Xã hội

Covid-19 ngày 20/9: Thêm 8.681 ca mới, mức thấp nhất trong 1 tháng qua

Tin tức dịch Covid-19 ngày 20/9 tại Việt Nam: Số ca nhiễm giảm 1.357 ca so với ngày trước đó và là mức thấp nhất trong 1 tháng trở lại đây.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay 20/9

Bộ Y tế thông tin, tính từ 17h ngày 19/9 đến 17h ngày 20/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 8.681 ca nhiễm mới, trong đó 13 ca nhập cảnh và 8.668 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.357 ca so với ngày trước đó và là mức thấp nhất trong 01 tháng trở lại đây) tại 38 tỉnh, thành phố (có 6.154 ca trong cộng đồng).

img

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 195.451 xét nghiệm cho 413.463 lượt người

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (5.171 ca), Bình Dương (1.410), Đồng Nai (869), Long An (268), Tiền Giang (211), Kiên Giang (175), Đắk Lắk (113), An Giang (100), Cần Thơ (48), Quảng Bình (35), Tây Ninh (32), Bình Thuận (28), Đắk Nông (27), Bình Định (23), Khánh Hòa (19), Đồng Tháp (19), Quảng Ngãi (16), Phú Yên (15), Hậu Giang (10), Cà Mau (10), Hà Nội (9), Ninh Thuận (9), Bạc Liêu (8 ), Bà Rịa - Vũng Tàu (7), Bình Phước (5), Thừa Thiên Huế (5), Sóc Trăng (5), Vĩnh Long (4), Hà Nam (3), Đà Nẵng (3), Quảng Nam (3), Thanh Hóa (2), Trà Vinh (1), Lâm Đồng (1), Bến Tre (1), Quảng Trị (1), Gia Lai (1), Bắc Ninh (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (-922 ca), TP. Hồ Chí Minh (-325), An Giang (-187). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 10.160 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 695.744 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.070 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 691.285 ca, trong đó có 459.147 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 6.821, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 464.326.

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.521 ca, trong đó: - Thở ô xy qua mặt nạ: 3.473 - Thở ô xy dòng cao HFNC: 854 - Thở máy không xâm lấn: 399 - Thở máy xâm lấn: 766 - ECMO: 29 Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 215 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (163), Bình Dương (36), Bình Thuận (3), Long An (3), Kiên Giang (3), Đà Nẵng (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bạc Liêu (1), An Giang (1), Nghệ An (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 234 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 17.305 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 195.451 xét nghiệm cho 413.463 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 16.837.201 mẫu cho 48.910.225 lượt người.

Trong ngày 19/9 có 432.575 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 34.553.590 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 27.913.529 liều, tiêm mũi 2 là 6.640.061 liều.

Hà Nội giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 từ 6h ngày mai

Từ 6h ngày 21/9/2021, TP Hà Nội thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị 22 điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới.

Theo đó, từ 6h ngày 21/9, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố theo nguyên tắc tại Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và một số biện pháp cao hơn phù hợp với tình hình thực tế cho đến khi hoàn thành việc tiêm chủng mũi 2 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi tiêm chủng và có thông báo mới của Thành phố.

Không áp dụng quy định phân vùng; không kiểm soát giấy đi đường

Từ ngày mai, Hà Nội không áp dụng quy định phân vùng; không kiểm soát giấy đi đường đối với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp di chuyển trong địa bàn Thành phố; tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác phòng chống dịch và quản lý, giám sát di biến động trên địa bàn Thành phố.

Không phát sinh thêm thủ tục hành chính đối với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.

UBND các quận, huyện, thị xã bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và tình hình thực tiễn tại địa phương, linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp, chủ động quyết định các biện pháp gắn với yêu cầu kiểm tra, giám sát thực hiện để đảm bảo hiệu quả, an toàn phòng, chống dịch và chịu trách nhiệm trước Thành phố. Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nóng vội, chưa chuẩn bị tốt, chưa an toàn đã nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch.

Trong quá trình triển khai, các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân trên địa bàn phục hồi sản xuất, kinh doanh dịch vụ đảm bảo thực hiện nghiêm 5K, "an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn phòng dịch".

Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức hậu kiểm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, yêu cầu đóng cửa các cơ sở, tổ chức không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí an toàn, phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.

Tiếp tục duy trì việc phong tỏa hẹp, quản lý chặt tại các điểm phong tỏa trên địa bàn Thành phố.

Điều chỉnh các hoạt động tại các khu vực có ổ dịch, khu vực có nguy cơ cao, khu vực cách ly và khu vực phong tỏa. Điều chỉnh các hoạt động phòng dịch linh hoạt, bám sát tình hình thực tiễn.

Duy trì 22 chốt cửa ngõ ra/vào Thành phố và 33 chốt tại các quận, huyện, thị xã giáp ranh

Hà Nội tiếp tục duy trì hoạt động 22 chốt tại các cửa ngõ ra/vào Thành phố và 33 chốt tại các quận, huyện, thị xã giáp ranh các tỉnh lân cận để thực hiện kiểm soát người và phương tiện đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Tiếp tục duy trì các chốt tự quản tại các khu dân cư, tổ dân phố; kiểm soát chặt di biến động của người dân.

Tiếp tục kiểm soát chặt, không phát sinh các chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn.

Tạm dừng các hoạt động vận tải khách công cộng

Tạm dừng hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường thủy: xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh, hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa, vận tải hành khách bằng xe mô tô; trừ trường hợp: phục vụ công tác phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia.

Hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại địa điểm công cộng và các cơ sở kinh doanh (trừ các hoạt động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép).

Tiếp tục đề nghị Bộ Giao thông vận tải: Chỉ đạo dừng các chuyến bay thương mại nội địa đến sân bay quốc tế Nội Bài và vận tải hành khách bằng đường sắt đến Hà Nội.

Cơ quan, công sở, doanh nghiệp bố trí 50% người lao động đi làm

Đối với các hoạt động chính trị, đối ngoại cấp Nhà nước trên địa bàn được thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền và đảm bảo các quy định phòng chống dịch bệnh.

Các cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn (trừ các lực lượng vũ trang, cơ quan, đơn vị, lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch) bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc theo nguyên tắc 50/50 (50% tại trụ sở và 50% sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo hình thức trực tiếp của các cơ quan, đơn vị (nếu có) hoạt động bình thường, đảm bảo kịp thời giải quyết thủ tục hành chính cho các cá nhân và tổ chức theo quy định.

Các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung không quá 20 người trong 1 phòng (trường hợp hội họp đông người thực sự cấp thiết do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và phải đảm bảo thực hiện giãn cách tối thiểu, các biện pháp phòng chống dịch); không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

Dừng hoạt động tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự. Tổ chức đám tang trong phạm vi gia đình, không quá 20 người; hạn chế các đoàn viếng, mỗi đoàn không quá 5 người.

Dịch vụ cắt tóc gội đầu, sửa xe, bán hàng mang về hoạt động trở lại

Các dịch vụ sau được hoạt động trở lại: Cơ sở cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch;

Dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội;

Cửa hàng cắt tóc, gội đầu; dịch vụ kinh doanh, sửa chữa, rửa xe ôtô, xe máy, phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập;

Cửa hàng kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng; hoạt động kinh doanh trên các sàn điện tử thương mại, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày.

Shipper phải được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine

Ngoài xe mô tô, xe hai bánh vận chuyển bưu gửi, hàng hóa đang được phép hoạt động, cho phép xe mô tô, xe hai bánh tham gia ứng dụng công nghệ được phép hoạt động.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe mô tô, xe hai bánh có ứng dụng công nghệ chỉ được phép bố trí không quá 50% số lượng phương tiện hoạt động.

Người giao hàng phải được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID-19, khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng VN-eID hoặc website: suckhoe.dancuquocgia.gov.vn; chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo quy định.

Thời gian hoạt động từ 09h00 đến 22h00 hàng ngày (áp dụng cho cả xe mô tô, xe hai bánh đang được phép hoạt động và xe tham gia ứng dụng công nghệ).

Hà Nội ghi nhận thêm 6 ca mắc, 3 ca mới thuộc chùm F1

Số ca mắc Covid-19 mới ghi nhận đến trưa ngày 20/9 trên địa bàn thành phố Hà Nội là 6 ca. Trong đó có, 5 ca tại khu vực phong tỏa, cách ly, 1 ca nhiễm cộng đồng.

Trưa ngày 20/9, chung cư Đền Lừ, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai tiếp tục ghi nhận ca mắc Covid-19 mới.

img

Một khu dân cư có ca mắc được phong tỏa.

Phân bố số ca mắc Covid-19 mới ghi nhận tại Hoàng Mai (2), Long Biên (1), đều thuộc chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt.

1. N.M.D, nam, sinh năm 1995

2. N.T.T, nữ, sinh năm 1991

Cả 2 bệnh nhân ở cùng địa chỉ 902 A5 chung cư Đền Lừ, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai. Hai bệnh nhân cùng nhà, sống trong khu vực phong tỏa, đã cách ly và xét nghiệm âm tính. Ngày 19/9, được lấy mẫu xét nghiệm tiếp cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).

3. N.T.N, nữ, sinh năm 1988, địa chỉ số 6/22/94 Kim Quan, Việt Hưng, Long Biên. Bệnh nhân là F1 của N.T.H, đã được cách ly tập trung và xét nghiệm âm tính. Ngày 19/9, bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).

Tính từ ngày 29/4 đến nay, tổng số ca ghi nhận trên địa bàn thành phố là 3.928 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.598 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.330 ca.

img

Người dân khó khăn tại TP.HCM được nhận hỗ trợ. Ảnh minh hoạ: Nguyễn Phan

Việt Nam mua 10 triệu liều vaccine Abdala của Cuba

Ngày 20/9, Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc mua vaccine Abdala, do Trung tâm kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba (CIGB) sản xuất.

Nghị quyết chấp thuận điều khoản miễn trừ trách nhiệm với các khiếu nại phát sinh liên quan đến vaccine và sử dụng vaccine; chấp nhận giao hàng không đúng tiến độ giao trong hợp đồng. Chính phủ yêu cầu phải tiếp nhận đầy đủ 10 triệu liều vaccine, kể cả trong trường hợp Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học Cuba giao hàng chậm; chấp nhận thanh toán theo các điều khoản trong hợp đồng.

Trung tâm kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba không phải bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng; việc tranh chấp hợp đồng (nếu có), được thực hiện theo luật pháp Cuba; trường hợp hai bên không đạt được đồng thuận, việc giải quyết thực hiện theo Quy tắc trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (ICC), tại Paris, Pháp.

Bộ Y tế khẩn trương tổ chức mua vaccine Abdala đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả. 

Trước đó, vào ngày 17/9, Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Abdala của Cuba cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống Covid-19. Đây là vaccine thứ 8 được Việt Nam cấp phép khẩn cấp; 7 loại vaccine trước đó gồm: AstraZeneca, SputnikV, Johnson & Johnson, Moderna, Pfizer, Sinopharm và Hayat-Vax.

Vaccine Abdala sản xuất tại Công ty AICA Laboraries, Base Business Unit (BBU) AICA; đóng gói cấp 2 tại Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học (CIGB), Cuba.

Đến hết ngày 19/9, Việt Nam đã tiêm được hơn 34 triệu liều vaccine; trong đó 27,5 triệu người tiêm mũi một; 6,5 triệu người tiêm đủ liều.

Hôm nay, TP.HCM hoàn tất rà soát danh sách hỗ trợ đợt 3

Từ 22/9 đến 4/10, các địa phương sẽ chi gói hỗ trợ đợt 3 cho người gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Trong kết luận về phương án hỗ trợ gửi các đơn vị liên quan, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức hoàn tất việc phê duyệt danh sách trước 20/9, tiền chuyển về địa phương trước 21/9 để kịp thời chi cho người dân khó khăn.

Theo đó, từ ngày 22/9 đến 4/10, các địa phương sẽ chi gói hỗ trợ đợt 3 cho người dân gặp khó khăn do dịch, theo thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND thành phố.

Trước đó, ngày 15/9, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất số lượng người dự kiến được giúp đỡ trong đợt này hơn 7,5 triệu người. Mức hỗ trợ một lần cho mỗi người là một triệu đồng, dự toán kinh phí hơn 7.500 tỷ đồng.

Người được hỗ trợ là những lao động bị mất việc và thu nhập, gặp khó khăn đang có mặt tại thành phố, không phân biệt thường trú, tạm trú, lưu trú. Ngoài ra, thân nhân của lao động bị mất việc gồm cha, mẹ, vợ, chồng, con, người nội trợ, không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc... cũng được xem xét hỗ trợ.

Với các trường hợp lưu trú tạm thời, chính quyền lập các tổ công tác đến từng khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân, học sinh, sinh viên, xóm nghèo để rà soát, đối chiếu từ danh sách người dân đã đăng ký để lập danh sách chi tiết.

Ở đợt bùng phát dịch lần thứ 4, ngoài gói 26.000 tỷ đồng triển khai chung cả nước, từ đầu tháng 7, TP. Hồ Chí Minh có các gói hỗ trợ riêng với tổng kinh phí gần 6.500 tỷ đồng, trong đó ưu tiên lao động tự do, hộ khó khăn. Ngoài ra, thành phố cũng cấp 14.000 tấn gạo đợt một, hơn 2 triệu túi an sinh cho người dân.

Thêm ca cộng đồng ở Hoàng Mai, Hà Nội có 3.925 ca mắc

Sáng 20/9, CDC Hà Nội cho biết, TP vừa có thêm 3 ca nghi mắc COVID-19, trong đó có 1 ca cộng đồng ở Hoàng Mai làm nghề kinh doanh tự do.

img

Liên tục cập nhật thông tin diễn biến dịch Covid-19 trong ngày 20/9.

Số ca nhiễm Covid-19 trong sáng 20/9 tại Hà Nội phân bố theo quận/huyện: Hoàng Mai 1 ca, Đống Đa 2 ca. Trong đó, có 2 ca thuộc chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt; 1 ca thuộc chùm sàng lọc ho, sốt cộng đồng.

Ca nhiễm thuộc chùm sàng lọc ho, sốt cộng đồng là L.T.T.H (nữ, SN 1980, ở Vĩnh Hưng, Hoàng Mai). Bệnh nhân làm nghề kinh doanh tự do, nghỉ làm ở nhà gần 2 tháng nay, (hàng ngày thường ở nhà, có đi chợ mua đồ ăn tại chợ và siêu thị gần nhà). Ngày 19/9, bệnh nhân đi xét nghiệm sàng lọc cho kết quả dương tính.

Hai ca nhiễm thuộc chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt là hai anh em N.T.Đ (nam, SN 2016) và N.M.T, (nam, SN 2019), ở Văn Chương, Đống Đa. Hai bệnh nhân là F1(con) của bệnh nhân N.B.V. Ngày 19/9, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.925 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.598 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.327 ca.

Cả nước có 682.617 ca nhiễm, 457.505 người khỏi bệnh, 17.090 ca tử vong

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 687.063 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.983 ca nhiễm).

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam đến nay là 17.090 ca, chiếm 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong trên thế giới (2,1%).

img

Có 15/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới.

Trong ngày hôm qua 19/9, Việt Nam ghi nhận thêm 10.040 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, có 233 ca tử vong và 9.137 ca khỏi bệnh.

Trong số các ca F0 kể trên, có 15 ca nhập cảnh và 10.025 ca ghi nhận trong nước và 5.894 ca trong cộng đồng.

Cụ thể tại TP.HCM vẫn chiếm số ca mắc cao nhất với 5.496 ca, Bình Dương (2.332 ca), Đồng Nai (953 ca), An Giang (287 ca), Long An (249 ca), Kiên Giang (151 ca), Tiền Giang (102 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (84 ca), Tây Ninh (53 ca), Cần Thơ (52 ca), Khánh Hòa (37 ca), Bình Định (30 ca), Quảng Ngãi (24 ca), Hà Nội (20 ca).

Tiếp theo là các tỉnh: Cà Mau (18 ca), Quảng Bình (15 ca), Bình Phước (15 ca), Ninh Thuận (15 ca), Phú Yên (13 ca), Quảng Nam (13 ca), Hậu Giang (11 ca), Đắk Nông (11 ca), Trà Vinh (8 ca), Bình Thuận (7 ca), Đồng Tháp (6 ca), Bến Tre (6 ca), Quảng Trị (5 ca), Bạc Liêu (3 ca), Đà Nẵng (2 ca), Vĩnh Long (2 ca), Thanh Hóa (2 ca), Hà Tĩnh (1 ca), Hưng Yên (1 ca), Bắc Ninh (1 ca).

Số ca nhiễm trong nước tăng so với hôm qua

Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 665 ca. Tại một số địa phương như TP Hồ Chí Minh tăng 1.259 ca, Bình Dương giảm 545 ca, Đồng Nai tăng 14 ca, An Giang tăng 144 ca, Long An tăng 13 ca. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 10.517 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 687.063 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.983 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 682.617 ca, trong đó có 457.505 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 15/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước gồm: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định.

Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Kon Tum, Quảng Ninh, Lào Cai, Bắc Giang.

Có 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là: TP Hồ Chí Minh (336.528 ca), Bình Dương (178.295 ca), Đồng Nai (39.973 ca), Long An (30.328 ca), Tiền Giang (13.059 ca).

Trong ngày 19/9, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 9.137 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 457.505 ca. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.396 ca.

img

Số tử vong trung bình 246 ca/ngày

Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế cả nước công bố ghi nhận 233 ca tử vong tại: TP Hồ Chí Minh (182 ca), Bình Dương (31 ca), Long An (9 ca), An Giang (2 ca), Bình Thuận (2 ca), Tiền Giang (2 ca), Khánh Hòa (1 ca), Kiên Giang (1 ca), Quảng Bình (1 ca), Tây Ninh (1 ca).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 246 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 17.090 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Tổng số liều vaccine đã được tiêm là 34.095.243 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 27.577.472 liều, tiêm mũi 2 là 6.517.771 liều.

Bộ Y tế đã có Công văn số 7770/BYT-MT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các chợ đầu mối.

Tại TP Hồ Chí Minh, dồn lực xét nghiệm, xử lý dứt điểm từng vùng đỏ, bảo vệ, mở rộng vùng xanh và mở lại các hoạt động trong vùng xanh, dần phục hồi các hoạt động kinh tế. Trong thời gian từ 15 - 30/9, mỗi vùng có "màu" khác nhau sẽ có chiến lược xét nghiệm phù hợp.

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản đề xuất UBND Thành phố về việc triển khai thí điểm áp dụng "Thẻ xanh COVID-19" trong giai đoạn phục hồi kinh tế trên địa bàn.

img

Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm những người liên quan đến các ca dương tính ở phường Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội). Ảnh: Văn Cảnh/TTXVN.

Hà Nội: Lấy hơn 5.000 mẫu xét nghiệm tại phường Việt Hưng

Liên quan đến ổ dịch COVID-19 tại phường Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội), chiều 19/9, UBND phường Việt Hưng tiếp tục tổ chức lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR cho toàn bộ cư dân thuộc 3 tổ dân phố số 4, số 5 và số 7. Tổng số mẫu lấy được là 5.035 mẫu, dự kiến chiều nay 20/9 sẽ có kết quả.

Hiện cơ quan chức năng đã phong tỏa ngõ 22 Kim Quan, phường Việt Hưng với 58 hộ gia đình, 183 nhân khẩu, đồng thời thực hiện lấy mẫu test nhanh kháng nguyên 183/183 kết quả âm tính và lấy mẫu gộp xét nghiệm RT-PCR. Ngoài ra, phường Việt Hưng đã phong tỏa ngách 15, ngõ 68, tổ 6 Ngọc Thụy với 64 hộ gia đình, 214 nhân khẩu. Tại đây, lực lượng chức năng đã lấy mẫu test nhanh kháng nguyên 214/214 kết quả âm tính và lấy mẫu gộp xét nghiệm RT-PCR.

Các điểm liên quan đến ổ dịch là Nhà máy xe lửa Gia Lâm, phường Gia Thụy đã lấy 41 mẫu của những người liên quan làm việc tại các bộ phận khác để xét nghiệm RT-PCR.

Tại Công ty thoát nước số 5, phường Gia Thụy đã lấy 29 mẫu là những người liên quan tại các bộ phận khác để xét nghiệm RT-PCR. Công ty này đã chủ động xét nghiệm test nhanh kháng nguyên cho 62 người lao động, kết quả đều âm tính.

Tại chợ Kim Quan, phường Việt Hưng đã thực hiện lấy mẫu test nhanh kháng nguyên 185/185 kết quả âm tính và lấy mẫu gộp xét nghiệm RT-PCR. Tại điểm tiêm chủng nhà văn hóa phường Việt Hưng đã lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR cho 100 người liên quan. Tại điểm tiêm chủng Trường Tiểu học Đoàn Kết, phường Thạch Bàn đã lấy mẫu mẫu xét nghiệm RT-PCR cho 450 người liên quan; thực hiện test nhanh kháng nguyên cho 97 trường hợp, kết quả đều âm tính.

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ trưa 18/9 đến nay, ổ dịch tại phường Việt Hưng (quận Long Biên) đã ghi nhận tổng cộng 12 ca dương tính. Trong đó, tại ngõ 22 Kim Quan, phường Việt Hưng ghi nhận 9 ca bệnh; ngách 15, ngõ 68, tổ 6, phường Ngọc Thụy ghi nhận 2 ca bệnh; xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm ghi nhận 1 ca bệnh do làm cùng nhà máy xe lửa Gia Lâm với bệnh nhân N.K.T (con trai bà Â.T.K). Bà Â.T.K là ca “chỉ điểm” của chùm ca bệnh mới tại đây.

Với 12 ca dương tính được ghi nhận tính đến cuối ngày 19/9, Chủ tịch UBND quận Long Biên Nguyễn Mạnh Hà cho biết, quận đang khẩn trương tiến hành các biện pháp phòng, chống dịch ở mức cao, tuyệt đối chặn đứng, không để lây lan dịch; đồng thời thần tốc truy vết các trường hợp tiếp xúc với các ca F0, triệt để bóc tách F0 khỏi cộng đồng.

img

TP Hồ Chí Minh dồn lực xét nghiệm, xử lý dứt điểm từng vùng đỏ, bảo vệ, mở rộng vùng xanh.

Shipper ở TP.HCM đăng ký hoạt động tăng đột biến

Ngày 18/9 có 33.500 shipper đăng ký hoạt động, nhưng đến hôm qua 19/9 đã là 82.160 người. Thông tin trên được ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho biết tại buổi họp báo định kỳ về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP vào chiều 19/9.

Theo ông Phương, những ngày vừa qua, lượng shipper đăng ký hoạt động khoảng 20.000 người, đến 17/9 có khoảng 24.200 người hoạt động trên tổng số 26.500 lượt đăng ký.

"Với 24.000 shipper đã giao được 543.477 đơn hàng, tăng gần gấp đôi so với thời điểm 20.000 shipper hoạt động. Ngày 18/9 có tổng số 33.500 shipper đăng ký hoạt động và đến ngày 19/9 đã tăng lên 82.160 người đăng ký", ông Phương cho biết Sở Công Thương đã gửi thông tin và đăng ký với Sở Y tế xét nghiệm cho khoảng 90.000 shipper.

Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM, cho biết từ công văn 2800 của UBND TP về việc hỗ trợ xét nghiệm miễn phí cho 17.800 shipper đăng ký ban đầu, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm y tế các quận, huyện cung ứng thiết bị test nhanh hỗ trợ các đơn vị.

Theo bà Mai, từ ngày 31/8 đến 6/9, đơn vị có thể đáp ứng xét nghiệm khoảng 20.000 shipper. Tuy nhiên, với lượng đăng ký lên hơn 82.000 shipper là vượt quá năng lực của các trạm y tế.

Việc xét nghiệm cho shipper được phân công cho các trạm y tế lưu động, tại các trạm này có sự hỗ trợ của gần 1.200 bác sĩ quân y với nhiệm vụ chính là chăm sóc F0 tại nhà, hỗ trợ xét nghiệm, tiêm vaccine trên địa bàn và nay thêm nhiệm vụ xét nghiệm cho các shipper.

img

Sở Công Thương TP.HCM đã gửi thông tin và đăng ký với Sở Y tế xét nghiệm cho khoảng 90.000 shipper.

Hà Nội: Bỏ phân vùng, khoanh quy mô hẹp các ‘điểm đỏ’

Dự kiến sau 21/9, Thành phố Hà Nội không chia 3 phân vùng, những nơi có nguy cơ rất cao, có ca F0 sẽ trở thành ‘điểm đỏ’, được khoanh vùng với quy mô hẹp.

Chiều 19/9, chủ trì giao ban trực tuyến giữa Sở Chỉ huy công tác phòng, chống Covid-19 của thành phố với Sở Chỉ huy các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, Phó Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy công tác phòng, chống dịch Covid-19 đề nghị các quận, huyện, thị xã chủ động các phương án phòng, chống dịch sau ngày 21/9.

Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết: "Sau ngày 21/9, thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án, biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, khả thi theo hướng nới lỏng từng bước để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Thành phố sẽ giao các quận, huyện chủ động xem xét, quyết định phê duyệt phương án phòng, chống dịch ở địa phương".

Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố, dự kiến sau 21/9, Hà Nội sẽ không chia 3 phân vùng, mà nơi nào nguy cơ rất cao, có ca F0 sẽ trở thành "điểm đỏ" khoanh vùng với quy mô hẹp.

"Điểm đỏ" áp dụng theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, là khu vực xuất hiện F0 và các gia đình lân cạnh phải phong tỏa, cách ly y tế.

Khu vực lân cận là vùng vàng, còn lại là xanh. Việc kiểm soát dịch được thực hiện theo tinh thần thu hẹp tối đa vùng đỏ.

Sẽ tiếp tục duy trì 23 chốt kiểm soát cửa ngõ Thủ đô

Bên cạnh việc nới lỏng, thành phố tiếp tục duy trì 23 chốt kiểm soát tại cửa ngõ Thủ đô. Hà Nội sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để làm việc với các tỉnh, thành phố lân cận về việc phối hợp quản lý người ra, vào thành phố.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng lưu ý về nguy cơ xâm nhập dịch từ các địa phương về Hà Nội qua đường bộ, đường thủy, đường hàng không; lộ trình, phương án cho học sinh, sinh viên trở lại trường học;…

Ông Dương Đức Tuấn nhấn mạnh: “Sau ngày 21/9, thành phố dự kiến sẽ cơ bản cho các công trình xây dựng hoạt động trở lại với các điều kiện cụ thể để đảm bảo an toàn, vì thế phải chủ động các phương án phòng, chống dịch. Các khu vực "điểm đỏ" sẽ không được xây dựng hoặc đang triển khai xây dựng mà có F0 thì phải dừng”.

Từ 24/7, trong đợt đầu Hà Nội giãn cách xã hội để phòng dịch, trung bình nghi nhận có trên 71 ca mắc mới/ngày, đến đợt giãn cách thứ 4 chỉ còn trung bình 25-27 ca/ngày. Đến nay, 93% tổng số người dân từ 19 tuổi trở lên được tiêm vaccine mũi 1; gần 70% toàn dân số thành phố đã được tiêm vaccine ít nhất 1 mũi.

img

Hà Nội sẽ tiếp tục duy trì 23 chốt kiểm soát cửa ngõ.

TP.HCM phân bổ thêm 54.700 liều vaccine Astra Zeneca về các quận, huyện

Ngày 19/9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho biết, sau khi nhận được 54.700 liều vaccine Astra Zeneca do Bộ Y tế cấp, ngành y tế đã gấp rút phân bổ số vaccine này về cho các quận, huyện và thành phố Thủ Đức để không làm gián đoạn việc tiêm vaccine tại các địa phương.

Tính từ 17 giờ ngày 18/9 đến 17 giờ ngày 19/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.496 trường hợp nhiễm mới và thêm 182 trường hợp tử vong tại TP.HCM.

Qua Cổng thông tin COVID-19 TP.HCM, quận có số ca mắc cao nhất trong 24 giờ qua tại TP.HCM là Bình Tân với 1.203 ca mắc trong cộng đồng, tiếp đó là Quận 12 ghi nhận 558 trường hợp mắc mới; quận Bình Thạnh ghi nhận 421 trường hợp...

Hiện các bệnh viện tại TP.HCM đang điều trị cho 41.193 bệnh nhân, trong đó có 3.459 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.350 bệnh nhân nặng đang thở máy và 21 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Về tiến độ tiêm vaccine tại TP.HCM, theo thống kê, đến hết ngày 18/9, Thành phố đã tiêm được 8.735.784 mũi vaccine phòng COVID-19; trong đó, tổng số mũi 1 là 6.728.803, mũi 2 là 2.006.981, số người được tiêm trên 65 tuổi và người có bệnh nền là 1.025.251 người.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho biết, các quận, huyện vẫn tiếp tục tiêm vét vaccine cho các trường hợp chưa tiêm mũi 1, tiêm mũi 2 cho người đã đủ thời gian. Qua ghi nhận, các quận, huyện có tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2 cao nhất gồm Quận 11 đạt tỷ lệ 43%, Quận 10 đạt 41%, huyện Cần Giờ đạt 39%, huyện Hóc Môn đạt 37%...

Trước đó, theo ước tính của Sở Y tế TP.HCM, thành phố cần khoảng 1,8 triệu liều vaccine để tiêm phủ mũi 1 và mũi 2 cho toàn bộ người dân thành phố từ 18 tuổi trở lên. Để công tác tiêm chủng không bị gián đoạn, Bộ Y tế đã phân bổ cho Thành phố thêm 54.700 liều vaccine Astra Zeneca. Hiện số vaccine này đã được đưa về các quận, huyện và TP Thủ Đức.

img

Lực lượng chức năng nỗ lực hoàn thành tiến độ tiêm phủ vaccine ngừa Covid-19 cho người dân thành phố. Ảnh: TTXVN.

Công an TP.HCM lý giải việc 50 F0 được cấp giấy đi đường

Những ngày qua thông tin về các trường hợp F0 lưu thông trên đường và bị phát hiện tại các chốt kiểm soát khiến nhiều người quan tâm.

Cụ thể, theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng tham mưu Công an TP.HCM tính đến ngày 16/9, Công an TP.HCM đã phát hiện 135 trường hợp có cảnh báo F0 đi qua các chốt, trạm kiểm soát. Công an thành phố đã xác minh có 33 trường hợp F0 đã khỏi bệnh, còn lại là 102 trường hợp F0.

Lý giải vì sao có đến 50 trường hợp F0 được cấp giấy đi đường và lưu thông trên đường, tại buổi họp báo của Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP.HCM chiều 19/9, Thượng tá Lê Mạnh Hà Phó trưởng phòng tham mưu Công an TP.HCM cho biết phần lớn các trường hợp này đều thuộc diện được cấp giấy đi đường theo đúng quy định, nhưng sau đó họ bị nhiễm Covid.

"Họ không biết mình nhiễm bệnh nên vẫn lưu thông trên đường, chứ không phải họ cố tình vi phạm hoặc đơn vị chức năng cố tình cấp giấy đi đường cho những người đang bị nhiễm Covid-19", Thượng tá Hà nói và cho biết về quy trình cấp giấy đi đường, Công an thành phố cấp về cho các đơn vị chức năng để cấp cho các cá nhân có nhu cầu.

img

Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng tham mưu, công an TP.HCM

Lý giải việc có đến 50 trường hợp F0 được cấp giấy đi đường và lưu thông trên đường, tại buổi họp báo của Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP.HCM chiều 19/9, Thượng tá Lê Mạnh Hà Phó trưởng phòng tham mưu Công an TP.HCM cho biết phần lớn các trường hợp này đều thuộc diện được cấp giấy đi đường theo đúng quy định, nhưng sau đó họ bị nhiễm Covid.

"Họ không biết mình nhiễm bệnh nên vẫn lưu thông trên đường, chứ không phải họ cố tình vi phạm hoặc đơn vị chức năng cố tình cấp giấy đi đường cho những người đang bị nhiễm Covid-19", Thượng tá Hà nói và cho biết về quy trình cấp giấy đi đường, Công an thành phố cấp về cho các đơn vị chức năng để cấp cho các cá nhân có nhu cầu.

Tất cả các trường hợp qua rà soát, phát hiện là F0 lưu thông trên đường, công an thành phố chỉ đạo rà soát ngay, kiểm tra xác minh làm rõ việc cấp giấy đi đường của các đơn vị có đúng đối tượng hay không. Hoặc có lỗi của những người F0 cố tình vi phạm về giãn cách xã hội, cách ly đối với người bệnh hay không. Tuy nhiên tất cả các trường hợp khi lưu thông đều không biết mình là F0.

Nguyên nhân là có độ trễ về việc cập nhật thông tin xét nghiệm và thông tin cho bệnh nhân biết. Từ khi một người đi xét nghiệm PCR đến khi có kết quả, có danh sách PCR để cập nhật lên cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư có thể mất từ 1 đến 3 ngày. Trong thời gian này, những trường hợp F0 họ vẫn lưu thông trên đường, có thể là đi từ điểm xét nghiệm về nhà, hoặc là đi cách ly… khi đi qua các chốt họ vẫn được quét mã QR để kiểm soát.

Đến khi công an rà soát lại danh sách những người lưu thông trên đường thì phát hiện có những người F0 qua các chốt. Vì vậy theo ông Hà, việc cập nhật danh sách F0 càng kịp thời sẽ giúp các lực lượng công an thành phố kiểm tra phát hiện các F0 sớm hơn.

“Nếu phát hiện các F0 đã có lệnh cách ly điều trị tại nhà mà vẫn cố tình lưu thông ra ngoài đường sẽ bị xử lý nghiêm về hành chính. Nếu trường hợp đưa đến nguy cơ lây lan dịch bệnh, gây hậu quả nghiêm trọng sẽ xem xét xử lý trách nhiệm hình sự”, ông Hà nói.

img

Tất cả các trường hợp phát hiện là F0 lưu thông trên đường, công an thành phố chỉ đạo rà soát ngay.

Thế giới có hơn 229 triệu ca mắc, Châu Á vẫn là điểm nóng, Trung Quốc đã tiêm cho 1,1 tỷ dân

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 5h30 ngày 20/9, thế giới ghi nhận tổng cộng 229.072.488 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, trong đó hơn 4,7 triệu ca tử vong.

Số ca phục hồi trên thế giới hiện là 205.691.371 người.

Trong 24 giờ qua, Ấn Độ, Philippines, Iran, Thái Lan là những nước ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất châu Á, từ khoảng 13.500 đến 31.000 ca.

Đến nay, châu Á có tổng cộng 74,01 triệu ca mắc, trong đó có hơn 1,09 triệu ca tử vong do Covid-19. Châu Á đến nay vẫn đang là điểm nóng của dịch Covid-19 trên toàn thế giới, với tổng số ca mắc mới hằng ngày ở mức cao nhất so với khu vực khác.

Bộ Y tế Lào ngày 19/9 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 371 ca mới, trong đó có 303 ca cộng đồng.

Theo Bộ Y tế Lào, số ca lây nhiễm trong cộng đồng tại nước này vẫn ở mức cao.

Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) Trung Quốc ngày 19/9 cho biết Trung Quốc đại lục ghi nhận 66 ca mắc mới trong ngày 18/9, trong đó có 43 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 23 ca nhập cảnh.

Tính đến ngày 18/9, tổng số người tại Trung Quốc đã hoàn thành tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 là 1,1 tỷ, tương đương 78% dân số nước này.

Hiện Trung Quốc là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cao nhất thế giới.

Sau châu Á, châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng thứ hai của dịch Covid-19 với tổng cộng 57,57 triệu ca nhiễm, trong đó Anh ghi nhận 7,40 triệu ca nhiễm, tiếp sau là Nga, nước có 7,27 triệu ca nhiễm.

Tiếp theo là Bắc Mỹ (42,86 triệu ca nhiễm), Nam Mỹ (37,53 triệu ca nhiễm), châu Phi (8,22 triệu ca nhiễm), châu Đại Dương (202.321 ca nhiễm).

img

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại thành phố Quezon, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.