Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay
Bộ Y tế thông tin, tính từ 17h ngày 1/9 đến 17h ngày 2/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.197 ca nhiễm mới, trong đó 11 ca nhập cảnh và 13.186 ca ghi nhận trong nước.
Trong ngày 2/9, 10.602 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 259.324.
Cụ thể tại TP.HCM (5.963), Bình Dương (4.504), Đồng Nai (803), Long An (583), Tiền Giang (290), Kiên Giang (122), Đồng Tháp (102), Bình Phước (70), Nghệ An (66), Tây Ninh (62), Khánh Hòa (58), Bà Rịa - Vũng Tàu (57), Quảng Bình (56), An Giang (51), Thanh Hóa (50), Hà Nội (48), Đà Nẵng (42), Cần Thơ (42), Bình Thuận (34), Đắk Lắk (34), Thừa Thiên Huế (25), Bình Định (20), Quảng Ngãi (19), Sóc Trăng (13), Cà Mau (11), Bạc Liêu (8 ), Bến Tre (8 ), Trà Vinh (7), Lạng Sơn (6), Phú Yên (6), Vĩnh Long (5), Quảng Nam (4), Đắk Nông (4), Bắc Ninh (3), Bắc Giang (3), Ninh Thuận (2), Nam Định (2), Hậu Giang (2), Thái Bình (1) trong đó có 7.255 ca trong cộng đồng.Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 1.757 ca.
Tại TP.HCM tăng 595 ca, Bình Dương tăng 1.064 ca, Đồng Nai tăng 44 ca, Long An giảm 11 ca, Tiền Giang tăng 96 ca. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 486.727 ca nhiễm, đứng thứ 55/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.951 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 482.497 ca, trong đó có 256.550 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Trong ngày 2/9, 10.602 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 259.324. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.443 ca.
Trong ngày, trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 271 ca tử vong tại TP.HCM (197), Bình Dương (34), Đồng Nai (803), Tiền Giang (7), Đồng Tháp (6), Đà Nẵng (4), Trà Vinh (3), Nghệ An (2), Hà Nội (1), An Giang (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bến Tre (1), Bình Định (1), Bình Thuận (1), Đắk Lắk (1), Khánh Hòa (1), Kiên Giang (1), Thừa Thiên Huế (1).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 12.138 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 962.340 xét nghiệm cho 1.306.892 lượt người.Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 15.347.523 mẫu cho 35.810.438 lượt người.
Trong ngày 01/9 có 302.074 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 20.542.325 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.660.772 liều, tiêm mũi 2 là 2.881.553 liều.
Hà Nội phân 3 vùng để siết chặt hoặc nới lỏng giãn cách xã hội sau 6/9
Thường vụ Thành uỷ Hà Nội biểu quyết 100% thống nhất chủ trương đối với phương án phòng, chống dịch sau đợt giãn cách thứ 3 của TP theo đề xuất của Ban cán sự đảng UBND TP.Thành uỷ Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 06-CT/TU về "Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố".
Trong 6 nội dung mà Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội kết luận, đáng chú ý có nội dung Ban Thường vụ Thành uỷ biểu quyết 100% thống nhất chủ trương đối với phương án phòng, chống dịch sau đợt giãn cách thứ 3 của TP theo đề xuất của Ban cán sự đảng UBND TP, trong đó thiết lập 3 vùng theo nguyên tắc phân vùng phù hợp với mức độ nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh - hoạt - sản xuất, theo hướng các vùng nội đô (khu vực mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ), vùng phía Bắc sông Hồng (tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp) và vùng phía Tây, phía Nam TP (tập trung các khu vực sản xuất nông nghiệp).
Trên cơ sở phân vùng, đánh giá các khu vực có nguy cơ rất cao "vùng đỏ" để tiếp tục thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo mức cao hơn Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với nguyên tắc "ai ở đâu ở đó" để khoanh vùng, truy vết, xử lý, dập dịch triệt để; tại các khu vực nguy cơ cao "vùng cam" và nguy cơ thấp hơn "vùng xanh" điều chỉnh các biện pháp ở mức cao hơn nguyên tắc Chỉ thị 15/CT-TTg (15+) của Thủ tướng Chính phủ để tổ chức phục hồi sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ các khu vực "vùng đỏ" bảo đảm khoa học, kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.
UBND TP Hà Nội cũng vừa ban hành Công văn số 2893/UBND-KTBT về tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 và các tháng cuối năm 2021. Theo đó, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP đang diễn biến rất phức tạp, khó lường; còn phát sinh nhiều ca mắc mới trong cộng đồng tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện ổ dịch mới; trong khi đó nếu kéo dài giãn cách xã hội gây nhiều hệ lụy tác động tới nền kinh tế, xã hội.
UBND TP yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc TP, UBND các quận, huyện, thị xã, trực tiếp là các thủ trưởng, tư lệnh ngành coi công tác chủ động tấn công, dập dịch Covid-19 là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu hiện nay; tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm chiến thắng dịch bệnh cao nhất với phương châm "khóa nhanh, xóa gọn vùng đỏ, mở rộng, bảo vệ vững chắc vùng xanh"; đồng thời, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh phủ hợp tình hình dịch bệnh và trong thời giản cách TP.
UBND TP Hà Nội xác định rõ ưu tiên hàng đầu là tập trung tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả nhằm dập tắt nhanh nhất các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới trên địa bàn TP.
Chiều nay, Hà Nội thêm 8 ca mắc mới, có 1 ca cộng đồng
Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca dương tính SARS-CoV-2 ngày hôm nay (2/9) thành phố ghi nhận là 35 ca, trong đó có 5 ca cộng đồng.
Số ca mắc Covid-19 mới TP Hà Nội ghi nhận từ 12 - 18h ngày 2/9 là 8 bệnh nhân, trong đó 1 ca tại cộng đồng. Trong đó, quận Thanh Xuân ghi nhận thêm 7 ca mắc mới, quận Hà Đông có 1 ca. Có 1 ca nhiễm thuộc chùm sàng lọc ho sốt cộng đồng, 7 ca còn lại thuộc chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng.
Lấy mẫu xét nghiệm tìm F0 trong cộng đồng tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Như vậy, cả ngày hôm nay, Hà Nội ghi nhận 35 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 5 ca cộng đồng.
Thông tin cụ thể 8 ca mắc mới ghi nhận trong kỳ báo cáo chiều nay như sau:
Chùm sàng lọc ho sốt cộng đồng ghi nhận 1 ca mắc là Đ.H.H (nữ, SN 1969), ở Nhân Chính, Thanh Xuân. Bệnh nhân là nhân viên vệ sinh tại phòng giao dịch ngân hàng, mỗi ngày đi làm từ 7h đến 9h.
Ngày 1/9 bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm test nhanh sàng lọc định kỳ hàng tuần do công ty thực hiện, có kết quả dương tính, sau đó được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định. Ngày 2/9 có kết quả RT-PCR dương tính.
Chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng ghi nhận 7 ca mắc.
Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.366 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.553 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.813 ca.
1 trường hợp sàng lọc ho sốt cộng đồng là N.T.T.H, nữ, sinh năm 1981, địa chỉ tại Đại Mỗ, Nam Từ Liêm. Bệnh nhân làm công nhân may tại quận Hà Đông.
Tối 27/8 có biểu hiện triệu chứng, ngày 29/8 bệnh nhân tự mua thuốc uống và khai báo ra trạm y tế, được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc, ngày 2/9 có kết quả dương tính; 24 trường hợp là F1 của các ca ho sốt cộng đồng.
Hà Nội xuất hiện chùm ca mắc mới ở ngõ 477 Nguyễn Trãi
Trưa nay (2/9), Sở Y tế Hà Nội thông báo ghi nhận 26 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó 1 ca tại cộng đồng; 22 ca tại khu cách ly và 3 ca tại khu vực phong tỏa. Các ca mắc phân bố tại quận Thanh Xuân (11 ca), huyện Thanh Trì (4 ca), quận Hai Bà Trưng (4 ca), quận Đống Đa (3 ca), huyện Thanh Oai (1 ca), huyện Thường Tín (1 ca), quận Hoàng Mai (1 ca), quận Nam Từ Liêm (1 ca); với 1 ca thuộc trường hợp sàng lọc ho sốt cộng đồng; 24 trường hợp là F1 của các ca ho sốt cộng đồng; 1 trường hợp liên quan TP HCM.
Sáng 2/9, Sở Y tế Hà Nội công bố ghi nhận 5 ca dương tính SARS-CoV-2. Trong số này có Đ.X.N, nam, sinh năm 2002, địa chỉ tại Ngõ 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân. Ngày 28/8 có triệu chứng, sốt ho. Ngày 1/9 khai báo y tế và được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính. Tính đến trưa 2/9, có thêm 4 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 ở Ngõ 477 Nguyễn Trãi.
L.T.Đ, nam, sinh năm 1985, địa chỉ tại Tam Hưng, Thanh Oai. Bệnh nhân là F1 của bệnh nhân M.Q.Đ. Ngày 20/8, được lấy mẫu chuyển cách ly, kết quả âm tính. Ngày 31/8, có triệu chứng, được lấy mẫu ngày 1/9, kết quả dương tính.
Đ.T.H, nam, sinh năm 1957, địa chỉ tại Ngũ Hiệp, Thanh Trì. Bệnh nhân là F1 (bố chồng) của bệnh nhân N.K.M, được lấy mẫu chuyển cách ly ngày 27/8. Ngày 31/8, có triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.
P.V.T, nam, sinh năm 1992, địa chỉ tại Thanh Liệt, Thanh Trì. Bệnh nhân ở trong khu vực phong tỏa, được lấy mẫu xét nghiệm. Ngày 2/9 có kết quả dương tính.
P.T.H, nữ, sinh năm 1960, địa chỉ tại Ngũ Hiệp, Thanh Trì. Bệnh nhân là F1 (mẹ) bệnh nhân B.T.H, ngày 27/8 được cách ly và xét nghiệm âm tính. Ngày 1/9 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính. Đã tiêm 1 mũi vắc xin ngày 29/7/2021.
L.V.T, nam, sinh năm 1966, địa chỉ tại Tam Hiệp, Thanh Trì. Bệnh nhân ở trong khu vực phong tỏa, được lấy mẫu xét nghiệm, ngày 2/9 có kết quả dương tính.
L.T.P, nam, sinh năm 2019, địa chỉ tại 210 Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Thanh Xuân. Bệnh nhân là F1 của bệnh nhân N.T.H - chủ cửa hàng bách hoá D&H Lê Trọng Tấn. Ngày 30/8, được lấy mẫu, chuyển cách ly tập trung, kết quả âm tính. Ngày 1/9, xuất hiện ho, sốt được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
B.L.C, nữ, sinh năm 1959, địa chỉ tại Tập thể Thuốc lá Thăng Long, 330 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân; sống trong khu phong tỏa, được chuyển cách ly ngày 30/8. Ngày 1/9, có triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.
N.N.T, nữ, sinh năm 1936, địa chỉ tại 328 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân; sống trong khu phong tỏa, được chuyển cách ly ngày 29/8. Ngày 1/9, có triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.
N.T.T, nữ, sinh năm 1992, địa chỉ tại Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân. Bệnh nhân là F1- đến mua hàng của gia đình bệnh nhân Đ.X.N (3 người dương tính). Ngày 31/8 bệnh nhân xuất hiện sốt. Ngày 1/9 được lấy mẫu và có kết qủa dương tính.
N.Đ.K, nam, sinh năm 2016, địa chỉ tại Ngõ 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân; là F1 (con) của bệnh nhân N.T.T. Ngày 1/9 bệnh nhân có sốt cao, được lấy mẫu và có kết quả dương tính.
T.T.H, nữ, sinh năm 1970, địa chỉ tại Ngõ 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân; là F1 (mẹ) của bệnh nhân Đ.X.N. Ngày 1/9 được lấy mẫu và có kết quả dương tính.
Tính đến trưa 2/9, khu vực 'ổ dịch' trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung ghi nhận thêm 6 trường hợp dương tính SARS-CoV-2, nâng tổng số trường hợp mắc COVID-19 tại đây là: 386 ca.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.358 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.552 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.806 ca.
Hà Nội thêm 31 ca dương tính sau 18 tiếng
Sở Y tế Hà Nội vừa cho biết, số ca dương tính SARS-CoV-2 mới từ 6 - 12h ngày 2/9 là 26 ca, trong đó 1 ca tại cộng đồng.
Trong số 26 ca nhiễm Covid-19 Sở Y tế Hà Nội công bố trưa nay, quận Thanh Xuân có 11 ca, huyện Thanh Trì 4 ca, quận Hai Bà Trưng 4 ca, quận Đống Đa 3, các quận, huyện Thanh Oai, Thường Tín, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm mỗi quận, huyện 1 ca.
Có 1 ca thuộc chùm sàng lọc ho sốt cộng đồng; 1 ca liên quan chùm TP.HCM, còn lại 24 ca là F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng.
Trưa nay, Hà Nội tiếp tục ghi nhận 26 ca nhiễm Covid-19
Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.358 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.552 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.806 ca.
Sáng 2/9, Hà Nội ghi nhận 5 ca nhiễm Covid-19
Số ca nhiễm Covid-19 mới tại Hà Nội trong sáng nay phân bố theo quận/huyện: Đống Đa (02), Thanh Xuân (02), Đan Phượng (01); Phân bố theo chùm ca bệnh: chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (02), chùm sàng lọc ho sốt cộng đồng (03)
Phân bố (03) ca tại cộng đồng theo quận huyện: Đống Đa (2), Thanh Xuân (1); Phân bố 3 ca tại cộng đồng theo chùm: chùm sàng lọc ho sốt cộng đồng (3).
Ngày 2/9, Hà Nội tiếp tục ghi nhận ca nhiễm Covid-19
Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.332 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.551 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.781 ca.
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang có số ca nhiễm cao
Tính từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 473.530 ca nhiễm, đứng thứ 56/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.817 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 469.311 ca, trong đó có 245.948 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (226.622), Bình Dương (118.228), Đồng Nai (24.525), Long An (22.638), Tiền Giang (9.846).
Cập nhật tin tức dịch Covid-19 ngày 2/9
Trong ngày 1/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 11.434 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 11.429 ca ghi nhận trong nước, giảm 1.162 ca so với ngày trước đó.
Cụ thể, tại TP.HCM giảm 76 ca, Bình Dương giảm 1.090 ca, Đồng Nai tăng 125 ca, Long An tăng 7 ca, Tiền Giang giảm 20 ca.
Cũng trong ngày 1/9, 9.862 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh; nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 248.722.
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.334 ca.
Ngày 1/9 có 364 ca tử vong
Trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ghi nhận trong ngày 31/8 là 433 ca tử vong và trong ngày 1/9 là 364 ca tử vong tại TP.HCM (658), Bình Dương (78), Long An (14), Đồng Nai (12), Đồng Tháp (10), Tiền Giang (9), Đà Nẵng (4), Khánh Hòa (4), Bình Phước (3), Hà Nội (2), Ninh Thuận (2), Thừa Thiên Huế (2), Bà Rịa ; Vũng Tàu (1), Bến Tre (1), Lào Cai (1), Tây Ninh (1), Trà Vinh (1), Vĩnh Phúc (1).
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 11.868 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do Covid- 19 trên thế giới (2,1%).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 14.385.183 mẫu cho 34.503.546 lượt người.
Trong ngày 31/8 có 230.415 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 20.210.381 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.483.818 liều, tiêm mũi 2 là 2.726.563 liều.
Sức khoẻ ca sĩ Phi Nhung hiện ra sao?
Báo Tiền Phong dẫn thông tin từ lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, Phi Nhung được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng nặng. Ngay khi nhập viện, các bác sĩ nỗ lực điều trị, tích cực hồi sức với lọc máu và thở máy.
Chiều 1/9, TS-BSCKII Nguyễn Tri Thức- GĐ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, sức khoẻ của Phi Nhung đã tiến triển tốt hơn, tín hiệu khả quan hơn.
Trước đó, Phi Nhung được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng nặng, ngay khi nhập viện các bác sĩ nỗ lực điều trị, tích cực hồi sức với lọc máu và thở máy.
Trước khi mắc COVID-19, Phi Nhung tham gia vào một số Bếp ăn từ thiện tại TP.HCM và có tiếp xúc gần với vài ca F0. Vì dương tính với SARS-CoV-2, nữ ca sĩ phải hủy chuyến bay và một show diễn ở Mỹ vào ngày 22/8.
Phi Nhung nhập viện Gia An 115 điều trị COVID-19 từ ngày 19/8 nhưng bệnh chuyển biến nặng nên phải chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy vào tối 26/8.
Sau khi Phi Nhung chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tin đồn thất thiệt gây hoang mang dư luận. Một số kẻ ác ý tung tin Phi Nhung chuyển biến nặng và không thể qua khỏi. Thậm chí, một số người nổi tiếng còn đăng tải lời chia buồn trên trang cá nhân.
Sau đó, phía Phi Nhung và những nghệ sĩ thân thiết với giọng ca “Bông điên điển” phải lên tiếng đính chính.
TP.HCM: Hơn 70.000 F0 cách ly, điều trị tại nhà
Tính từ ngày 23/ 8 đến nay, TP HCM thực hiện gần 2 triệu test nhanh kháng nguyên tại những vùng nguy cơ cao (vùng cam) và vùng nguy cơ rất cao (vùng đỏ). Trong đó, số ca phát hiện mắc COVID-19 chiếm tỷ lệ 3,6%.
Như vậy, với tỷ lệ này, TP đã phát hiện khoảng 72.000 ca mắc COVID-19 khi thực hiện test nhanh tại các khu vực nguy cơ cao và rất cao. TP đang thực hiện test nhanh trở lại những nơi đã từng thực hiện để tìm thêm ca mắc COVID-19. Kết quả sáng 1/9 cho thấy tỷ lệ mắc COVID-19 tại vùng nguy cơ và rất cao chỉ còn dưới 2%.
Qua từng đợt xét nghiệm, số ca F0 giảm dần. TP HCM tiếp tục bóc tách dần những ca F0 ra khỏi dân cư từ đây đến ngày 15/9. Hiện số ca F0 đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà là hơn 70.000 người. Tiêu chí để được cách ly tại nhà là người dưới 65 tuổi, không bệnh nền, không triệu chứng.
Đến ngày 1/9, tổng số F0 cách ly, điều trị tại nhà là 70.049 trường hợp. Sở Y tế đã chuyển 110.850 túi thuốc an sinh cho các quận, huyện để đưa về phường, xã.
Hôm nay Bình Dương bắt đầu tiêm 1 triệu liều vaccine COVID-19 Vero Cell cho người dân
Đây là số vaccine được TP.HCM chia sẻ cho tỉnh Bình Dương. Theo kế hoạch, TP Thủ Dầu Một và TP Dĩ An là 2 nơi sẽ triển khai tiêm đầu tiên, sau đó sẽ đến các địa phương còn lại.
Trước đó, Bình Dương cũng đã tiêm loại vắc xin này cho hơn 16.000 người là công dân Trung Quốc tại các doanh nghiệp và người chuẩn bị đi du học Trung Quốc trên địa bàn tỉnh.
Báo cáo kết quả cho thấy, tất cả đều có sức khỏe ổn định, chỉ có một người phản ứng nhẹ sau tiêm.
Đà Nẵng: Cụ bà 101 tuổi, từng thở máy chiến thắng bệnh COVID-19
Sau quá trình điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, cụ bà 101 tuổi - bệnh nhân COVID-19 lớn tuổi nhất tại Đà Nẵng từ trước đến nay, từng chuyển biến nặng, phải thở máy - đã khỏi bệnh và vừa được xuất viện.
Cụ là BN292701 nhập viện điều trị COVID-19 từ ngày 20/8. Bệnh nhân 101 tuổi có tiền sử huyết áp và suy thận. Quá trình điều trị tại bệnh viện, cụ bà có giai đoạn chuyển biến nặng, phải thở máy.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ, bệnh nhân cao tuổi nhất được xác định mắc COVID-19 ở Đà Nẵng từ trước tới nay đã khỏi bệnh và được xuất viện. Đây là một nỗ lực lớn của Bệnh viện Phổi Đà Nẵng nói riêng và ngành y tế Đà Nẵng nói chung trong điều trị, giảm số ca tử vong đối với bệnh nhân có bệnh nền, bệnh nhân cao tuổi.
1.200 người dân đã di dời khỏi ổ dịch Thanh Xuân
Khoảng 19h30, sau khi các F1 đã được đưa đi cách ly tập trung, người dân tại ổ dịch Thanh Xuân bắt đầu lên xe buýt để di chuyển tới nơi ở mới nhằm giảm bớt mật độ dân cư tại "điểm nóng" Covid-19 này.
Tất cả những người đi ra từ trong con ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi - khu vực đang được phong toả để phòng chống Covid-19 đều được trang bị đồ bảo hộ để tránh nguy cơ lây nhiễm.
Được biết, điểm đến của 1.200 người dân Thanh Xuân Trung được di dời lần này là tại ký túc xá của Trường đại học FPT tại Hòa Lạc.
Đúng 19h30, những chiếc xe đầu tiên chở dân cư ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung đã bắt đầu đi chuyển để đến khu vực cách ly
Hà Nội: Áp dụng một số biện pháp cao hơn đối với “vùng đỏ”, “vùng da cam”
Ban Thường vụ Thành ủy Hà vừa ban hành Chỉ thị số 06 về việc "Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố".
Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu toàn thành phố phát huy cao nhất vai trò, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cá thể hóa trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Hà Nội có thể áp dụng múc giãn cách xã hội cao hơn trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chỉ đạo xây dựng phương án phòng, chống dịch sau đợt giãn cách thứ 3 trên địa bàn Thành phố theo phương châm siết chặt hơn, áp dụng một số biện pháp cao hơn đối với những khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, khu vực “vùng đỏ”, “vùng da cam”.
Đối với khu vực “vùng xanh”, giao đồng chí Bí thư cấp ủy và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt từng phương án để tổ chức sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ sản xuất hàng hóa cho khu vực “vùng đỏ”, “vùng da cam”, bảo đảm khoa học, chặt chẽ, phát huy hiệu quả công tác phòng, chống dịch.
Trên cơ sở phương án được phê duyệt, các cấp, các ngành từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã phải xây dựng ngay kế hoạch, phương án chi tiết, cụ thể tại địa phương, nhất là tại các khu đông dân cư, nhiều ngõ ngách, địa bàn phức tạp, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh,... để có kịch bản phương án phòng, chống dịch chủ động, không để lúng túng, bị động.
Đồng thời có phương án tổ chức sản xuất, lưu thông hàng hóa, bảo đảm an sinh xã hội, sinh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng vùng; tập trung tổ chức cách ly, phong tỏa triệt để “vùng đỏ” bảo đảm chặt chẽ từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, đúng nguyên tắc cách ly, ngăn ngừa lây nhiễm chéo.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng chỉ đạo các lực lượng chức năng đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng, ưu tiên các đối tượng có nguy cơ cao, các vùng phong tỏa, cách ly, nhằm bóc tách triệt để các ca F0, truy vết F1 để chuyển cách ly tập trung.
Đối với biện pháp tiêm vaccine, đề nghị tiếp tục nâng cao năng lực các dây chuyền tiêm với sự tham gia của các bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện của các bộ, ngành, y tế tư nhân, y tế cơ sở; sẵn sàng tổ chức tiêm quy mô lớn, bảo đảm an toàn, đúng quy định khi tiếp nhận thêm vaccine.
Chủ động kích hoạt các khu cách ly tập trung bảo đảm trên 100.000 chỗ cho các đối tượng F1 và khẩn trương kiểm tra, rà soát sẵn sàng tăng công suất cách ly để đáp ứng yêu cầu thực tế.
Khẩn trương chuẩn bị đầy đủ 20.000 giường và sẵn sàng lên 30.000 giường cho các cơ sở thu dung, chăm sóc điều trị theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế; bảo đảm đủ ô xy, trang thiết bị, vật tư, thuốc điều trị và nhân lực y tế cho các cơ sở y tế tại tất cả các tầng.
Tình hình dịch Covid-19 trên thế giới mới nhất
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 647.367 trường hợp mắc COVID-19 và 10.019 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 219 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,5 triệu người không qua khỏi.
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 2/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 219.192.794 ca, trong đó có 4.543.201 người tử vong.
Số ca mắc bệnh trong ngày đang có dấu hiệu tăng mạnh trở lại trên phạm vi toàn cầu, với những vùng dịch “nóng nhất” ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong vẫn ở mức đáng quan ngại. Số ca mắc mới và tử vong tăng trở lại trên phạm vi toàn cầu.
Nhiều nước Á-Âu tình hình cũng đang leo thang trở lại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Mỹ, Ấn Độ, Iran, Anh và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Sau một thời gian, Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới và tử vong trong ngày cao nhất thế giới.
Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 195 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 18 triệu ca và 105.454 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 1/9, thế giới có 102 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 81 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.
Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất với 40.314.132 ca mắc và 659.786 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với 32.745.457 ca mắc và 438.411 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với 20.804.215 ca, trong đó có 579.330 ca tử vong.
Tính theo tỷ lệ dân số, Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 601 người tử vong. Tiếp đến là Hungary với 311 người và Bosnia-Herzegovina với 299 người/100.000 dân.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận