Xã hội

Covid-19 ngày 24/11: Hôm nay thêm 11.789 ca mới, 125 ca tử vong

Covid-19 ngày 24/11 mới nhất: Số ca mắc mới ngày hôm nay tăng 663 ca so với ngày trước đó.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 23/11 đến 16h ngày 24/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 11.811 ca nhiễm mới, trong đó 22 ca nhập cảnh và 11.789 ca ghi nhận trong nước (tăng 663 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 6.578 ca trong cộng đồng).

img

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 103.076 xét nghiệm cho 316.973 lượt người (ảnh minh hoạ)

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.666), Cần Thơ (766), Tây Ninh (754), Bình Dương (696), Đồng Tháp (625), Bà Rịa - Vũng Tàu (586), Đồng Nai (580), Vĩnh Long (482), Bình Thuận (470), Sóc Trăng (425), Bạc Liêu (418), Kiên Giang (369), Bến Tre (300), Trà Vinh (299), Hà Nội (274), Bắc Ninh (241), Cà Mau (224), Hậu Giang (198), Khánh Hòa (183), An Giang (181), Đắk Lắk (152), Bình Phước (145), Hà Giang (144), Vĩnh Phúc (133), Bình Định (133), Nghệ An (132), Thanh Hóa (98), Quảng Nam (97), Đắk Nông (94), Long An (90), Thừa Thiên Huế (82), Hòa Bình (63), Đà Nẵng (60), Tiền Giang (60), Nam Định (56), Quảng Ngãi (50), Ninh Thuận (47), Thái Bình (45), Hải Phòng (36), Quảng Trị (35), Phú Yên (33), Tuyên Quang (29), Gia Lai (29), Phú Thọ (26), Hải Dương (24), Lâm Đồng (24), Hà Nam (24), Quảng Ninh (22), Hà Tĩnh (22), Bắc Giang (20), Cao Bằng (11), Thái Nguyên (8 ), Hưng Yên (8 ), Điện Biên (7), Kon Tum (5), Ninh Bình (5), Lai Châu (1), Lào Cai (1), Bắc Kạn (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Phước (-364), An Giang (-139), Bà Rịa - Vũng Tàu (-123).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (+462), Cần Thơ (+412), Tây Ninh (+154). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 10.349 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.155.778 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 11.728 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.150.625 ca, trong đó có 934.444 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 25.951 ca; Tổng số ca được điều trị khỏi: 937.261 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.533 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.805 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.045 ca; Thở máy không xâm lấn: 162 ca; Thở máy xâm lấn: 511 ca; ECMO: 10 ca

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 23/11 đến 17h30 ngày 24/11 ghi nhận 125 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (62), Bình Dương (15), Đồng Nai (11), Kiên Giang (5), Cà Mau (5), Sóc Trăng (4), Tây Ninh (3), Đồng Tháp (3), Cần Thơ (3), Bình Thuận (2), Long An (2), Bạc Liêu (2), Trà Vinh (2), Hà Giang (1), Khánh Hoà (1), Đắk Lắk (1), Ninh Thuận (1), Bình Phước (1), Hậu Giang (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 129 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 24.243 ca, chiếm tỷ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm. So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 103.076 xét nghiệm cho 316.973 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 25.251.095 mẫu cho 66.686.993 lượt người. Trong ngày 23/11 có 2.030.162 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 112.944.634 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 67.824.005 liều, tiêm mũi 2 là 45.120.629 liều.

Hà Nội tìm người đến dự lễ kỷ niệm liên quan đến F0

Ngày 24/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 quận Ba Đình, Hà Nội phát thông báo Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 quận Ba Đình, tất cả những người từng đến địa điểm này cần tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với trạm y tế gần nhất, hoặc gọi điện thoại đến CDC Hà Nội theo số 0969.082.115 hoặc số 0949.396.115:

Từ ngày 8/11 đến 22/11 tại quán xôi, số 546 La Thành.

Ngày 19/11 (9h đến 12h): Khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, số 332 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân.

Ngày 20/11, tại các điểm:

9h đến 11h30: Dự lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập trường Đại học Khoa học Tự nhiên tại số 19 Lê Thánh Tông.

11h30 đến 12h30: Tại nhà hàng số 3 Lê Thánh Tông.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cũng thông báo, tất cả người trên địa bàn, khi có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí, nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh COVID-19.

Đến nay, trong đợt dịch 4 (từ 29/4) đến nay, Hà Nội ghi nhận 8.262 trường hợp dương tính SARS-CoV-2, trong đó số ca cộng đồng là 3.04, số ca được cách ly là 5.217.

Hơn 5.200 bệnh nhân nặng đang điều trị

Theo thống kê của Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.143.967 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 11.607 ca nhiễm). Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.110.836 ca, trong đó có 908.493 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.034 ca Tổng số ca được điều trị khỏi: 911.310 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.295 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 3.647 ca, Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.020 ca; Thở máy không xâm lấn: 163 ca; Thở máy xâm lấn: 456 ca; ECMO: 9 ca.

img

Tỉnh Hải Dương triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi.

167 ca tử vong tại TP.HCM và 19 tỉnh, thành phố trong 24 giờ

Từ 17h30 ngày 22/11 đến 17h30 ngày 23/11 ghi nhận 167 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (62), An Giang (28), Bình Dương (12), Đồng Nai (11), Long An (9), Kiên Giang (7), Cần Thơ (7), Tây Ninh (6), Tiền Giang (5), Đồng Tháp (3), Vĩnh Long (3), Cà Mau (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bến Tre (2), Sóc Trăng (2), Quảng Ngãi (1), Trà Vinh (1), Lâm Đồng (1), Ninh Thuận (1), Bạc Liêu (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 121 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 24.118 ca, chiếm tỷ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm. So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong 24 giờ qua đã thực hiện 115.555 xét nghiệm cho 244.547 lượt người.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 25.148.019 mẫu cho 66.370.020 lượt người. Trong ngày 22/11 có 2.006.892 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.

Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 110.917.609 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 67.337.689 liều, tiêm mũi 2 là 43.579.920 liều.

Sóc Trăng triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 2 cho trẻ dưới 18 tuổi

Sáng 24/11, tỉnh Sóc Trăng bắt đầu thực hiện tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 2 cho trẻ em từ 15 đến dưới 18 tuổi (học sinh từ lớp 10 đến lớp 12).

Theo ghi nhận, tại điểm tiêm trên địa bàn phường 9 (TP Sóc Trăng), các em học sinh tỏ vẻ rất vui và phấn khởi khi được tiêm mũi 2.

img

Sóc Trăng triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 2 cho trẻ dưới 18 tuổi. Ảnh: X.L

Em Trịnh Lâm Thanh Trúc (học sinh lớp 12A5, Trường THPT TP Sóc Trăng) chia sẻ: “Được tiêm ngừa vaccine mũi 2 em rất mừng, và mong muốn dịch bệnh Covid-19 sớm được kiểm soát tốt để chúng em được cắp sách đến trường”.

Thầy Kha Vĩnh Huy, Hiệu trưởng Trường THPT TP Sóc Trăng thông tin, toàn trường có trên 1.600 học sinh được tiêm vaccine ngừa Covid-19 trong hôm nay và ngày mai.

“Sau khi tiêm, các em sẽ được cho nghỉ học để ổn định sức khỏe rồi tiếp tục học, tâm lý các em cũng thoải mái hơn rất nhiều, không còn lo lắng như tiêm mũi 1”.

Theo lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, đợt đầu toàn tỉnh đã tiêm mũi 1 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi đạt 85%.

Đợt này kể từ ngày 24/11 sẽ tiêm mũi 2 cho những em đã tiêm mũi 1 và tiêm mũi 1 cho những em chưa được tiêm trước đó.

Theo kế hoạch của tỉnh Sóc Trăng, từ tháng 11/2021 đến quý 1/2022, tỉnh này tổ chức tiêm 2 liều cho tất cả trẻ em từ 3 đến dưới 18 tuổi đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Để công tác tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ dưới 18 tuổi đạt hiệu quả cao, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - Trần Văn Lâu yêu cầu ngành Y tế phối hợp với ngành giáo dục và các địa phương thực hiện tiêm vaccine đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mọi công tác chuẩn bị phải được thực hiện kỹ lưỡng, nghiêm túc.

4 người trong 1 gia đình ở Thanh Hóa dương tính với Sars-CoV-2

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày 23/11/2021, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 52 bệnh nhân mắc COVID-19 mới, trong đó có 18 ca bệnh phát sinh trong tỉnh, còn lại trong khu cách ly tập trung.

img

Qua sàng lọc y tế tại thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương đã phát hiện ra 4 trường hợp dương tính với Sars-CoV-2

Cụ thể, TP Thanh Hóa ghi nhận 03 bệnh nhân: 2 bệnh nhân trong khu cách ly là học sinh Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám và 1 bệnh nhân địa chỉ ở phường Đông Vệ do tiếp xúc bệnh nhân ghi nhận tại Hà Nội. Thị xã Nghi Sơn ghi nhận 1 bệnh nhân ở thôn Tân Phúc xã Tân Trường phát hiện qua sàng lọc y tế. Qua công tác xét nghiệm xuất hiện những kết quả dương tính SARS-CoV-2 mới ở xã Trường Lâm. Hiện ban chỉ đạo phòng chống dịch đang được tiếp tục điều tra, truy vết những trường hợp này.

Ngoài ra, ở huyện Bá Thước, Đông Sơn, Hoằng Hóa, Ngọc Lặc, Nông Cống, Thạch Thành, Triệu Sơn, Quảng Xương xuất hiện các bệnh nhân lây nhiễm COVID-19 do tiếp xúc bệnh nhân ghi nhận trước đó.

Riêng tại huyện Quảng Xương, ghi nhận 4 bệnh nhân, trong đó ở thôn Tân Cổ, thị trấn Tân Phong ghi nhân 3, thôn Tiến Lộc xã Quang Trung ghi nhận 1. Đối với ca lây nhiễm ở thôn Tân Cổ tính từ ngày 22/11 đến ngày hôm nay đã ghi nhận tổng cộng 4 trường hợp đều là người trong một gia đình.

Bệnh nhân đầu tiên là bà C.T.T (43 tuổi) được xác định dương tính với COVID-19 vào ngày 22/11 sau khi thị trấn Tân Phong thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tầm soát do trên địa bàn vừa ghi nhận ca F0 có lịch trình di chuyển phức tạp. Bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với con trai H..K.A (21 tuổi) từ Lâm Đồng trở về địa phương và được hướng dẫn cách ly y tế tại nhà từ ngày 13/11.

Ngay sau khi lấy mẫu xét nghiệm những người liên quan thì xác định chồng, con gái và con trai bà C.T.T đều dương tính với Sars-CoV-2.

Hiện Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp của tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương truy vết, nhằm phát hiện và tách F0 sớm nhất ra khỏi cộng đồng.

Hà Nội lý giải lý do F1 không được cách ly tại nhà ở 4 quận nội đô

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã chính thức ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện cách ly y tế tại nhà cho đối tượng F1 (người tiếp xúc gần ca bệnh Covid-19).

Tuy nhiên, trong hướng dẫn của Hà Nội, phạm vi áp dụng cách ly tại nhà cho F1 là địa bàn toàn TP, trừ 4 quận trung tâm: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng.

img

Việc chưa cách ly F1 tại 4 quận nội đô vì đây là khu vực cần phải áp dụng các biện pháp đặc biệt.

Lý giải việc này, cơ quan chức năng Hà Nội cho biết, trên cơ sở tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia và căn cứ tình hình dịch thực tế trên địa bàn, với đặc điểm của 4 quận nội thành, việc Hà Nội chưa áp dụng cách ly đối với F1 tại 4 quận lõi là do: các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng là nơi tập trung trụ sở của các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn…; là nơi có mật độ dân cư cao, tập trung nhiều hoạt động giao lưu, giao thương kinh tế với tần suất cao để phát triển kinh tế xã hội.

Vì vậy đây là khu vực có tầm quan trọng đặc biệt và cần phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để bảo vệ an toàn tuyệt đối về an ninh, trật tự cũng như dịch bệnh.

Trước mắt TP Hà Nội chủ trương không điều trị F0 tại các bệnh viện Trung ương và TP đặt tại khu vực 4 quận lõi nhằm đảm bảo an toàn cho khu vực này.

Theo cơ quan chức năng Hà Nội, để đảm bảo từng bước thích ứng với dịch bệnh và thận trọng khi tiến hành thực hiện nên đối với 4 quận lõi của Hà Nội tạm thời chưa thực hiện cách ly các trường hợp tiếp xúc gần (F1) tại nhà.

Với 4 nhóm đối tượng, người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người dưới 18 tuổi (trẻ em), áp dụng cách ly tại nhà nếu có đủ các điều kiện theo quy định tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Các đối tượng còn lại thực hiện cách ly tập trung do Bộ Tư lệnh Thủ đô quản lý, hoặc cách ly tự nguyện tại các khách sạn được TP cho phép.

Trong thời gian tới, tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh trên địa bàn, TP sẽ có những điều chỉnh tổng thể phù hợp nhằm kiểm soát dịch bệnh một cách hiệu quả nhất với phương châm sức khỏe và tính mạng của nhân dân là trên hết.

Tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã về các giải pháp phòng, chống dịch chiều 20/11, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết, trước đây các trường hợp F1 cách ly tập trung, nhưng hiện nay công tác cách ly F1 sẽ linh hoạt hơn cho phù hợp tình hình thực tế.

Sở Y tế cũng đã có văn bản hướng dẫn về cách ly tại nhà, hướng dẫn chính quyền địa phương, tổ Covid-19 cộng đồng, y tế cơ sở kiểm tra, rà soát. Theo đó, sẽ tổ chức cách ly F1 tại nhà (nếu đủ điều kiện) hoặc tại cơ sở lưu trú hoặc cách ly tập trung.

Giám đốc Sở Y tế cho biết thêm, Hà Nội từng thực hiện tốt cách ly F1, F2 tại nhà đối với một số trường hợp đặc thù (người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai…). Tuy nhiên, công tác này vẫn cần sự phối hợp chặt chẽ, giám sát của chính quyền địa phương, công tác truyền thông cũng như ý thức người dân khi được cách ly tại nhà. Việc cách ly tại nhà cũng sẽ giảm gánh nặng cho cơ quan y tế khi số lượng các F0, F1 tăng…

Phó Bí thư Hà Nội Nguyễn Văn Phong cũng giao Bộ Tư lệnh Thủ đô chịu trách nhiệm về công tác cách ly tập trung F1 ở 4 quận lõi: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng.

3 ngày đầu sau tiêm vắc xin Covid-19, trẻ không nên vận động mạnh

Từ ngày 23/11, tại Hà Nội, trẻ em 15 - 17 tuổi sẽ được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Việc tiêm chủng được triển khai tại các trường học đối với trẻ em đang đi học và tại trạm y tế với trẻ em không đi học hoặc học trên địa bàn tỉnh/thành phố khác. Các khuyến cáo làm thế nào để an toàn khi trẻ đi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cũng được các phụ huynh rất quan tâm.

img

Sáng 23/11, Hà Nội bắt đầu tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em từ 15-17 tuổi đang học tập, sinh sống trên địa bàn.

Theo PGS.TS. Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Phó trưởng ban điều hành chương trình Tiêm chủng mở rộng, trong ít nhất 3 ngày đầu sau tiêm, không nên để trẻ chạy nhảy, hoạt động thể thao quá mức.

PGS Hồng cho biết, phản ứng không mong muốn với trẻ em sau tiêm vắc xin Covid-19 đã được ghi nhận tại một số quốc gia là viêm cơ tim.

“Sau tiêm, các cháu hoạt động mạnh sẽ tăng thêm áp lực cho tim, biểu hiện viêm cơ tim có thể trở nên trầm trọng hơn nếu không may gặp phản ứng phụ này. Theo các số liệu thống kê tới nay, viêm cơ tim xảy ra nhiều hơn ở mũi thứ 2 và xảy ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái”, PGS Hồng lý giải. Tuy nhiên, bà Hồng cũng nhấn mạnh, đây là phản ứng rất hiếm gặp.

Bác sĩ Trần Thu Nguyệt (Viện Y học ứng dụng Việt Nam) cũng khuyến cáo, sau khi trẻ tiêm vắc xin phòng Covid-19, phụ huynh động viên và cùng với trẻ ở lại điểm tiêm 30 phút để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng. Khi trẻ rời khỏi điểm tiêm, gia đình hãy chú trọng theo dõi các dấu hiệu sau đây:

Tự theo dõi sức khỏe sau khi tiêm phòng Covid-19. Thời gian tự theo dõi là 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu.

Khi thấy một trong các dấu hiệu sau, phụ huynh hãy liên hệ ngay với Đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện (theo số điện thoại hoặc địa chỉ được điểm tiêm chủng cung cấp).

1) Ở miệng: thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi.

2) Ở da: thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da.

3) Ở họng: có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó.

4) Về thần kinh: có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật.

5) Về tim mạch: có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất.

6) Đường tiêu hóa: có dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy.

7) Đường hô hấp: có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái.

Toàn thân:

a. Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường.

b. Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn.

c. Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

Ngoài ra, phụ huynh cũng cần lưu ý luôn phải có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm vắc xin phòng Covid-19. Không nên để trẻ uống rượu, bia và các chất kích thích, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm vắc xin. Đồng thời, gia đình bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ

Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm, trẻ được tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh cần đi khám ngay. Đặc biệt, trẻ không được bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

Gia đình thường xuyên đo thân nhiệt cho trẻ. Trường hợp sốt dưới 38,5 độ C, bỏ bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh và đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

Nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên, trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu trẻ không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng, phụ huynh cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.