Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 21/3 đến 16h ngày 22/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 130.735 ca nhiễm mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 130.731 ca ghi nhận trong nước (giảm 978 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 83.731 ca trong cộng đồng).
Trong đó, Hà Nội vẫn có số ca nhiễm nhiều nhất cả nước với 16.014 ca, tuy nhiên đã giảm sâu so với những ngày trước; sau đó là Phú Thọ: 5.920 ca, Nghệ An: 4.820 ca, Lào Cai: 4.544 ca, Hải Dương: 4.219 ca, Bắc Giang: 3.949 ca...
Nhiều tỉnh đăng ký bổ sung số ca nhiễm
Ngày 22/03/2022, Sở Y tế Thái Bình đăng ký bổ sung 35.000 ca, Sở Y tế Hưng Yên đăng ký bổ sung 33.331 ca, Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 26.400 ca và Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 23.687 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (-2.793), Hà Nội (-1.902), Bắc Kạn (-1.422).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Cao Bằng (+646), Lâm Đồng (+620), Hải Dương (+599).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 153.717 ca/ngày.
Cả nước thêm 130.735 ca nhiễm mới, 65 F0 tử vong
Hà Nội có số ca nhiễm tích lũy cao nhất đợt dịch thứ 4
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 8.338.914 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 84.367 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 8.331.240 ca, trong đó có 4.465.988 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.204.100), TP. Hồ Chí Minh (585.328), Bình Dương (363.521), Nghệ An (356.071), Hải Dương (303.433).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 186.137 ca; Tổng số ca được điều trị khỏi: 4.468.805 ca; số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.225 ca; trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 3.503 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 316 ca; Thở máy không xâm lấn: 99 ca; Thở máy xâm lấn: 301 ca; ECMO: 6 ca.
Cả nước có 65 bệnh nhân tử vong
Từ 17h30 ngày 21/3 đến 17h30 ngày 22/3 ghi nhận 65 ca tử vong tại: Hà Nội (5), Bắc Ninh (4), Cao Bằng (4 ca trong 2 ngày), Đồng Nai (4), Quảng Ninh (4), Bến Tre (3), Bình Dương (3), Hà Tĩnh (3), Hải Dương (3), Hậu Giang (3), Kiên Giang (3), Hà Nam (2), Nam Định (2), Nghệ An (2), Phú Thọ (2), Quảng Bình (2), Tây Ninh (2), Trà Vinh (2), Bắc Kạn (1), Bạc Liêu (1), Bình Thuận (1), Đắk Lắk (1), Điện Biên (1), Gia Lai (1), Hải Phòng (1), Lạng Sơn (1), Quảng Ngãi (1), Thái Nguyên (1), Thừa Thiên Huế (1), TP. Hồ Chí Minh (1).
Trung bình số ca tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 67 ca.
Tổng số ca tử vong do Covod-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.014 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với Châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Việt Nam đã tiêm hơn 202 triệu liều vaccine
Đến chiều ngày 22/3, cả nước đã tiêm hơn 202 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Các địa phương triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 thần tốc để hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trong quý I/2022...
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 cho biết đến 14h30 ngày 22/3, cả nước đã tiêm hơn 202 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 21/3 đã tiêm 201.193 liều.
Liên tục cập nhật thông tin diễn biến dịch Covid-19 trong ngày 22/3.
Số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 184.762.975 liều, trong đó mũi 1: 70.944.763 liều; Mũi 2: 69.373.364 liều; Mũi bổ sung: 14.650.864 liều và mũi 3: 29.793.984 liều
Đến nay đã có 47/63 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 95%; Còn 16/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 90% đến dưới 95%.
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.065.163 liều, trong đó Mũi 1: 8.751.884 liều; Mũi 2: 8.313.279 liều.
Đến nay đã có 57/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; Còn lại 6/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.
Bộ Y tế cho biết, đến nay đã phân bổ 204,8 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trên tổng số 227,8 triệu liều đã tiếp nhận; số vaccine còn lại phần lớn do mới được tiếp nhận, cần tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vaccine.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam hiện đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn đại dịch sang quản lý nguy cơ có tính bền vững, hướng tới từng bước bình thường hóa với dịch COVID-19. Tỷ lệ bệnh nặng, tử vong đã giảm nhiều so với giai đoạn trước nhưng số tử vong ghi nhận hàng ngày vẫn ở mức cao trên dưới 80 trường hợp mỗi ngày.
Tỷ lệ mắc bệnh không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố; đặc tính virus SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện các biến thể; trong khi hệ thống giám sát, chăm sóc và điều trị cần phải được hoàn thiện hơn để có thể đáp ứng với các tình huống của dịch nên vẫn cần phải tập trung các biện pháp phòng chống tích cực.
Triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 thần tốc để hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi (trừ các đối tượng chống chỉ định và chưa tới thời gian tiêm) trong quý I/2022; hoàn thành việc tiêm mũi thứ 2 cho người từ 12-17 tuổi trong tháng 3/2022; chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi; nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4 và trẻ dưới 5 tuổi…
Tính từ đầu dịch, Việt Nam có 8.089.761 ca nhiễm, 41.949 ca tử vong
Việt Nam công nhận hộ chiếu vaccine với 17 quốc gia. TP.HCM không có ca tái nhiễm biến chủng phụ Omicron.
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 8.082.091 ca, trong đó có 4.279.851 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.949 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 8.089.761 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 81.848 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 8.082.091 ca, trong đó có 4.279.851 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 160.108 ca/ngày.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.188.086), TP. Hồ Chí Minh (584.234), Bình Dương (362.009), Nghệ An (351.251), Hải Dương (299.214).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 179.640 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 4.282.668 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.169 ca.
Số bệnh nhân tử vong:
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 67 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.949 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 37.153.001 mẫu tương đương 83.048.614 lượt người, tăng 178.490 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 20/3 có 167.693 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 201.828.138 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 184.768.739 liều: Mũi 1 là 70.943.341 liều; Mũi 2 là 67.884.313 liều; Mũi 3 là 1.496.237 liều; Mũi bổ sung là 14.650.864 liều; Mũi nhắc lại là 29.793.984 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.059.399 liều: Mũi 1 là 8.753.306 liều; Mũi 2 là 8.306.093 liều.
Việt Nam công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau với 17 quốc gia
Bộ Ngoại giao vừa cập nhật tình hình công nhận lẫn nhau hộ chiếu vaccine giữa Việt Nam với các nước.
Nhiều điểm đến trên thế giới đã mở cửa du lịch áp dụng hộ chiếu vaccine.
Trong thông cáo ngày 21/3, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã rất tích cực, chủ động đàm phán, đẩy nhanh quá trình công nhận lẫn nhau hộ chiếu vaccine với các quốc gia/vùng lãnh thổ.
Theo đó, tính đến ngày 17/3, Việt Nam đã đạt được thoả thuận về công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau với 17 quốc gia, bao gồm Mỹ, Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, Nhật Bản, Australia, Belarus, Ấn Độ, Philippines, Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Sri Lanka, Saint Lucia, Hàn Quốc, Campuchia, Maldives, Singapore, New Zealand.
Theo đó, người mang hộ chiếu vaccine của các nước này vào Việt Nam và của Việt Nam đến các nước này được áp dụng các biện pháp y tế như người đã tiêm vaccine ở sở tại. Việc công nhận bao gồm việc thủ tục chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hoá lãnh sự khi sử dụng giấy tờ này tại nước tiếp nhận.
Bên cạnh đó, đến nay, Việt Nam vẫn đang tạm thời công nhận mẫu giấy chứng nhận tiêm vaccine của 79 quốc gia, vùng lãnh thổ đã được giới thiệu chính thức đến Bộ Ngoại giao.
Hộ chiếu vaccine được hiểu là giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 hoặc/và giấy xác nhận đã khỏi bệnh COVID-19.
Hộ chiếu vaccine được sử dụng để chứng minh lịch sử tiêm chủng, khỏi bệnh của cá nhân, không thay thế cho các giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh khác như hộ chiếu, thị thực, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy thông hành, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực…
Hộ chiếu vaccine nước ngoài được coi là hợp lệ và được sử dụng trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam nếu được công nhận chính thức hoặc tạm thời bởi Chính phủ Việt Nam.
Danh sách hộ chiếu vaccine được công nhận được đăng tải trên trang thông tin của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
TP.HCM: Không ghi nhận ca mắc Omicron và tái nhiễm biến chủng phụ
Theo Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM, thành phố hầu như không ghi nhận bệnh nhân mắc chủng Omicron và tái nhiễm biến chủng phụ của Omicron trong thời gian ngắn.
TP.HCM hầu như không ghi nhận bệnh nhân mắc chủng Omicron và tái nhiễm biến chủng phụ của Omicron trong thời gian ngắn.
Tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 và phục hồi kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/3, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết hầu như không ghi nhận bệnh nhân mắc chủng Omicron và tái nhiễm biến chủng phụ của Omicron trong thời gian ngắn; trường hợp tái nhiễm có thể là bệnh nhân nhiễm chủng Delta trước đây và hiện nhiễm chủng Omicron.
Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy kháng thể đối với một biến chủng có thể kéo dài đến 90 ngày, vì vậy bản thân người bệnh sẽ không tái nhiễm nhanh như vậy. Ở lần dương tính tiếp theo, có thể họ đã nhiễm một biến chủng khác. Vì vậy, người bệnh vẫn phải thực hiện cách ly và điều trị tại nhà trong 7 ngày theo quy định.
Sau hơn một tuần triển khai phần mềm khai báo cho F0, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết trong giai đoạn đầu đã gặp phải một số khó khăn, phần mềm chậm hơn so với yêu cầu của người sử dụng Do đó, Sở Y tế đang phối hợp cùng các đơn vị nâng cấp phần mềm để mở rộng vấn đề lưu trữ.
Theo thống kê từ các trạm y tế trên địa bàn TP.HCM, trong tuần qua có trên 21.000 lượt tiếp cận với phần mềm.
Đề nghị thi hành kỷ luật Ban thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y
Ủy ban Kiểm tra Quân ủy TW đã bỏ phiếu đề nghị thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 và 12 quân nhân liên quan đến vụ án Công ty Việt Á.
Sản phẩm kit xét nghiệm của Công ty Việt Á.
Chiều 21/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương, nhiệm kỳ 2020-2025, tổ chức Kỳ họp thứ 7.
Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương chủ trì phiên họp. Cùng dự có Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đại diện Đoàn kiểm tra số 371 Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tại Kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đã nghe báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật của Thường trực Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y nhiệm kỳ 2015-2020; 2020-2025 và 12 cá nhân vi phạm.
Các thành viên Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương tập trung thảo luận, phân tích làm rõ và kết luận những vi phạm của tập thể, các cá nhân; bảo đảm chặt chẽ, đúng nguyên tắc, quy định của Đảng, kỷ luật của Quân đội.
Các ý kiến thống nhất và làm rõ, Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cả những lãnh đạo chủ chốt của Học viện Quân y vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong quá trình đề xuất, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 phục vụ công tác phòng, chống dịch và việc mua sắm vật tư, kit xét nghiệm từ Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.
Những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 gây hậu quả nghiêm trọng, cần phải xem xét, thi hành kỷ luật.
Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương bỏ phiếu đề nghị thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 và 12 quân nhân vi phạm với tinh thần dân chủ, khách quan, nghiêm minh.
Phát biểu tại Kỳ họp, Đại tướng Lương Cường đánh giá cao công tác tham mưu, chuẩn bị của Thường trực Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương, kịp thời đề xuất các hình thức kỷ luật đối với tập thể và các cá nhân vi phạm kỷ luật thấu tình, đạt lý, đúng người, đúng lỗi vi phạm, không có vùng cấm.
Quá trình xem xét kỷ luật luôn chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy định của Bộ Quốc phòng, đặc biệt giữ nghiêm nguyên tắc, quy định.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận