm 183 trường hợp.
Theo đó trong chiến dịch cao điểm từ 19-25/7, Hà Nội sẽ rà soát, xác minh và lấy mẫu xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 để đánh giá nguy cơ đối với các trường hợp ho, sốt, chưa có nguyên nhân rõ ràng, nghi ngờ mắc Covid-19, không cần yếu tố dịch tễ, thời gian bắt đầu có triệu chứng từ ngày 10/7.
Ngoài ra, thành phố sẽ rà soát, xác minh người về từ các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và 19 tỉnh đang áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính Phủ, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp này, cách ly đủ 14 ngày tại nhà kể từ ngày về Hà Nội.
Sáng 19/7, Hà Nội ghi nhận thêm 16 ca mắc Covid-19
Hà Nội cũng thực hiện lấy mẫu giám sát với người làm nghề lái xe, phụ xe bus, bán vé xe bus trên địa bàn thành phố.
Các cơ sở xét nghiệm sử dụng phương pháp xét nghiệm RT-PCR lấy mẫu gộp thực địa hoặc xét nghiệm test nhanh kháng nguyên.
Sở Y tế giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố hướng dẫn chuyên môn, tổ chức thực hiện và đôn đốc các TTYT quận, huyện, thị xã rà soát và lấy mẫu xét nghiệm để đánh giá nguy cơ, giám sát trọng điểm tại cộng đồng.
Trong làn sóng dịch lần 4 kể từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 442 ca mắc Covid-19, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 261 trường hợp.
Sáng 19/7, thêm 2.015 ca mắc mới, riêng TP.HCM có 1.535 ca
Sáng 19/7, ghi nhận 2.015 ca mắc mới ở 20 tỉnh, thành phố; trong đó 1.688 ca được phát hiện trong khu cách ly, phong tỏa.
Bộ Y tế thông tin, tính từ 19h30 ngày 18/7 đến 6h ngày 19/7 có 2.015 ca mắc mới (BN53831-55845) gồm:
2.014 ca ghi nhận trong nước trong đó 1.688 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Cụ thể:
1.535 ca ghi nhận tại TP.HCM: 1.346 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 189 ca là người tại khu vực ổ dịch, tới khám sàng lọc tại Bệnh viện.
215 ca ghi nhận tại tỉnh Bình Dương: 123 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 92 ca đang điều tra dịch tễ.
74 ca ghi nhận tại tỉnh Đồng Nai: 33 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 32 ca liên quan đến Công ty tại huyện Vĩnh Cửu; 9 ca đang điều tra dịch tễ.
41 ca ghi nhận tại tỉnh Vĩnh Long: 30 ca liên quan đến Công ty tại huyện Long Hồ; 11 ca đang điều tra dịch tễ.
30 ca ghi nhận tại tỉnh Bến Tre: 20 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly; 3 ca liên quan đến chợ P5; 1 ca có tiền sử về từ TP.HCM; 6 ca đang điều tra dịch tễ.
25 ca ghi nhận tại tỉnh Phú Yên: 21 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu phong toả; 4 ca đang điều tra dịch tễ.
19 ca ghi nhận tại tỉnh Sóc Trăng: 4 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly; 1 ca có tiền sử về từ TP.HCM; 1 ca có tiền sử về từ TP. Cần Thơ; 1 ca có tiền sử về từ tỉnh Đồng Nai; 12 ca đang điều tra dịch tễ.
17 ca ghi nhận tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: 5 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly; 10 ca trong khu vực đã được phong tỏa; 1 ca có tiền sử về từ TP.HCM; 1 ca đang điều tra dịch tễ.
14 ca ghi nhận tại tỉnh Quảng Ngãi: là các trường hợp trong khu cách ly, khu phong toả
12 ca ghi nhận tại TP. Hà Nội: 11 ca là các trường hợp F1; 1 ca có tiền sử đi về từ TP.HCM.
8 ca ghi nhận tại tỉnh An Giang: 5 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly; 2 ca có tiền sử về từ TP.HCM; 1 ca có tiền sử về từ tỉnh Vĩnh Long.
6 ca ghi nhận tại tỉnh Đồng Tháp: 5 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly; 1 ca đang điều tra dịch tễ.
5 ca ghi nhận tại tỉnh Trà Vinh: có tiền sử đi về từ TP.HCM, đã chủ động khai báo y tế và được cách ly.
3 ca ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh: 1 ca là F1 đã được cách ly từ trước; 2 ca có tiền sử về từ TP.HCM.
2 ca ghi nhận tại tỉnh Hậu Giang: 1 ca là F1 của BN25440; 1 ca có tiền sử đi về từ TP. Cần Thơ.
2 ca ghi nhận tại tỉnh Quảng Nam: 1 ca là F1 của BN51182 đã được cách ly từ trước; 1 ca đang điều tra dịch tễ.
2 ca ghi nhận tại tỉnh Vĩnh Phúc: có tiền sử đi về từ TP.HCM, đã chủ động khai báo y tế.
2 ca ghi nhận tại tỉnh Lào Cai: có tiền sử đi về từ TP.HCM, đã chủ động khai báo y tế.
1 ca ghi nhận tại tỉnh Thái Bình: có tiền sử đi về từ TP.HCM, đã chủ động khai báo y tế.
1 ca ghi nhận tại tỉnh Gia Lai: đang điều tra dịch tễ.
Ưu tiền nguồn lực để điều trị cho F0. Ảnh: Zing
Tính đến nay, Việt Nam có tổng cộng 53.785 ca ghi nhận trong nước và 2.060 ca nhập cảnh.
Riêng số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 52.215 ca, trong đó có 7.893 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Hiện, có 12 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.
4 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Nam Định, Lào Cai.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.667 ca; 118 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU; 18 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 4.525.027 xét nghiệm cho 11.975.213 lượt người.
Số ca đang điều trị âm tính với SARS-CoV-2 lần 1: 267 ca; Lần 2: 116 ca; Lần 3: 118 ca.
Ngành Y tế đã thực hiện tiêm chủng 4.283.906 liều vaccine phòng COVID-19, trong đó: 3.977.431 người đã được tiêm 1 mũi và 306.475 người đã được tiêm đủ 2 mũi.
Thêm 29 bệnh nhân COVID-19 tử vong
Chiều 18/7, Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ghi nhận thêm 29 ca tử vong do COVID-19 mới.Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, các trường hợp tử vong này được thống kê tại TP.HCM (20 ca), Long An (3), Bình Dương (2), Đồng Tháp (1), Bắc Giang (1), Hà Nội (1).
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định, việc điều trị các bệnh nhân COVID-19 vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, tại một số tỉnh, thành, tỷ lệ F0 có triệu chứng trở nặng đang tăng. Điều này là gánh nặng rất lớn, nhất là ở TP.HCM.
Nhu cầu máy thở của một số địa phương đã vượt quá khả năng đáp ứng của ngành y tế.
Đặc biệt, ở Đồng Tháp, tỷ lệ bệnh nhân nặng đòi hỏi hỗ trợ oxy, oxy mask, oxy dòng cao (HFNC), ECMO..., ngày càng tăng. Nhu cầu máy thở của một số địa phương đã vượt quá khả năng đáp ứng của ngành y tế.
Thứ trưởng Sơn cho biết: “Tỷ lệ tử vong Việt Nam hiện giờ là 0,43%. TP.HCM có khả năng tăng lên hơn 0,6%. Tại Đồng Tháp, tỷ lệ tử vong sẽ còn cao hơn nữa. Điều này chứng tỏ Việt Nam đang tiệm cận với tỷ lệ tử vong trên thế giới. Chúng ta phải rất lưu ý các trường hợp bệnh nhân trở nặng và bắt buộc phải sử dụng biện pháp hỗ trợ”.
Thứ trưởng đề nghị các tỉnh, thành tập trung những biện pháp mạnh để giảm thiểu tác hại này bằng cách tăng cường các hệ thống về nhân lực, trang thiết bị, vật tư y tế, kể cả hệ thống oxy và khí nén cho các cơ sở điều trị và khu điều trị bệnh nhân nặng.
Thứ trưởng Sơn cho biết, sau khi nhận được đề xuất về hỗ trợ trang thiết bị điều trị COVID-19 của TP.HCM và một số tỉnh, Bộ Y tế đã điều động máy test nhanh, máy thở HFNC cho các địa phương cần thiết, nhưng số lượng không thể như mong đợi.
Trong bối cảnh này, thứ trưởng lưu ý vấn đề cách ly F1. Theo báo cáo nhanh về tỷ lệ dương tính đối với F1 được cách ly tập trung, 95% trường hợp được xác định dương tính trong tuần đầu tiên, 7-10 ngày chiếm 4%. 1% còn lại được phát hiện sau10 ngày.
Do đó, các tỉnh, thành nên lưu ý con số này, giảm một ngày cách ly F1 là càng được lợi trong bối cảnh số lượng ghi nhận hiện rất lớn.
Chỉ đạo khẩn cấp của Thủ tướng gửi các Bộ trưởng về phòng chống Covid-19
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có chỉ đạo khẩn cấp gửi các bộ trưởng các bộ: Quốc phòng, Công thương, NN&PTNT, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thông tin và truyền thông, Lao động - thương binh và xã hội.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp các Bộ trưởng về việc thành lập các Tổ công tác đặc biệt để phòng chống dịch Covid-19 của từng bộ và tại TP.HCM.
Theo đó, để hỗ trợ và phục vụ kịp thời, hiệu quả trong công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam, Thủ tướng yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thành lập Tổ công tác đặc biệt phòng chống dịch Covid-19 của từng bộ tại TP.HCM do một đồng chí Thứ trưởng phụ trách trực tiếp.
Các Tổ công tác đặc biệt để phối hợp chặt chẽ với TP.HCM và các địa phương phía Nam, nhất là địa phương đang thực hiện Chỉ thị số 16, chủ động xử lý giải quyết ngay những nhiệm vụ phát sinh trong công tác phòng chống dịch.
Tổ công tác đặc biệt hàng ngày báo cáo Bộ trưởng và Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và kịp thời đề xuất, kiến nghị đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.
Đây là nhiệm vụ quan trọng, rất cấp bách, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng tập trung chỉ đạo thực hiện, sớm phát huy vai trò của tổ công tác đặc biệt trong công tác phòng chống dịch tại TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam.
Các tỉnh thực hiện Chỉ thị 16 báo cáo nhu cầu hỗ trợ y tế
Để chỉ phục vụ kịp thời, hiệu quả cho công tác điều phối nhân lực, y tế trong công tác phòng chống dịch Covid-19 trên toàn quốc, Thủ tướng yêu cầu các Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, thực hiện ngay một số nhiệm vụ sau:
Đối với TP.HCM và các tỉnh, thành thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị 16 có nhu cầu hỗ trợ nhân lực, y tế, tổng hợp nhu cầu về y tế, bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên để phòng chống dịch trên địa bàn.
Đối với các tỉnh chưa thực hiện theo Chỉ thị 16 còn lại tổng hợp khả năng có thể hỗ trợ về bác sĩ điều dưỡng viên, kỹ thuật viên để phòng chống dịch tại các địa phương khác trên toàn quốc.
Các tỉnh, thành khẩn trương tổng hợp số liệu theo quy định nêu trên báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 trước 17h ngày 20/7 (tức thứ 3 tuần sau).
Đồng thời, Thủ tướng chỉ đạo các tỉnh, thành phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả về phân bổ, tổ chức tiêm vaccine cho các đối tượng theo quy định.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận