Theo bản tin tối của Bộ Y tế, tính từ 6h đến 18h30 ngày 20/7, cả nước có 2.640 ca mắc mới, trong đó 5 ca nhập cảnh.
2.635 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (1.803), Bình Dương (422), Đồng Nai (82), Đồng Tháp (60), Long An (46), Hà Nội (40), Đà Nẵng (29), Phú Yên (27), Cần Thơ (23), Ninh Thuận (22), Khánh Hòa (15), Bình Thuận (14), Kiên Giang (12), Nghệ An (8 ), Đắk Lắk (8 ), Bắc Ninh (4), Bình Định (3), Hưng Yên (3), Quảng Nam (2), Bạc Liêu (2), Vĩnh Phúc (2), An Giang (2), Kon Tum (2), Gia Lai (1), Bắc Giang (1), Đắk Nông (1), Lâm Đồng (1) trong đó có 477 ca trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu XN Covid-19
Theo đó, trong ngày 20/7, cả nước có 4.795 ca mắc mới, trong đó có 6 ca nhập cảnh và 4.789 ca ghi nhận trong nước.
Riêng TP. Hồ Chí Minh ghi nhận 3.322, tiếp đến là Bình Dương 578, Đồng Nai (162), Tiền Giang (133), Đồng Tháp (66), Đà Nẵng (61), Khánh Hoà (53), Hà Nội (46), Long An (46), Cần Thơ (45), Vĩnh Long (43), Phú Yên (39), Bến Tre (34), Bà Rịa - Vũng Tàu (26), Ninh Thuận (22), Kiên Giang (20), Bình Thuận (14), Hậu Giang (10), Đắk Lắk (10), Vĩnh Phúc (9), An Giang (8 ), Nghệ An (8 ), Bình Phước (6), Bạc Liêu (4), Bắc Ninh (4), Lâm Đồng (3), Quảng Nam (3), Bình Định (3), Hưng Yên (3), Quảng Ngãi (2), Kon Tum (2), Lạng Sơn (1), Gia Lai (1), Bắc Giang (1), Đắk Nông (1) trong đó có 728 ca trong cộng đồng.
Kon Tum lần đầu tiên kể từ khi dịch xảy ra đã ghi nhận 2 ca mắc.
Tính đến chiều ngày 20/7, Việt Nam có tổng cộng 62.820 ca mắc, trong đó 60.735 ca trong nước và 2.085 ca nhập cảnh.
Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch thứ 4 kể từ 27/4 đến nay là 59.165 ca, trong đó có 8.669 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 11/59 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.
Cũng trong ngày hôm nay, có 396 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 11.443 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 123 ca.
Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 18 ca.
Hôm nay chưa ghi nhận ca tử vong.
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 72.279 xét nghiệm cho 296.067 lượt người.
Tổng số liều vaccine đã được tiêm là 4.305.501 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 3.995.710 liều, tiêm mũi 2 là 309.791 liều.
Cần Thơ ghi nhận 29 ca nhiễm mới, 2 bệnh nhân tử vong
Ngày 20/7, Sở Y tế TP Cần Thơ vừa có báo cáo nhanh về tình hình phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Theo đó, tính đến 16h cùng ngày, Cần Thơ phát hiện 29 ca nhiễm mới, trong đó có 13 trường hợp phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc, 8 trường hợp là F1 của các ca bệnh đã công bố trước đó, 8 trường hợp trong khu cách ly, phong tỏa.
Chợ Tân An (phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) bị phong tỏa sau khi nơi này ghi nhận 1 trường hợp tiểu thương mắc Covid-19.
Ngành y tế Cần Thơ đã tiến hành truy vết, khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm, 24 F1, 12 F2 liên quan, tiến hành phun khử khuẩn các địa điểm liên quan theo quy định.
Các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 đã được chuyển đến các cơ sở y tếcách ly và điều trị.
Như vậy tính đến thời điểm hiện tại, TP. Cần Thơ ghi nhận 199 trường hợp mắc Covid-19.
Cũng theo báo cáo Sở Y tế, sáng cùng ngày, có 2 trường hợp bệnh nhân Covid-19 đã tử vong.
Được biết, trong hai trường hợp nói trên, có 1 trường hợp 91 tuổi, mắc nhiều bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, suy thận giai đoạn cuối.
Nguy cơ dịch bệnh Covid-19 ở Hà Nội rất cao
Sáng 20/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 TP chủ trì phiên họp trực tuyến lần thứ 120 với các quận, huyện, xã, phường.
Tại phiên họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội một lần nữa nhắc nhở: “Phải nhìn nhận rõ nguy cơ hiện nay rất cao. Chúng ta phải kiên định các phương châm, cách làm thì sẽ kiểm soát được dịch bệnh.
Yêu cầu hiện nay cao nhất là thực hiện và thực sự đưa các nội dung của Công điện 15 vào cuộc sống. Cấp cơ sở phải vào cuộc kịp thời, kiểm tra thực hiện nghiêm các quy định chứ không để tình trạng chợ cóc, chợ tạm đã cấm từ trước Công điện 15 nhưng vẫn còn một số nơi hoạt động.
Về vai trò của nhân dân trong công tác phòng chống dịch bệnh, ông Chu Ngọc Anh tổng kết: “Nhân dân Thủ đô rất tuyệt vời, không chỉ đồng lòng ủng hộ Thành phố chống dịch mà còn chấp hành, sẵn sàng các biện pháp mạnh hơn.
Trong thời điểm này, nhân dân Thủ đô hãy phát huy tinh thần này để trước hết bảo vệ sức khỏe, an toàn cho cá nhân, chung tay sớm kiểm soát các chùm ca bệnh để có điều kiện trở lại trạng thái bình thường mới. Bên cạnh đó, người dân có thể yên tâm rằng chính quyền các cấp luôn đảm bảo mọi điều kiện phục vụ tốt nhất đời sống người dân".
Chủ tịch UBND TP lưu ý thêm: “Người dân cần luôn nhớ thực hiện 5k ở mọi chỗ. Nếu người nhà về từ vùng dịch hay có biểu hiện ho sốt cần báo ngay cho y tế, tổ COVID-19 cộng đồng”.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại cuộc họp
Đối với các cấp chính quyền, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh phản ánh của nhân dân, cơ quan báo chí cần được tiếp thu xử lý kịp thời; báo cáo kịp thời lên các cấp. Đóng cửa, rút giấy phép các cơ sở kinh doanh vi phạm là việc làm cần thiết.
Song hành với tăng cường kiểm tra kiểm soát, từ cấp trên xuống cấp dưới, phải xử lý nghiêm vi phạm thiếu sót của cán bộ và người dân vi phạm các quy định của thành phố. Các quận huyện căn cứ vào tình hình thực tế để để thực hiện các biện pháp phòng dịch mạnh mẽ hơn. “Ví dụ như ở các xã gần khu công nghiệp có ca lây nhiễm thì có thể xem xét thực hiện Chỉ thị 16…”, ông dẫn chứng.
“Cán bộ gương mẫu đi đầu, chủ động, sáng tạo ngay từ cơ sở và sự đồng hành ủng hộ của nhân dân chính là bí quyết chống dịch để chúng ta quyết tâm ngăn chặn thành công dịch bệnh”, người đứng đầu chính quyền Hà Nội khẳng định đồng thời nhắc các đơn vị phải đảm bảo tuyệt đối an toàn việc tiêm vaccine và khẳng định Thành phố sẽ nỗ lực nhanh nhất có độ bao phủ vaccine để có miễn dịch cộng đồng…
Hai tuần, Hà Nội phát hiện 104 ca mắc chưa rõ nguồn lây
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội trưa 20/7, 21 trường hợp mới được xác nhận nhiễm SARS-CoV-2 đều là F1, từng tiếp xúc F0 đã công bố trước đó.
Trong đó, ổ dịch tại Nhà thuốc Đức Tâm đã phát hiện thêm 8 trường hợp nhiễm virus.
Trưa nay, Hà Nội có thêm 21 người dương tính với nCoV.
Liên quan ổ dịch tại Nhà thuốc Đức Tâm mới phát hiện, 8 trường hợp nhiễm virus đều liên quan nhân viên tại đây.
Cụ thể, các chùm ca bệnh có thêm người nhiễm nCoV gồm: Nhà thuốc Đức Tâm, Láng Hạ, Đống Đa (8); Nguyễn Khuyến, Đống Đa (2); Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng (3) Tân Mai, Hoàng Mai (3); Nguồn lây từ Bắc Ninh (1); Liên quan TP.HCM (4).
Trước đó, theo cập nhật lúc 7h30 sáng cùng ngày, Sở Y tế Hà Nội cũng vừa ghi nhận 19 trường hợp nhiễm nCoV. Tổng số người có kết quả dương tính với virus trong ngày đã lên tới 40.
Như vậy, tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 507 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, tính riêng từ ngày 5/7 đến nay, số người nhiễm nCoV tại Hà Nội là 238 trường hợp.
Ngoài ra, một số ổ dịch mới phát hiện liên tiếp ghi nhận thêm người nhiễm nCoV tại Hà Nội trong thời gian gần đây là nhà thuốc Đức Tâm (11); Nguyễn Khuyến, Đống Đa (52); Tân Mai, Hoàng Mai (25); Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng (26), B6 Trại Găng (6), liên quan Bắc Ninh (8).
Trước đó, trong sáng 20/7, Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh chủ trì buổi làm việc trực tuyến của UBND Hà Nội với đơn vị trực thuộc về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Phó giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho biết từ ngày 5/7, ngành y tế phát hiện 5 ổ dịch không rõ nguồn lây, trong đó có những chùm ca bệnh lên đến hàng chục người.
Công điện 15 của Chủ tịch UBND Hà Nội yêu cầu dừng hết hoạt động không thiết yếu.
Chùm ca bệnh huyện Đông Anh đã ghi nhận 61 ca mắc (chủ yếu tại Khu công nghiệp Thăng Long), xác định được 345 F1 và 3.882 người liên quan.
Chùm ca bệnh thứ 2 tại 90 Nguyễn Khuyến, Đống Đa, liên quan đến nhân viên ngân hàng tại 25 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm. Bà lưu trú tại Chung cư Sunshine, quận Hoàng Mai. Hiện tại, TP đã ghi nhận 50 ca mắc tại ổ dịch này, chưa xác định nguồn lây.
Chùm ca bệnh tại Tân Mai, Hoàng Mai, liên quan lái xe và chủ cửa hàng bán Vietlott tại 58 Lĩnh Nam, Hoàng Mai. Trong 2 tuần gần đây bệnh nhân không đi đâu khỏi thành phố, cũng chưa xác định chính xác nguồn lây. Đến sáng 20/7, TP ghi nhận 22 trường hợp mắc thuộc chùm ca bệnh này.
Tại quận Hai Bà Trưng, chùm ca bệnh tại B6 Trại Găng, Thanh Nhàn, có ca mắc chỉ điểm là 2 người cùng gia đình. Trong một tháng qua, 2 người không đi đến tỉnh thành khác. Hiện, 6 ca mắc đã được phát hiện liên quan chùm ca bệnh này và chưa xác định được nguồn lây.
Mới đây, chùm ca bệnh liên quan đến nhà Thuốc Đức Tâm, Láng Hạ, Đống Đa, được phát hiện tối 19/7. Ca bệnh chỉ điểm là 3 nhân viên nhà thuốc tại cửa hàng số 95 Láng Hạ. Ngành y tế cũng chưa xác định được nguồn lây của 3 bệnh nhân này.
Ngoài ra, chùm ca bệnh tại Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - 565 Nguyễn Trãi liên quan tỉnh Bắc Ninh đã có 7 trường hợp mắc.
Chùm ca bệnh tại Bùi Thị Xuân, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, chưa xác định chính xác nguồn lây. Sở Y tế đã ghi nhận 23 người mắc Covid-19 thuộc ổ dịch này.
Chùm ca bệnh tại An Mỹ, Mỹ Đức (liên quan đến tỉnh Nghệ An) đến nay đã ghi nhận 9 người dương tính. Ổ dịch này đã được khống chế, 6 ngày qua không có ca mắc mới.
Theo ông Cương, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trong khi đó Hà Nội là đầu mối giao thông nên nguy cơ xuất hiện ca bệnh xâm nhập là rất cao.
Phun khử khuẩn tại khu xuất hiện nhiều ca bệnh, ổ dịch phức tạp chưa xác định được nguồn lây.
Hưng Yên phát hiện 2 lái xe đường dài dương tính
Sáng 20/7, tỉnh Hưng Yên vừa phát hiện 3 ca dương tính mới, trong đó có 2 lái xe đường dài nâng tổng số ca mắc tại tỉnh này lên 214 trường hợp, tính từ 21/6 đến nay. Các ca mắc mới gồm: 1 ca ở xã Thanh Long, Yên Mỹ, đã được cách ly tập trung từ trước
2 ca ở thị trấn Vương, Tiên Lữ lái xe từ Bến Tre về đêm 17/7, ngày 19/7 đi test nhanh tại BV Hưng Hà kết quả dương tính. Sau đó chuyển mẫu cho CDC Hưng Yên xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.
Trước đó, tối 19/7, Sở Y tế Hưng Yên thông tin 4 ca mắc COVID-19 được ghi nhận, gồm: Trần Tiến Đ., sinh năm 2005, địa chỉ tại xã An Viên (Tiên Lữ); Lương Thị H., sinh năm 1994, địa chỉ tại thị trấn Vương (Tiên Lữ); Nguyễn Văn Kh., sinh năm 2004, địa chỉ tại xã Trung Hưng (Yên Mỹ); Đào Minh Đ., sinh năm 2015, địa chỉ tại xã Thanh Long (Yên Mỹ).
Các trường hợp này đều được cách ly tại cơ sở cách ly tập trung của tỉnh, của huyện từ ngày 22 - 29/6.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tỉnh Hưng Yên hiện đang khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19, ngăn chặn sự lây lan của đại dịch.
Lấy mẫu xét nghiệm các F1 tại tỉnh Quảng Nam.
Bà Rịa-Vũng Tàu vượt mốc 200 ca dương tính với SARS-CoV-2
Số lượng ca dương tính với SARS-CoV-2 tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tính từ ngày 28/6 đến nay là 237 ca. Số ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh là 140 ca.Nhiều ca trong khu vực phong tỏa
Sáng 20/7, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, tính từ 18h ngày 19/7 đến 6h ngày 20/7, tỉnh này ghi nhận 43 ca dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 2 ca đã được Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân (BN 58155 và BN 58171) và 41 ca đang chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân.
Cụ thể, 1 ca ghi nhận ngoài cộng đồng tại Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc là BN 58155; 1 ca tại căn hộ Aria, phường 7, TP.Vũng Tàu, là BN 58171; 4 ca ghi nhận trong khu cách ly tập trung, liên quan BN 37058 (phường 11, TP.Vũng Tàu); 3 ca trong khu cách ly tập trung, liên quan BN 37514 (phường 12, TP. Vũng Tàu); 2 ca trong khu cách ly tập trung, liên quan BN 37521 (Vạn Hạnh, thị xã Phú Mỹ); 3 ca trong khu cách ly tập trung, liên quan BN 48593 (ấp Thanh Bình, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc); 1 ca trong khu cách ly tập trung, liên quan BN 48594 (Hải Sơn, Long Hải, huyện Long Điền);
Ngoài ra còn có 1 ca ghi nhận tại khu vực phong tỏa Cảng cá Cát Lở, TP.Vũng Tàu; 20 ca ghi nhận tại khu vực phong tỏa xã Bàu Lâm, Xuyên Mộc; 5 ca phát hiện trong khu vực phong tỏa xã Hòa Hưng, Xuyên Mộc; 2 ca ghi nhận ngoài cộng đồng, phát hiện tại Bệnh viện Bà Rịa, thường trú tại Long Điền. Hiện tại, lực lượng chức năng đang tiến hành khẩn trương truy vết các F1, F2, F3.
Như vậy, số lượng ca mắc ghi nhận tính từ ngày 28/6 đến nay là 237 ca. Số ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh là 140 ca. Số người đang cách ly tập trung là 2.294 trường hợp, lũy kế (từ ngày 1/1/2021 đến nay) là 16.442 trường hợp.
Thông tin diễn biến dịch Covid-19 tại TP.HCM liên tục được cập nhật trên Báo Giao thông.
Thêm 2.155 ca mắc mới, riêng TP.HCM 1.519 ca
Qua 1 đêm cả nước ghi nhận thêm 2.155 ca mắc mới Covid-19 ở 24 địa phương; Dịch tiếp tục nóng ở TP. HCM, Bình Dương và các tỉnh phía Nam.
Sáng 20/7, Bộ Y tế thông tin, cả nước ghi nhận thêm 2.155 ca mắc mới (BN58026-60180), gồm 1 ca nhập cảnh và 2.154 ca ghi nhận trong nước.
Tại TP. Hồ Chí Minh ghi nhận nhiều nhất với 1.519 ca, tiếp đến là Bình Dương 156, Tiền Giang (133), Đồng Nai (80), Vĩnh Long (43), Khánh Hòa (38), Bến Tre (34), Đà Nẵng (32), Bà Rịa - Vũng Tàu (26), Cần Thơ (22), Phú Yên (12), Hậu Giang (10), Kiên Giang (8 ), Vĩnh Phúc (7), Hà Nội (6), Bình Phước (6), An Giang (6), Đồng Tháp (6), Đắk Lắk (2), Quảng Ngãi (2), Bạc Liêu (2), Lâm Đồng (2), Quảng Nam (1); trong đó có 251 ca trong cộng đồng.
Như vậy, tính đến sáng ngày 20/7, Việt Nam có tổng cộng 60.180 ca mắc, trong đó 58.100 ca trong nước và 2.080 ca nhập cảnh.
Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch thứ 4 kể từ 27/4 đến nay là 56.530 ca, trong đó có 8.273 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 11/58 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.
Về tình hình điều trị, đến nay đã có 11.074 ca được điều trị khỏi; 118 ca đang điều trị ICU và 18 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO.
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 64.226 xét nghiệm cho 214.746 lượt người; Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 4.589.253 xét nghiệm cho 12.189.959 lượt người.
Trong ngày có 21.595 người được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 4.305.501, trong đó tiêm 1 mũi là 3.995.710 người, tiêm đủ 2 mũi là: 309.791 người.
Hà Nội thêm 19 ca Covid-19, có 3 nhân viên nhà thuốc
Sáng 20/7, Sở Y tế Hà Nội cho biết, ghi nhận 19 ca Covid-19 trên địa bàn, trong đó có 3 trường hợp liên quan chùm ca bệnh ở nhà thuốc Đức Tâm.
Trường hợp 1 là V.T.H.N, nữ, sinh năm 1997; địa chỉ tại Láng Thượng, Đống Đa. Bệnh nhân làm việc tại nhà thuốc Đức Tâm 95 Láng Hạ.
Ngày 19/7, bệnh nhân xuất hiện đau họng, test nhanh dương tính tại Bệnh viện Thu Cúc, kết quả xét nghiệm PCR cùng ngày khẳng định bệnh nhân dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
Trường hợp 2 là H.T.N.A, nữ, sinh năm 1997; địa chỉ tại Trung Liệt, Đống Đa. Bệnh nhân làm việc nhà thuốc Đức Tâm 95 Láng Hạ. Ngày 18/7, bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, ho, ngứa họng, chảy mũi. Ngày 19/7, bệnh nhân được test nhanh tại Bệnh viện Thu Cúc, kết quả xét nghiệm PCR cùng ngày khẳng định bệnh nhân dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
Trường hợp 3 là N.T.O, nữ, sinh năm 1979; địa chỉ tại Hạ Đình, Thanh Xuân. Bệnh nhân làm việc nhà thuốc Đức Tâm 95 Láng Hạ. Ngày 19/7, bệnh nhân xuất hiện đau đầu, rát họng, đau mỏi người, test nhanh dương tính tại Bệnh viện Thu Cúc, kết quả xét nghiệm PCR cùng ngày khẳng định BN dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
Trường hợp 4 là N.T.L, nữ, sinh năm 1994; địa chỉ tại Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng. Bệnh nhân là người bán cơm gần nhà bệnh nhân 48651, được lấy mẫu trong khu vực phong tỏa, ngày 19/7 có kết quả dương tính (CDC thực hiện).
Trường hợp 5 là V.V.T, nam, sinh năm 1982, địa chỉ tại Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng. Bệnh nhân ở cùng tòa nhà với bệnh nhân 51220, được lấy mẫu trong khu vực phong tỏa, ngày 19/7 có kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
Trường hợp 6 là N.H.L, nam, sinh năm 2013; địa chỉ: Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng. Bệnh nhân là F1 (con) bệnh nhân 55948. Ngày 18/7, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt. Ngày 19/7 bệnh nhân được lấy mẫu và có kết quả dương tính (CDC thực hiện).
Trường hợp 7 là C.T.T, nữ, sinh năm 1992. Địa chỉ: An Thượng, Hoài Đức. Trường hợp 8 là M.V.T, nam, sinh năm 1995. Địa chỉ: Hà Cầu, Hà Cầu. Trường hợp 9 là N.T.H, nữ, sinh năm 1989. Địa chỉ: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân. Cả 3 bệnh nhân là F1 (đồng nghiệp) bệnh nhân 55953. Ngày 19/7, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
Trường hợp 10 là N.V.H, nam, sinh năm 1976; địa chỉ: Sơn Đồng, Hoài Đức. Bệnh nhân là F1 bệnh nhân 53858. Ngày 19/7 được lấy mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
Trường hợp 11 là C.M.K, nam, sinh năm 2009. Trường hợp 12 là C.T.P.L, nữ, sinh năm 2017; địa chỉ: Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng. 2 bệnh nhân là F1 (con) bệnh nhân 55947. Ngày 19/7 có biểu hiện sốt, xét nghiệm cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
Trường hợp 13 là T.Đ.Q, nam, sinh năm 1999; địa chỉ: Bạch Mai, Hai Bà Trưng. Bệnh nhân là con (F1) của bệnh nhân 55931. Ngày 19/7, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
Trường hợp 14 là V.T.M.T, nữ, sinh năm 1957; địa chỉ: Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng. Bệnh nhân là F1 bệnh nhân 51016. Ngày 19/7 được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
Trường hợp 15 là N.Đ.D, nam, sinh năm 1991, địa chỉ: Ngã Tư Sở, Đống Đa. Trường hợp 16 là L.C.P, nam, sinh năm 1986, địa chỉ: Phúc La, Hà Đông. Trường hợp 17 là N.H.H.T, nữ, sinh năm, địa chỉ: Trung Văn, Nam Từ Liêm. Cả 3 trường hợp này là F1 (đồng nghiệp) bệnh nhân 42319, được cách ly từ ngày 16/7. Ngày 19/7 có triệu chứng được lấy mẫu cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)
Trường hợp 18 là T.T.H.M, nữ, sinh năm 1987; địa chỉ tại Trung Liệt, Đống Đa. Bệnh nhân là F1 (đồng nghiệp) bệnh nhân 48656, được cách ly từ ngày 17/7. Ngày 19/7 có triệu chứng, xét nghiệm cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
Trường hợp 19 là V.G.H, nam, sinh năm 2014; địa chỉ: Yên Sở, Hoàng Mai. Bệnh nhân là F1 bệnh nhân 55951. Ngày 19/7 được xác định là F1 đồng thời đang có triệu chứng, xét nghiệm có kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
Bình Dương "nóng" với kịch bản 10 nghìn ca bệnh
Theo bà Đoàn Thị Hồng Thơm, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương, hiện nay, trên địa bàn tỉnh ghi nhận khoảng 3.000 ca mắc Covid-19. Số ca mắc vẫn tăng rất nhanh mỗi ngày.
Ngành Y tế đang trưng dụng các cơ sở giáo dục để triển khai thành các cơ sở thu dung điều trị COVID-19. Tổng số giường điều trị hiện có khoảng 2.500 giường. Mới đây, tỉnh đã khai trương BV Dã chiến với quy mô 1.500 giường, dự kiến 20/7 sẽ đi vào hoạt động, nâng công suất giường điều trị Covid-19 lên 4.000 giường. Ngành y tế cũng đang tiếp tục khảo sát và xây dựng các phương án nâng công suất giường điều trị.
Theo ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám Chữa bệnh, Bộ Y tế, với tình hình hiện nay, tỉnh Bình Dương cần dự báo số ca bệnh Covid-19 có thể tăng lên từ 8-10.000 trường hợp. Nếu không có phương án trước rất dễ dẫn đến tình trạng bị động, lúng túng.
Theo kinh nghiệm điều trị tại nhiều tỉnh thành, ông Nguyễn Trọng Khoa đề xuất tỉnh Bình Dương cần nhanh chóng thiết lập mạng lưới điều trị Covid-19 “3 tầng” để phân loại và tập trung nguồn lực đúng trọng tâm.
Với kịch bản chuẩn bị cho 10.000 ca bệnh, tỉnh xây dựng mạng lưới cơ sở điều trị theo mô hình tháp “3 tầng”, đáp ứng thu dung điều trị bệnh nhân đúng mức độ và có trọng tâm trọng điểm. Ngoài ra, cần nhanh chóng xúc tiến thành lập Trung tâm điều phối và đường dây nóng thông tin tư vấn cho người dân, đồng thời sẵn sàng các nguồn lực hậu cần.
2.180 ca mắc, trong đó TP Hồ Chí Minh vẫn nhiều nhất với 1.539 ca.
Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế tối 19/7 cho biết có 2.180 ca mắc, trong đó TP Hồ Chí Minh vẫn nhiều nhất với 1.539 ca. Tổng số mắc trong ngày là 4.195 - thấp hơn ngày hôm qua gần 1.800 ca. Trong ngày 19/7 có 380 bệnh nhân khỏi bệnh, xuất viện.
Trong số 2.180 ca (BN55846-58025) có 19 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh (12), Thanh Hóa (5), Hải Dương (1), Kiên Giang (1).
2.161 ca ghi nhận trong nước tại TP Hồ Chí Minh (1.539), Bình Dương (288), Đồng Nai (80), Đồng Tháp (47), Long An (37), Khánh Hòa (34), Hà Nội (32), Bình Thuận (19), Phú Yên (16), Cần Thơ (15), Bà Rịa - Vũng Tàu (11), Quảng Nam (9), Kiên Giang (8 ), Bình Phước (6), Hưng Yên (4), Ninh Thuận (4), Quảng Ngãi (3), Trà Vinh (3), Bình Định (2), Đắk Nông (1), Hải Phòng (1), Ninh Bình (1), Bắc Ninh (1); trong đó 1.990 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Như vậy, số ca mắc trong ngày 19/7 là 4.195, giảm hơn so với ngày hôm qua gần 1.800 ca. Trong đó TP Hồ Chí Minh giảm hơn 1.500 ca (3.074 ca so với 4.692).
Thêm 2 nữ bệnh nhân Covid-19 ở Đồng Tháp tử vong (ngày 12/7/2021).
Thêm 80 ca tử vong từ ngày 9 đến 19/7 tại 6 tỉnh, thành
Đây là các bệnh nhân tử vong từ ngày 9/7/2021-19/7/2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Long An, Bắc Ninh, Vĩnh Long và Trà Vinh.
Thông tin cụ thể như sau:
- Tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 9-19/7/2021: 70 ca tử vong.
- Tại Đồng Tháp từ ngày 15-17/7/20201: 5 ca.
- Tại Long An từ ngày: 18-19/7/2021: 2 ca.
- Tại Trà Vinh: ngày 13/7: 1 ca.
- Tại Bắc Ninh: ngày 18/7: 1 ca.
- Tại Vĩnh Long: ngày 18/7: 1 ca.
Như vậy, đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 334 trường hợp tử vong liên quan đến Covid-19, trong đó có nhiều người cao tuổi, bệnh lý nền nặng.
Ghi nhận 3 ca nhiễm tại phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội là người trong cùng gia đình.
Hà Nội công bố 17 ca mới, 13 ca ở trung tâm thành phố
Chiều 19/7, Hà Nội công bố 17 trường hợp mắc Covid-19 mới, trong đó có tới 13 trường hợp ở 3 quận trung tâm.
CDC Hà Nội cho biết, 17 trường hợp mắc mới ghi nhận tại Quận Hai Bà Trưng (7), Hoàn Kiếm (4), Cầu Giấy (2), Bắc Từ Liêm (1), Nam Từ Liêm (1), Mỹ Đức (1). Trong đó:
6 trường hợp F1 liên quan chùm ca bệnh tại 90 Nguyễn Khuyến, Đống Đa.
5 trường hợp là F1 liên quan chùm ca bệnh tại Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng.
2 trường hợp là F1 liên quan chùm ca bệnh tại B6 Trại Găng, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng.
2 trường hợp là người về từ TP.HCM.
1 trường hợp là F1 liên quan chùm ca bệnh tại Bắc Ninh.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận