Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay
Tính từ 16h ngày 21/01 đến 16h ngày 22/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.707 ca nhiễm mới, trong đó 49 ca nhập cảnh và 15.658 ca ghi nhận trong nước (giảm 243 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 10.986 ca trong cộng đồng).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.822.661 mẫu tương đương 76.708.909 lượt người, tăng 46.101 mẫu so với ngày trước đó.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.945), Đà Nẵng (973), Hải Phòng (745), Hưng Yên (693), Bến Tre (555), Bình Phước (498), Quảng Ngãi (461), Thanh Hóa (443), Bắc Ninh (386), Bình Định (347), Quảng Ninh (338), Đắk Lắk (332), Hải Dương (324), Quảng Nam (319), Vĩnh Phúc (315), Khánh Hòa (305), Thái Nguyên (298), Bắc Giang (286), Thừa Thiên Huế (279), Hòa Bình (265), Nam Định (256), Lâm Đồng (242), Cà Mau (231), Nghệ An (223), Vĩnh Long (220), TP. Hồ Chí Minh (214), Thái Bình (183), Đắk Nông (177), Phú Thọ (177), Tây Ninh (174), Trà Vinh (165), Ninh Bình (158), Quảng Trị (144), Lạng Sơn (138), Hà Nam (120), Kiên Giang (115), Lào Cai (112), Yên Bái (109), Bạc Liêu (108), Bình Thuận (103), Bà Rịa - Vũng Tàu (99), Sơn La (98), Gia Lai (90), Hà Giang (88), Quảng Bình (72), Đồng Tháp (70), Hậu Giang (69), Tuyên Quang (66), Điện Biên (64), Đồng Nai (56), Bình Dương (52), Long An (50), An Giang (44), Cần Thơ (42), Sóc Trăng (40), Cao Bằng (40), Tiền Giang (38), Ninh Thuận (36), Lai Châu (31), Phú Yên (22), Bắc Kạn (15).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (-88), Trà Vinh (-75), Bình Định (-73).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+140), Quảng Trị (+88), Đắk Nông (+76). - Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 16.123 ca/ngày.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 135 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại Hà Nội (14), Quảng Nam (27), TP. Hồ Chí Minh (68), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (8), Khánh Hòa (11), Long An (1), Quảng Ninh (2).
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam: Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.126.444 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 21.545 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.119.854 ca, trong đó có 1.797.875 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (512.636), Bình Dương (292.452), Hà Nội (105.660), Đồng Nai (99.637), Tây Ninh (86.964).
Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 3.512 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.800.692 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.680 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.250 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 673 ca; Thở máy không xâm lấn: 132 ca; Thở máy xâm lấn: 604 ca; ECMO: 21 ca.
Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 21/01 đến 17h30 ngày 22/01 ghi nhận 153 ca tử vong tại: Tại TP. Hồ Chí Minh (10) trong đó có 2 ca từ các tỉnh chuyển đến: Long An (1), Tiền Giang (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (16), Vĩnh Long (12), Tiền Giang (11), Đồng Nai (10), Đồng Tháp (9), Huế (8 ), Sóc Trăng (8 ), Cần Thơ (7), Trà Vinh (6), Kiên Giang (6), An Giang (5), Hậu Giang (5), Tây Ninh (4), Bạc Liêu (4), Cà Mau (4), Khánh Hoà (4), Bình Phước (3), Bến Tre (3), Bắc Ninh (2), Nam Định (2), Lâm Đồng (2), Bình Thuận (2), Quảng Nam (2), Bình Định (2), Bắc Kạn (1), Phú Thọ (1), Ninh Thuận (1), Thanh Hoá (1), Đà Nẵng (1), Bình Dương (1). - Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 159 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 36.596 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.822.661 mẫu tương đương 76.708.909 lượt người, tăng 46.101 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 21/01 có 1.267.425 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 174.965.411 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.843.924 liều, tiêm mũi 2 là 73.764.594 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 22.356.893 liều.
Bỏ xét nghiệm với khách bay nội địa, gồm cả trẻ em
Từ ngày 22/1, hành khách bay nội địa sẽ không còn phải xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước chuyến bay nếu tiêm chưa đủ liều vắc xin, hoặc chưa tiêm vắc xin, bao gồm cả trẻ em, trừ khách đi từ vùng 4 (vùng đỏ), vùng phong tỏa.
Liên tục cập nhật thông tin diễn biến dịch Covid-19 trong ngày 22/1.
Tối 21/1, Bộ GTVT đã có văn bản điều chỉnh quy định liên quan tới điều kiện khách đi nội địa áp dụng từ ngày 22/1, trên cơ sở thích ứng an toàn với dịch bệnh và tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 đạt cao.
Thay đổi này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp tới, và sau một số phát sinh liên quan tới yêu cầu xét nghiệm, dẫn tới những khó khăn khi trẻ em cũng phải xét nghiệm.
Theo quy định mới, khách bay nội địa chỉ phải xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực (72 giờ) nếu cư trú hoặc đi từ sân bay thuộc vùng 4, hoặc vùng phong tỏa (hiện cả nước không còn địa phương nào là vùng đỏ).
Riêng với trẻ em đi từ vùng đỏ, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn.
Đồng thời, từ nay cũng bỏ yêu cầu xét nghiệm với tổ bay nội địa 7 ngày/lần.
Ngoài ra, khách bay nội địa vẫn phải thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng PC-COVID trước chuyến đi, chịu trách nhiệm tính trung thực của các thông tin khai báo. Khách không được tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng, mất vị giác...
Như vậy, tới nay về cơ bản khách đi lại nội địa đã không còn rào cản về các điều kiện phải thực hiện trước chuyến bay, gỡ khó về xét nghiệm với khách là trẻ em chưa tiêm vắc xin (dưới 12 tuổi), hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin (từ 12 tới dưới 18 tuổi).
Tuy nhiên, rào cản với người dân đi lại hiện nằm ở các quy định của địa phương với khách từ tỉnh thành khác tới, đặc biệt là quy định cách ly khiến nhiều người ngần ngại.
Số ca mắc và tử vong ở TP.HCM giảm rất sâu
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.104.196 ca, trong đó có 1.794.363 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 36.443 ca, chiếm tỉ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.
Nhân viên y tế đến theo dõi, kiểm tra sức khỏe cho 7 bệnh nhân F0 trong một gia đình tại nhà ở Hà Nội. Ảnh: TTXVN.
Diễn biến dịch Covid-19 trong nước
Bộ Y tế cho biết số ca mắc và tử vong do Covid-19 ở TP.HCM tiếp tục giảm rất sâu. Cùng ngày, cả nước có thêm 2.256 bệnh nhân khỏi bệnh.
Đến nay, tại Việt Nam đã ghi nhận 133 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron tại Hà Nội (12), Quảng Nam (27), TP.HCM (65), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (8), Khánh Hòa (11), Long An (1), Quảng Ninh (2).
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.110.737 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 21.386 ca nhiễm).
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (512.422), Bình Dương (292.400), Hà Nội (102.715), Đồng Nai (99.581), Tây Ninh (86.790).
Trong ngày có 2.256 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.797.180 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.567 ca.
Trung bình 7 ngày qua có 157 ca tử vong/ngày
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 36.443 ca, chiếm tỉ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.776.560 mẫu tương đương 76.629.452 lượt người, tăng 56.954 mẫu so với ngày trước đó.
Tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 173.708.365 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.752.251 liều, tiêm mũi 2 là 73.571.085 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 21.385.029 liều.
Trên 70% trường hợp tử vong do COVID-19 chưa tiêm vaccine
Những trường hợp tử vong chủ yếu là người mắc bệnh nền, người già, trong đó phần lớn (trên 70%) là người chưa tiêm vaccine. Hiện nay, số ca bệnh nặng giảm sâu (giảm đến 2/3) so với thời kỳ đỉnh dịch.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong. Ảnh: TTXVN.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, đợt dịch thứ 4 (từ tháng 4/2021) với chủng virus Delta và hiện nay là chủng Omicron, đa nguồn lây, đa ổ bệnh và đã xâm nhập sâu trong cộng đồng.
Số ca nhiễm, đặc biệt là cần chăm sóc y tế tăng vọt trong thời gian rất ngắn, tạo ra áp lực lên hệ thống cung ứng dịch vụ y tế, gây ra tình trạng quá tải, thậm chí khủng hoảng y tế cục bộ ở một số thời điểm.
Theo thống kê, thời kỳ đỉnh dịch (tháng 8, 9/2021) số ca tử vong khoảng 300-350 ca/ngày, đến nay số ca tử vong xuống còn trên dưới 200 ca/ngày. Những trường hợp tử vong chủ yếu là người mắc bệnh nền, người già, trong đó phần lớn (trên 70%) là người chưa tiêm vaccine. Hiện nay, số ca bệnh nặng giảm sâu (giảm đến 2/3) so với thời kỳ đỉnh dịch.
Tại TP.HCM, có 85% trường hợp tử vong là chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19.
Tại hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2022, ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho hay trên địa bàn hiện có hơn 56.000 trường hợp mắc COVID-19 điều trị ở tầng 1, chiếm 95% là thể nhẹ, trong đó có hơn 48.000 trường hợp thể nhẹ điều trị tại nhà.
Trong 9 tháng qua thành phố Hà Nội có hơn 500 ca tử vong do COVID-19, trong đó 85-87% số tử vong là người già, người có bệnh nền, người chưa tiêm chủng. Hà Nội hiện nay còn hơn 1.200 người bệnh mắc COVID-19 trong tình trạng nặng tại 30 quận huyện.
Theo đánh giá, số ca nhiễm và tử vong/triệu dân dù tăng nhanh so với năm 2020 nhưng vẫn được kìm giữ ở mức trung bình thấp so với toàn cầu. Tỷ lệ tử vong của các nhóm tuổi trên tổng số ca tử vong là: 0-2 tuổi là 0,19%; 3-13 tuổi là 0,06%; 13-17 tuổi là 0,09%; 18-49 là gần 17,9%; 50-64 là khoảng 38,72%; trên 65 tuổi là 43,04%. Tỷ lệ tử vong tại Thành phố Hồ Chí Minh là 4%, An Giang: 3%, Tiền Giang: 2,7%, Long An: 2%...
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, số ca nhiễm COVID-19 trong giai đoạn vừa qua tăng rất nhanh do biến thể Delta có tốc độ lây lan nhanh, đột ngột, gây quá tải hệ thống y tế của một số địa phương. So với thời kỳ tháng 8, 9/2021, số tử vong hiện đã giảm song vẫn ở mức cao (trên 200 ca/ngày). Các trường hợp tử vong chủ yếu là người già, người có bệnh nền, trong đó phần lớn chưa được tiêm đủ vaccine.
Bắt Giám đốc CDC Bắc Giang cùng 2 bị can nhận 44 tỉ đồng của Việt Á
Nhận tiền chi ngoài hợp đồng mua Kit xét nghiệm Covid-19 từ Công ty Việt Á, Lâm Văn Tuấn, Giám đốc CDC Bắc Giang, bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam.
Ngày 21/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị, địa phương liên quan.
Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định ông Lâm Văn Tuấn, Giám đốc CDC Bắc Giang, đã có hành vi thông đồng, cấu kết với ông Phan Huy Văn, Giám đốc Công ty Phan Anh (có trụ sở tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang); Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á và các đối tượng liên quan vi phạm các quy định của Luật Đấu thầu khi tổ chức đấu thầu mua Kit xét nghiệm Covid-19 do Công ty Việt Á sản xuất, tổng giá trị 148.310.219.136 đồng. Ông Phan Huy Văn và bà Phan Thị Khánh Vân (chị ruột Phan Huy Văn) còn thỏa thuận, nhận trên 44 tỉ đồng tiền % ngoài hợp đồng do Công ty Việt Á chuyển, Phan Thị Khánh Vân đã chi một phần tiền cho ông Lâm Văn Tuấn, Giám đốc CDC Bắc Giang.
Căn cứ kết quả điều tra, ngày 21/1 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với: Lâm Văn Tuấn, Giám đốc CDC Bắc Giang; Phan Huy Văn, Giám đốc Công ty Phan Anh; Phan Thị Khánh Vân, kinh doanh tự do (chị ruột Phan Huy Văn) về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Sau khi được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định và Lệnh nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang khẩn trương điều tra mở rộng, làm rõ bản chất vụ án, xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật; rà soát, thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.
Hà Nội chỉ còn 4 quận, huyện cấp độ dịch vùng cam
Chiều 21/1, UBND TP Hà Nội vừa phát đi thông báo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội chỉ còn 4 quận vùng cam
Với 2 tiêu chí gồm tỉ lệ mắc mới tại cộng đồng/dân số/thời gian) và độ bao phủ vắc xin, cấp độ dịch của TP Hà Nội là cấp độ 2.
Ở cấp quận, huyện, thị xã, Hà Nội có 4 địa phương ở cấp độ 3 (vùng cam), 26 địa phương cấp độ 2 (vùng vàng), không có quận, huyện, thị xã nào cấp độ dịch 1 (vùng xanh) và 4 (vùng đỏ).
Các quận, huyện vùng cam gồm Gia Lâm, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Chương Mỹ. Như vậy, so với thông báo cách đây 1 tuần, Hà Nội giảm 3 quận vùng cam.
Về cấp độ xã, phường, thị trấn, Hà Nội hiện có 43 địa phương vùng xanh, 377 địa phương vùng vàng, 159 địa phương vùng cam, chưa có vùng đỏ.
Sở Y tế Hà Nội cho biết từ 18h ngày 20/1 đến 18h ngày 21/1, Hà Nội ghi nhận 2.805 ca Covid-19. Trong đợt dịch thứ 4, thủ đô ghi nhận tổng 105.861 ca bệnh.
Người dân về Thanh Hóa và Ninh Bình ăn Tết cần những điều kiện nào?
Hiện nay, các chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trên các tuyến đường ở Ninh Bình và Thanh Hóa đã được tháo gỡ nhằm tạo điều kiện cho nhân dân đi lại, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán 2022. Song, khi người dân về quê ăn Tết cũng cần phải thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Ninh Bình và Thanh Hóa yêu cầu quản lý chặt người từ vùng dịch về quê ăn Tết Nguyên đán 2022 (Ảnh minh họa)
Theo đó, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Ninh Bình cho rằng không cấm và không hạn chế người dân đến Ninh Bình công tác, làm việc, về quê ăn Tết, sum họp gia đình.
Tuy nhiên, người dân khi đến, về địa phương cần phải thực hiện khai báo y tế tại cơ sở y tế và được lấy mẫu xét nghiệm để sàng lọc SARS-CoV-2 ngay từ ban đầu (bằng test nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm PCR và có thể dùng kết quả xét nghiệm còn hiệu lực mà người dân đã thực hiện xét nghiệm trong vòng 48h trước) để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng, chống dịch.
Sau khi hoàn thành việc khai báo y tế và nếu có kết quả xét nghiệm dương tính với Sars-CoV-2 dù là trở về từ vùng dịch cấp độ nào cũng đều phải được đưa đi cách ly, điều trị theo quy định. Nếu có kết quả xét nghiệm âm tính, đối với người trở về từ vùng có cấp độ dịch 1, 2 thì người dân có thể về nhà tự theo dõi sức khỏe ít nhất 14 ngày và thực hiện 5K.
Đối với vùng cấp độ 3 (màu cam), thực hiện cách ly tại nhà tối thiểu 7 ngày tính từ ngày áp dụng biện pháp cách ly (nếu đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 trở lên) hoặc 14 ngày (nếu chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19). Riêng đối với vùng 4 (màu đỏ), người dân phải thực hiện cách ly y tế tập trung và tùy vào số mũi vaccine đã tiêm trước đó để thực hiện cách ly theo quy định.
Theo ngành Y tế tỉnh Ninh Bình, người dân có thể được cách ly tại nhà nếu gia đình có đủ điều kiện về quy định cách ly y tế tại nhà, không cần phải cách ly tập trung.Trong quá trình cách ly hoặc theo dõi sức khỏe, nếu người dân có xuất hiện các triệu chứng bất thường như sốt, ho, khó thở, đau người, mất khứu giác...thì phải liên hệ ngay với cơ sở y tế để được trợ giúp.
Còn tại tỉnh Thanh Hóa, người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 2 khi về quê phải tự theo dõi sức khỏe 7 ngày kể từ ngày về và thực hiện thông điệp 5K. Đối với người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3, người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày.
Người tiêm chưa đủ liều vaccine tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày và thực hiện xét nghiệm nhanh vào ngày đầu tiên. Những người chưa tiêm vaccine khi về địa phương phải cách ly tại nhà 14 ngày và thực hiện test nhanh vào ngày đầu và tự theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày tiếp theo.
Người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế nếu đã tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19 thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày và test nhanh vào ngày 1 và 7, tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo.
Những người tiêm chưa đủ liều vaccine thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày, xét nghiệm vào ngày 1 và 7 (bằng phương pháp RT-PCR) và tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo. Những người chưa tiêm vaccine thực hiện cách ly 14 ngày, xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất và 14 (bằng phương pháp RT-PCR), tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.
7 doanh nghiệp đang bị điều tra do liên quan Công ty Việt Á
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), cơ quan này đang phối hợp với cơ quan chức năng để xác minh, điều tra 7 doanh nghiệp có liên quan đến Công ty cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) trong vụ "thổi" giá kit xét nghiệm Covid-19.
Tổng cục hải quan đang phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra 7 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị sinh học, thiết bị y tế...
Danh sách 7 doanh nghiệp này gồm: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu kỹ thuật - Technimex; Công ty Cổ phần vật tư khoa học Biomedic; Công ty Cổ phần kỹ thuật và sinh học ứng dụng Việt Nam; Công ty TNHH thiết bị khoa học Lan Oanh; Công ty TNHH thương mại Việt Hoàng Long; Công ty TNHH thiết bị khoa học sinh hóa Vina; Công ty Cổ phần công nghệ TBR.
Theo tìm hiểu của phóng viên, các doanh nghiệp này đều hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị sinh học, thiết bị y tế; Sản xuất vật tư, y tế, thiết bị phòng thí nghiệm.
Trước đó, Tổng cục Hải quan cho biết, Công ty Việt Á đã nhập khẩu mặt hàng thành phẩm là que test nhanh xét nghiệm định tính kháng nguyên vi-rút SARS-CoV-2 từ Trung Quốc với số lượng là 3 triệu test, giá khai báo 0,955 USD/kit test (khoảng 21.560 đồng/test), với tổng trị giá là 64,68 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, từ năm 2017 đến 2021, Công ty Việt Á đã nhập khẩu nguyên liệu hóa chất, chất thử, phụ kiện, dụng cụ, máy móc dùng trong phòng thí nghiệm, nguyên liệu sản xuất sinh phẩm chẩn đoán xét nghiệm. Các sản phẩm công ty này nhập khẩu từ nhiều thị trường như: Trung Quốc, Mỹ, Anh, Canada, Mexico, Đài Loan (Trung Quốc), Đan Mạch...
Trong năm 2020, Công ty Việt Á nhập khẩu linh, phụ kiện, dụng cụ dùng trong phòng thí nghiệm, xét nghiệm Trung Quốc, Anh, Mexico, Mỹ.
Bên cạnh đó, công ty này nhập nguyên liệu hóa chất, chất thử, phụ kiện, dụng cụ, máy móc dùng trong phòng thí nghiệm, nguyên liệu sản xuất sinh phẩm chẩn đoán xét nghiệm từ Bỉ, Đan mạch, Singapore, Mỹ. Cụ thể là mặt hàng chất thử thí nghiệm Laboratory Reagents với giá trị nhập khẩu hơn 13 tỉ đồng.
Cũng trong năm 2020, Công ty Việt Á nhập các loại máy phân tích sinh hóa, máy gia tốc, phân tích sinh huyết học, máy ly tâm từ nhiều nước, trong đó lớn nhất là từ Malaysia với giá trị nhập khẩu hơn 72 tỉ đồng.
Trong năm 2021, công ty này nhập lượng lớn chất thử thí nghiệm Laboratory Reagents từ Mỹ và Singapore, với giá trị nhập khẩu từ 2 nước này khoảng trên 42 tỉ đồng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận