Xã hội

Covid-19 ngày 22/12: Hôm nay thêm 16.555 ca mắc mới, riêng Hà Nội 1.646 ca

Covid-19 ngày 22/12: Trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.555 ca mới, tăng 206 ca so với hôm qua và 210 ca tử vong.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 21/12 đến 16h ngày 22/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.555 ca nhiễm mới, trong đó 33 ca nhập cảnh và 16.522 ca ghi nhận trong nước (tăng 206 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 10.938 ca trong cộng đồng).

img

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.752 ca/ngày

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.646), Cà Mau (1.193), TP. Hồ Chí Minh (979), Tây Ninh (923), Vĩnh Long (846), Khánh Hòa (798), Đồng Tháp (784), Cần Thơ (757), Bạc Liêu (678), Trà Vinh (515), Bến Tre (466), Hải Phòng (449), Sóc Trăng (383), Bình Định (359), Thừa Thiên Huế (351), Hậu Giang (343), Bà Rịa - Vũng Tàu (297), Đắk Lắk (297), Lâm Đồng (295), An Giang (291), Kiên Giang (275), Đồng Nai (265), Hưng Yên (261), Bình Thuận (259), Bắc Ninh (246), Tiền Giang (199), Thanh Hóa (196), Quảng Ngãi (194), Gia Lai (180), Đà Nẵng (171), Bình Dương (149), Quảng Ninh (134), Phú Yên (129), Nghệ An (121), Hà Giang (100), Lạng Sơn (90), Quảng Nam (85), Thái Bình (72), Long An (71), Đắk Nông (71), Hải Dương (67), Vĩnh Phúc (62), Bình Phước (61), Ninh Thuận (55), Nam Định (54), Quảng Trị (53), Phú Thọ (39), Quảng Bình (34), Hòa Bình (32), Bắc Giang (30), Thái Nguyên (28), Hà Nam (24), Tuyên Quang (21), Lào Cai (10), Kon Tum (10), Cao Bằng (8 ), Yên Bái (7), Sơn La (5), Bắc Kạn (3), Lai Châu (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (-397), Tiền Giang (-191), Thanh Hóa (-168).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Vĩnh Long (+247), Hải Phòng (+214), Bạc Liêu (+171).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.752 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.588.335 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 16.105 ca nhiễm).

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.582.783 ca, trong đó có 1.170.667 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (497.162), Bình Dương (289.613), Đồng Nai (95.761), Tây Ninh (66.823), Long An (39.831).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 13.394 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.173.484 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 8.187 ca.

Số bệnh nhân tử vong:

Từ 17h30 ngày 21/12 đến 17h30 ngày 22/12 ghi nhận 210 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (46) trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: An Giang (1), Tiền Giang (1), Trà Vinh (1), Bình Dương (1), Bình Phước (1), Bình Định (1), Trà Vinh (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (27), Bình Dương (17), Tiền Giang (15), Tây Ninh (13), Đồng Tháp (12), Sóc Trăng (11), Cần Thơ (11), Kiên Giang (10), Vĩnh Long (8 ), Bình Thuận (6), Bà Rịa - Vũng Tàu (6), Hà Nội (5), Bạc Liêu (5), Cà Mau (5), Long An (4), Trà Vinh (3), Bình Định (2), Bến Tre (2), Đắk Lắk (1), Hậu Giang (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 234 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 30.251 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 29/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 155.996 mẫu xét nghiệm cho 224.037 lượt người.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 29.232.482 mẫu cho 73.261.638 lượt người.

Trong ngày 21/12 có 1.037.045 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 141.083.958 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 76.224.394 liều, tiêm mũi 2 là 63.306.216 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 1.553.348 liều.

Cách làm nào để F0 ở Hà Nội không bị "bỏ quên"?

Ngày 21/12, một lãnh đạo ngành y tế quận Hai Bà Trưng cho biết đã có chỉ đạo trạm y tế phường quan tâm sâu sát hơn tới các F0 đang cách ly điều trị tại nhà. Hiện quận đã đưa vào triển khai phần mềm quản lý F0 tại cộng đồng. Vị này cũng cho hay, do số lượng thuốc có hạn, F0 sẽ được phân loại và “không phải trường hợp nào cũng được phát thuốc”.

Một trạm phó trạm y tế tại quận Hoàng Mai chia sẻ, trạm hiện có 10 nhân viên, thực hiện cùng lúc rất nhiều công việc, ngoài theo dõi, chăm sóc F0 điều trị tại nhà còn tiêm vắc xin Covid-19, lấy mẫu trường hợp ho sốt cộng đồng, khoanh vùng xử lý ca nhiễm mới, làm các công việc hành chính,… chưa kể một số lượng lớn F1 đang cách ly tại nhà cũng cần theo dõi, quản lý.

img

Mỗi người dân cần chủ động lập phương án về nơi cách ly, hậu cần, thuốc men (thuốc hạ sốt, vitamin)… phòng tình huống bản thân, gia đình nhiễm Covid-19.

Mỗi ngày, y tế phường còn tiếp nhận và giải đáp, tư vấn rất nhiều thắc mắc cho bà con,… “Rất vất vả vì người thì mỏng, việc thì nhiều. Giai đoạn này, chúng tối hôm nào cũng đi sớm về muộn”, chị tâm sự.

Theo lãnh đạo Trung tâm y tế quận Hoàng Mai, các trạm y tế phường hiện đảm đương cùng lúc rất nhiều nhiệm vụ, chỉ với đội ngũ nhân lực từ 8-10 người ở mỗi trạm y tế sẽ là gánh nặng rất lớn. “Cán bộ y tế hiện phải làm việc gấp 4-5 lần so với khối lượng công việc bình thường, hầu như không có ngày nghỉ”, vị này nói.

Để giảm bớt sự quá tải cho y tế phường, Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai đã có phương án huy động lực lượng cán bộ y tế của các phòng khám đa khoa trên địa bàn tăng cường cho công tác lấy mẫu, làm xét nghiệm đến điều tra, truy vết và điều trị F0 tại cộng đồng.

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội, TP nên nhanh chóng tăng cường nhân lực cho y tế phường, có thể kêu gọi các bệnh viện tư nhân, nhà thuốc, các thầy thuốc nghỉ hưu, tình nguyện viên,… tham gia hỗ trợ. Đồng thời, phân chia đầu việc rõ ràng để lực lượng y tế phường không phải cùng lúc đảm đương quá nhiều nhiệm vụ.

“Ví dụ, vấn đề giám sát và hướng dẫn cách ly, hậu cần cho F0, khoanh vùng,… có thể giao cho lực lượng khác như tổ dân phố, tổ Covid-19 cộng đồng. Vấn đề giải đáp, tư vấn bệnh cho F0 nên huy động nhóm y bác sĩ, dược sĩ có kinh nghiệm đã nghỉ hưu hoặc nhân viên y tế các phòng khám tư trên địa bàn tham gia”, PGS Hùng nêu ý kiến.

Ông nhấn mạnh, khi số nhiễm lớn, điều rất quan trọng là phải có nhiều kênh thông tin, liên lạc thường trực 24/24, giao trách nhiệm rõ ràng để người bệnh có thể xin tư vấn từ xa, yêu cầu hỗ trợ khi cần.

“Dù có triển khai biện pháp nào thì việc đảm bảo đời sống sinh hoạt, sức khỏe, tính mạng người dân vẫn phải đặt lên hàng đầu. Nếu để bệnh nhân ở nhà mà gọi đến mấy tiếng đồng hồ vẫn không được giải đáp thì không ổn. Khi mắc bệnh, tâm lý họ rất lo lắng, cần sự tư vấn chính thức”, PGS Hùng chia sẻ.

Về vấn đề triển khai trạm y tế lưu động để điều trị tập trung F0, PGS Hùng nêu quan điểm, các đơn vị này chỉ nên nhận nhiệm vụ thu dung, cấp cứu ban đầu những F0 điều trị tại nhà trở nặng (có biểu hiện khó thở, sốt cao…). Đặc biệt, trạm y tế lưu động phải được bố trí đủ nhân lực, tránh trường hợp một vài nhân viên y tế chăm sóc cả trăm F0.

“Khi điều trị tập trung, cán bộ y tế không chỉ thăm khám mà còn phải lo về mặt hậu cần, chăm sóc hàng ngày cho người bệnh. Nếu số F0 quá lớn, trạm lưu động quá tải có thể dẫn đến “tác dụng ngược”, tức là bệnh nhân không được chăm sóc đầy đủ, thậm chí có nguy cơ tăng chuyển nặng. F0 nhẹ hoặc không triệu chứng tốt nhất là tự cách ly, theo dõi y tế tại nhà để tránh quá tải cho trạm y tế lưu động”, PGS Hùng nói.

Cũng theo ông, mỗi người dân cần chủ động lập phương án về nơi cách ly, hậu cần, thuốc men (thuốc hạ sốt, vitamin)… phòng tình huống bản thân, gia đình nhiễm Covid-19.

Rộng hơn, từng tòa nhà, khu nhà, tổ dân phố nên hỗ trợ người dân xác định trước trường hợp nào đủ điều kiện cách ly tại nhà để sẵn sàng đáp ứng khi có F0.

“Nếu có ca nhiễm rồi mới chờ y tế, chính quyền tới khảo sát thì sẽ rất mất thời gian, thậm chí có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh do phải chờ đợi chính quyền ra quyết định hình thức cách ly tại nhà hay tập trung”, PGS Hùng cho hay.

“Quan trọng nhất, ngành y tế cùng chính quyền cơ sở phải có phương án đảm bảo chăm sóc y tế cho người dân như chuẩn bị và phát đủ các túi thuốc, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn, thăm khám cho F0 khi họ cần hỗ trợ. Bên cạnh có, đảm bảo đáp ứng vận chuyển, thu dung bệnh nhân nếu họ chuyển nặng”, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng nhấn mạnh.

Ngày 21/12, cả nước có 16.325 ca mới, Hà Nội nhiều nhất 1.704 ca

Tính từ 16h ngày 20/12 đến 16h ngày 21/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.325 ca nhiễm mới, trong đó 9 ca nhập cảnh và 16.316 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.350 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 11.309 ca trong cộng đồng).

img

Số bệnh nhân nặng đang điều trị đến ngày hôm nay là 7.740 ca

Cụ thể, Hà Nội (1.704), Cà Mau (1.590), Tây Ninh (939), TP. Hồ Chí Minh (813), Khánh Hòa (798), Cần Thơ (797), Đồng Tháp (788), Bến Tre (606), Vĩnh Long (599), Bạc Liêu (507), Trà Vinh (485), Bình Định (429), Tiền Giang (390), Bà Rịa - Vũng Tàu (378), Thừa Thiên Huế (370), Thanh Hóa (364), Sóc Trăng (349), Hậu Giang (325), Đồng Nai (284), Kiên Giang (276), Hưng Yên (259), Lâm Đồng (254), An Giang (250), Bình Thuận (248), Quảng Ngãi (245), Hải Phòng (235), Bắc Ninh (202), Đà Nẵng (169), Nghệ An (153), Đắk Lắk (139), Bình Dương (134), Quảng Nam (120), Đắk Nông (108), Quảng Ninh (91), Hà Giang (91), Vĩnh Phúc (80), Nam Định (67), Lạng Sơn (62), Phú Yên (55), Bình Phước (52), Long An (51), Ninh Thuận (49), Phú Thọ (45), Hải Dương (41), Thái Bình (39), Quảng Trị (37), Hòa Bình (32), Bắc Giang (26), Hà Nam (26), Sơn La (24), Quảng Bình (24), Thái Nguyên (23), Ninh Bình (17), Hà Tĩnh (14), Kon Tum (14), Yên Bái (12), Gia Lai (9), Lào Cai (8 ), Tuyên Quang (8 ), Cao Bằng (8 ), Điện Biên (2), Lai Châu (2).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bến Tre (-379), Phú Yên (-182), Sóc Trăng (-99).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (+623), Quảng Ngãi (+214), Thừa Thiên Huế (+156).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.609 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.571.780 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 15.937 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.566.261 ca, trong đó có 1.157.273 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (496.183), Bình Dương (289.464), Đồng Nai (95.496), Tây Ninh (65.900), Long An (39.760).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 50.191 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.160.090 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.740 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 5.460 ca, Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.250 ca; Thở máy không xâm lấn: 137 ca; Thở máy xâm lấn: 874 ca; ECMO: 19 ca.

250 ca tử vong tại TP.HCM và 25 tỉnh, thành phố

Từ 17h30 ngày 20/12 đến 17h30 ngày 21/12 ghi nhận 250 ca tử vong tại: TP.HCM (58); trong đó, có 12 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (2), Đồng Nai (2), Đồng Tháp (2), Tây Ninh (2), Bạc Liêu (1), Bình Dương (1), Khánh Hòa (1), Phú Yên (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Tây Ninh (31 ca trong 02 ngày), Đồng Nai (20), Tiền Giang (15), Bình Dương (14), Cần Thơ (12), Kiên Giang (11), Sóc Trăng (10), Đồng Tháp (9), Vĩnh Long (9), Hà Nội (8 ), Bến Tre (8 ), Bà Rịa - Vũng Tàu (7), Bạc Liêu (6), Bình Thuận (6), Long An (5), Cà Mau (4), Đắk Lắk (3), Trà Vinh (3), Khánh Hòa (3), Lâm Đồng (2), Hậu Giang (2), Quảng Ngãi (1), Bình Định (1), Ninh Thuận (1), Bình Phước (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 244 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 30.041 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

img

Tổng số ca tử vong xếp thứ 29/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 104.238 mẫu xét nghiệm cho 197.251 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 29.076.486 mẫu cho 73.037.601 lượt người.

Trong ngày 20/12 có 981.748 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 140.438.803 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 76.115.342 liều, tiêm mũi 2 là 62.959.544 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 1.363.917 liều.

Số ca dương tính tăng cao, Hải Phòng tăng cường điều trị F0 tại nhà

Tối 21/12, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hải Phòng thông tin, trong ngày địa phương ghi nhận thêm 295 ca dương tính SARS-CoV-2. Trong đó, huyện Thủy Nguyên (61 ca), An Dương (60 ca), Cát Hải (24 ca), Vĩnh Bảo (22 ca), quận Lê Chân (51 ca)…

Trong số các ca bệnh mới ghi nhận, có hàng chục trường hợp làm việc tại các công ty trong các khu công nghiệp, nhiều trường hợp là học sinh, trẻ em. Từ ngày 27/4 đến nay, toàn thành phố ghi nhận hơn 4.700 ca mắc COVID-19.

Cũng trong ngày 21/12, UBND TP Hải Phòng nhận định tình hình dịch bệnh hiện nay có diễn biến phức tạp, trung bình mỗi ngày có hơn 200 ca. Thành phố tiếp tục kêu gọi người dân không chủ quan, nâng cao ý thức, chủ động trang bị test nhanh, máy đo nồng độ oxy SP02 để xét nghiệm và theo dõi sức khỏe tại nhà.

Yêu cầu các quận huyện tăng cường điều trị F0 tại nhà, tuyệt đối không chuyển tầng điều trị khi chưa có chỉ định. Bổ sung thêm trạm y tế lưu động trong các khu, cụm công nghiệp. Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thành lập các tổ chăm sóc cộng đồng để hỗ trợ gia đình có F0, F1 tại nhà. Chỉ đạo trạm y tế, xã phường tổ chức tiêm vắc xin lưu động tại nhà cho người cao tuổi, có bệnh lý nền…Đồng thời, rà soát, lập danh sách các hộ gia đình đủ điều kiện điều trị F0 và cách ly F1 tại nhà để chủ động phương án điều trị khi dịch bùng phát mạnh.

TP Hải Phòng giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Tài chính đề xuất phương án thành lập thêm 500 trạm y tế lưu động, trong đó đề xuất cụ thể kinh phí, đối tượng…

Tối 21/12, Sở GTVT Hải Phòng thông báo tạm dừng hoạt động bến xe Thượng Lý, bến xe Cát Hải và hoạt động vận tải khách trên các địa phương có mức độ cấp dịch 4. Sở GTVT yêu cầu các đơn vị quản lý khai thác bến xe, đơn vị kinh doanh thực hiện nghiêm các hướng dẫn công tác phòng chống dịch.

TP.HCM rút ngắn thời gian tiêm nhắc vắc xin COVID-19

Tối 21/12, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho biết, nhằm tăng cường miễn dịch phòng COVID-19, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố vừa điều chỉnh tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại.

Thành phố điều chỉnh rút ngắn thời gian tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại từ 6 tháng xuống còn 3 tháng dành cho người trên 18 tuổi; Người thuộc nhóm nguy cơ, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế, lực lượng tuyến đầu chống dịch là nhóm ưu tiên triển khai trước.

img

TP.HCM dự kiến sẽ hoàn thành việc bao phủ liều bổ sung, liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên trong tháng 1/2022.

Liều bổ sung sẽ tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên thuộc 2 nhóm có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang sử dụng hoặc đã sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong vòng 6 tháng và nhóm người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của hãng Sinopharm hoặc vắc xin Sputnik V.

Những trường hợp này sẽ tiêm được tiêm mũi 3 sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng. Việc tiêm chủng phải đảm bảo bao phủ cho toàn bộ người từ 50 tuổi trở lên. Sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản.

Đại diện Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho biết, liều nhắc lại sẽ tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung ít nhất 3 tháng. Vắc xin được ưu tiên cho người có bệnh nền, người cần chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế, lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Đối với những người đã mắc COVID-19 nếu chưa được tiêm liều bổ sung hoặc liều nhắc lại thì tiêm theo hướng dẫn như trên, ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.

Thành phố dự kiến sẽ hoàn thành việc bao phủ liều bổ sung, liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên đang sinh sống tại Thành phố trong tháng 1/2022.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.