Xã hội

Covid-19 ngày 28/3: F0 cả nước giảm mạnh, chỉ còn 83.376 ca

28/03/2022, 18:30

Dịch Covid-19 ngày 28/3: Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh ghi nhận 83.376 ca nhiễm mới, giảm hơn 8.000 ca so với ngày hôm qua.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 27/3 đến 16h ngày 28/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 83.376 ca nhiễm mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 83.373 ca ghi nhận trong nước (giảm 8.453 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 55.010 ca trong cộng đồng).

img

Tổng số ca được điều trị khỏi tính đến ngày 28/3 là 5.474.708 ca.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (9.326), Bắc Giang (4.186), Nghệ An (3.883), Yên Bái (3.795), Phú Thọ (3.493), Lào Cai (3.377), Đắk Lắk (3.205), Quảng Ninh (2.522), Thái Nguyên (2.487), Hà Giang (2.433), Thái Bình (2.245), Vĩnh Phúc (2.140), Quảng Bình (2.098), Lạng Sơn (1.981), Tuyên Quang (1.963), Sơn La (1.867), Hưng Yên (1.740), Cà Mau (1.697), Bắc Kạn (1.678), Cao Bằng (1.599), Hòa Bình (1.501), Bình Định (1.367), Hải Dương (1.365), Hà Nam (1.342), Bắc Ninh (1.097), Quảng Trị (1.078), Lâm Đồng (1.049), Lai Châu (1.020), Tây Ninh (969), Bình Dương (959), Ninh Bình (916), Điện Biên (907), Vĩnh Long (891), Hà Tĩnh (874), Đà Nẵng (795), Phú Yên (778), TP. Hồ Chí Minh (745), Bình Phước (743), Đắk Nông (695), Thừa Thiên Huế (673), Thanh Hóa (602), Nam Định (600), Bà Rịa - Vũng Tàu (540), Quảng Ngãi (537), Bến Tre (476), Trà Vinh (474), Kon Tum (402), Hải Phòng (380), Bình Thuận (369), Khánh Hòa (361), Quảng Nam (298), Bạc Liêu (172), Kiên Giang (136), An Giang (134), Long An (95), Đồng Tháp (95), Sóc Trăng (69), Đồng Nai (67), Cần Thơ (53), Ninh Thuận (17), Hậu Giang (13), Tiền Giang (4).

Ngày 28/3/2022, Sở Y tế Hà Nội đăng ký bổ sung 180.000 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin. - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Lạng Sơn (-1.140), Hà Nội (-926), Đắk Lắk (-704).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Tĩnh (+874), Hòa Bình (+304), Hưng Yên (+247).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 109.424 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.274.849 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 93.891 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.267.135 ca, trong đó có 5.471.891 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.449.594), TP. Hồ Chí Minh (591.943), Nghệ An (390.924), Bình Dương (373.508), Hải Dương (337.425). Số bệnh nhân khỏi bệnh: - Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 122.730 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 5.474.708 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.401 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.696 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 318 ca; Thở máy không xâm lấn: 95 ca; Thở máy xâm lấn: 287 ca; ECMO: 5 ca.

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 27/3 đến 17h30 ngày 28/3 ghi nhận 52 ca tử vong tại: Đắk Lắk (4), Khánh Hòa (4), Quảng Ninh (4), Bến Tre (3), Bình Dương (3), Đồng Nai (3 ca trong 2 ngày), Hà Tĩnh (3), Bắc Giang (2), Bắc Kạn (2), Bình Định (2), Bình Thuận (2), Kiên Giang (2), Quảng Nam (2), Thái Nguyên (2), Trà Vinh (2), Vĩnh Long (2), Bạc Liêu (1), Bình Phước (1), Hà Nội (1), Hải Dương (1), Hòa Bình (1), Nam Định (1), Quảng Ngãi (1), Quảng Trị (1), Thanh Hóa (1), TP. Hồ Chí Minh (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 58 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.358 ca, chiếm tỷ lệ 0,5%so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 38.111.078 mẫu tương đương 84.027.988 lượt người, tăng 101.568 mẫu so với ngày trước đó. Trong ngày 27/3 có 214.017 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.

Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 205.216.774 liều, trong đó: + Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 188.071.414 liều: Mũi 1 là 71.211.148 liều; Mũi 2 là 67.996.992 liều; Mũi 3 là 1.502.202 liều; Mũi bổ sung là 14.822.958 liều; Mũi nhắc lại là 32.538.114 liều. + Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.145.360 liều: Mũi 1 là 8.790.821 liều; Mũi 2 là 8.354.539 liều.

Bắc Ninh cho vũ trường, bar, karaoke hoạt động từ 29/3

Từ 0h ngày 29/3, UBND tỉnh Bắc Ninh cho phép hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới đối với các dịch vụ có điều kiện (karaoke, quán bar, vũ trường, massage); các dịch vụ ăn uống; các hoạt động thể dục thể thao; các di tích văn hóa, lịch sử, điểm du lịch; các sự kiện văn hóa.

img

Bắc Ninh cho vũ trường, quán bar, karaoke hoạt động trở lại từ 29/3.

Từ 0h ngày 29/3, tỉnh Bắc Ninh cho phép dịch vụ có điều kiện như karaoke, quán bar, vũ trường, massage được hoạt động trở lại.

Bên cạnh đó, việc tổ chức đám cưới, đám tang; hội họp, giao lưu, gặp mặt; các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, thờ tự... thì các tổ chức, cá nhân cân nhắc về số lượng người tham gia để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Đồng thời tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định phòng, chống dịch COVID-19, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong công tác phòng, chống dịch.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh, từ 6h ngày 27/3 đến 6h ngày 28/3, tỉnh ghi nhận 1.097 ca mắc COVID-19, trong đó có 917 ca mắc trong cộng đồng và 180 ca đã cách ly, giảm 319 ca so với ngày trước đó.

Như vậy, từ ngày 4/10/2021 đến nay, Bắc Ninh ghi nhận 325.733 ca mắc COVID-19.

F0 giảm mạnh nhưng vẫn ở mức 110.000 ca mới mỗi ngày

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.011.473 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 91.225 ca nhiễm).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.306 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.

img

Liên tục cập nhật thông tin diễn biến dịch Covid-19 trong ngày 28/3

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.003.762 ca, trong đó có 5.349.161 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.260.268), TP. Hồ Chí Minh (591.198), Nghệ An (377.041), Bình Dương (372.549), Hải Dương (336.060).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 185.861 ca nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 5.351.978 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.447 ca.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 116.330 ca/ngày.

Số bệnh nhân tử vong

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 61 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.306 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 38.009.510 mẫu tương đương 83.920.695 lượt người, tăng 143.238 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 26/3 có 141.599 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 205.002.757 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 187.860.318 liều: Mũi 1 là 71.207.845 liều; Mũi 2 là 67.991.955 liều; Mũi 3 là 1.501.462 liều; Mũi bổ sung là 14.817.244 liều; Mũi nhắc lại là 32.341.812 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.142.439 liều: Mũi 1 là 8.789.313 liều; Mũi 2 là 8.353.126 liều.

Bộ Y tế: Sẽ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi từ đầu tháng 4

Chính phủ Australia đã cam kết viện trợ cho Việt Nam khoảng 13,7 triệu liều vaccine Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ 5-11 tuổi ngay trong tuần đầu tháng 4/2022.

img

Chính phủ Australia cam kết viện trợ cho Việt Nam khoảng 13,7 triệu liều vaccine Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ 5-11 tuổi ngay trong tuần đầu tháng 4/2022.

Ngày 27/3, Bộ Y tế cho biết, sau khi vaccine về tới Việt Nam và được kiểm định chất lượng an toàn sẽ được chuyển tới các địa phương để tổ chức tiêm chủng vào đầu tháng 4/2022.

Trước đó, ngày 22/3, Bộ đã làm việc với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam về việc hỗ trợ vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi.

Theo đó, Chính phủ Australia đã cam kết viện trợ cho Việt Nam khoảng 13,7 triệu liều vaccine Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ 5-11 tuổi ngay trong tuần đầu tháng 4/2022. Hiện nay, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đang tích cực phối hợp với Đại sứ quán Australia để đưa vaccine về Việt Nam trong tuần tới.

Trong tháng 3/2022, Chương trình Tiêm chủng mở rộng sẽ tiến hành tập huấn chuyên môn triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi cho các địa phương trên cả nước và hướng dẫn xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức các điểm tiêm chủng.

Bên cạnh nguồn vaccine hỗ trợ của Chính phủ Australia, Bộ Y tế và Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã và đang chủ động, tích cực tìm kiếm các nguồn hỗ trợ vaccine khác từ các tổ chức quốc tế như USAID, COVAX Facility và Chính phủ các nước... để sớm có cam kết tài trợ khoảng 8-10 triệu liều vaccine phòng COVID-19, đáp ứng đủ nhu cầu tiêm chủng đủ 2 liều cơ bản cho tất cả trẻ từ 5-11 tuổi.

Gần 1.000 y bác sĩ, tình nguyện viên Đà Nẵng tiếp sức F0 điều trị tại nhà

Tại Đà Nẵng, mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” tư vấn, hỗ trợ F0 điều trị tại nhà đang nhận được những phản hồi tích cực sau gần 2 tháng hoạt động.

img

Một buổi tư vấn online cho F0 đang điều trị tại nhà của mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” tại Đà Nẵng. Ảnh: T.AN

Tiến sĩ, bác sĩ Đặng Anh Đào (Phó Chủ tịch Thường trực Hội Thầy thuốc trẻ Đà Nẵng) cho biết hiện mạng lưới có gần 1.000 thành viên, bao gồm y bác sĩ và tình nguyện viên tại Đà Nẵng.

Các thành viên chia thành 10 nhóm phụ trách bảy quận, huyện. Mỗi nhóm đảm nhiệm một quận, huyện, riêng Thanh Khê, Sơn Trà, Cẩm Lệ có số lượng F0 tăng cao nên mỗi quận có hai nhóm tư vấn.

Ngay khi y tế cơ sở cung cấp thông tin về F0, các thành viên sẽ chủ động gọi điện, hỏi cụ thể tình trạng hiện tại để có những tư vấn chuẩn xác nhất cho bệnh nhân, kịp thời phát hiện các trường hợp cần can thiệp y tế, chuyển viện nếu diễn biến nặng theo phân tầng điều trị. Đối với trường hợp nặng, các thành viên sẽ theo dõi sát sao, gọi điện tư vấn hàng ngày.

“Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, y tế quận, huyện, phường, xã để tạo tính thống nhất trong quá trình tư vấn, hỗ trợ F0, làm thế nào tốt nhất cho người bệnh, đồng thời góp phần chia lửa, giảm tải áp lực điều trị cho y tế cơ sở”- bác sĩ Đào cho hay.

Chia sẻ thêm về công việc, tình nguyện viên Huỳnh Quang Luật cho biết hằng ngày, sau khi nhận thông tin F0 từ cơ sở y tế, các thành viên sẽ nhanh chóng gọi điện để nắm tình trạng sức khỏe và kịp thời tư vấn, hỗ trợ người bệnh. Trung bình mỗi ngày, mỗi thành viên sẽ tư vấn từ 8 đến 10 F0.

“Mắc COVID-19, nhiều người bệnh có tâm lý lo lắng, nên khi mình gọi điện hỏi thăm, tư vấn thì mọi người rất vui. Em nghĩ mạng lưới này rất hay và thiết thực, giúp đỡ được nhiều F0 để họ yên tâm điều trị tại nhà”- Quang Luật cho hay.

Tương tự, tình nguyện viên Nguyễn Nhất Bội Linh, cho biết đa phần F0 điều trị tại nhà đều rất cần hỗ trợ của nhân viên y tế, tình nguyện viên để có tinh thần và thể trạng tốt hơn. Quá trình làm việc, các thành viên nhận được phản hồi tích cực từ người bệnh.

“Với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc tư vấn từ xa hiện nay rất thuận tiện và dễ dàng” - Linh cho hay.

Hiện mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” còn có thêm sự hỗ trợ của Tổng đài 1022, người dân có thể chủ động gọi điện đến tổng đài này để được tư vấn khi xuất hiện triệu chứng nhiễm COVID-19.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.