Tin tức dịch Covid-19 mới nhất hôm nay
Tính từ 16h ngày 04/12 đến 16h ngày 05/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.314 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 14.312 ca ghi nhận trong nước (tăng 319 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 8.142 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.491), Cần Thơ (1.132), Tây Ninh (792), Sóc Trăng (775), Bà Rịa - Vũng Tàu (710), Đồng Tháp (690), Bình Thuận (648), Bến Tre (630), Bình Phước (547), Vĩnh Long (544), Khánh Hòa (465), Cà Mau (444), Bình Định (428), Hà Nội (400), Bạc Liêu (398), Kiên Giang (394), Đồng Nai (355), Bình Dương (355), An Giang (350), Thừa Thiên Huế (305), Hậu Giang (295), Tiền Giang (257), Trà Vinh (212), Hà Giang (160), Bắc Ninh (113), Đắk Nông (102), Thanh Hóa (94), Hải Phòng (91), Long An (90), Hải Dương (88), Lâm Đồng (84), Quảng Ngãi (81), Đà Nẵng (78), Ninh Thuận (75), Quảng Nam (63), Quảng Ninh (62), Gia Lai (61), Hưng Yên (60), Nam Định (47), Phú Thọ (45), Thái Nguyên (35), Vĩnh Phúc (34), Phú Yên (31), Thái Bình (28), Quảng Bình (25), Hòa Bình (23), Yên Bái (21), Tuyên Quang (16), Kon Tum (13), Bắc Giang (12), Hà Tĩnh (11), Lạng Sơn (11), Lào Cai (9), Sơn La (9), Ninh Bình (5), Hà Nam (5), Cao Bằng (5), Quảng Trị (4), Lai Châu (2), Điện Biên (1), Bắc Kạn (1).
Trong ngày 4/12 có 502.169 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bạc Liêu (-167), Hồ Chí Minh (-145), Bến Tre (-132).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Định (+225), Cần Thơ (+134), Bà Rịa - Vũng Tàu (+90).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 13.982 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.309.092 ca nhiễm, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 13.280 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.303.823 ca, trong đó có 1.006.460 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (478.309), Bình Dương (284.263), Đồng Nai (89.514), Long An (38.697), Tây Ninh (32.483).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.711 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.009.277 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.854 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.618 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.376 ca; Thở máy không xâm lấn: 162 ca; Thở máy xâm lấn: 683 ca; ECMO: 15 caSố bệnh nhân tử vong:
Từ 17h30 ngày 04/12 đến 17h30 ngày 05/12 ghi nhận 199 ca tử vong tại: Tại TP. Hồ Chí Minh (69) trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Bến Tre (2), Đồng Tháp (1), Quãng Ngãi (1). Tại các tỉnh, thành phố khác: Tây Ninh (20), An Giang (19), Kiên Giang (17), Đồng Nai (12), Tiền Giang (10), Bình Dương (9), Cần Thơ (7), Sóc Trăng (6), Vĩnh Long (6), Đồng Tháp (5), Bình Thuận (4), Cà Mau (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Cao Bằng (1), Trà Vinh (1), Phú Thọ (1), Thừa Thiên Huế (1), Bình Định (1), Khánh Hoà (1), Bình Phước (1), Bạc Liêu (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 197 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.260 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 33/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 09/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 24.759 xét nghiệm cho 38.829 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 26.887.231 mẫu cho 69.737.261 lượt người.
Trong ngày 04/12 có 502.169 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 127.353.020 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 73.251.913 liều, tiêm mũi 2 là 54.101.107 liều.
Hà Nội điều chỉnh kế hoạch học trực tiếp, chỉ học sinh lớp 12 đi học
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn, Sở Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội ngày 5/12, đã có thông báo điều chỉnh quy mô cho học sinh đi học trực tiếp. Theo đó, chỉ học sinh lớp 12 các trường THPT, Trung tâm giáo dục – Trung tâm giáo dục nghề nghiệp đi học trực tiếp, còn học sinh lớp 10 và 11 tiếp tục học trực tuyến.Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, ngày 2/12, UBND TP Hà Nội phê duyệt đề xuất của Sở về việc cho học sinh khối lớp 10, 11, 12 các trường THPT và các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tại các đơn vị xã, phường, thị trấn của tất cả 30 quận, huyện, thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2, được đi học trực tiếp từ 6/12. Ngày 3/12, Sở GD&ĐT có thông báo tới các trường để triển khai kế hoạch dạy học trực tiếp.
Tuy nhiên, những ngày qua, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca F0 tăng đột biến so với trước, trong đó có nhiều ca trong cộng đồng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho học sinh khi trở lại trường học. Thực hiện chỉ đạo của TP Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo điều chỉnh quy mô cho học sinh đi học trực tiếp.
Cụ thể, học sinh khối 12 các trường THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên – Trung tâm giáo dục nghề nghiệp của 30 quận, huyện, thị xã đi học trực tiếp theo phương thức 50% học trực tiếp thứ 2, thứ 4, thứ 6; các ngày còn lại học trực tuyến.
50% số lớp 12 học trực tiếp: Thứ 3, thứ 5, thứ 7 và các ngày còn lại học trực tuyến. Hà Nội lưu ý các trường chỉ bố trí cho học sinh đi học 1 buổi/ ngày.
Học sinh lớp 9 của 18 huyện, thị xã vẫn học trực tiếp như trước đó.
Hà Nội yêu cầu các trường triển khai kế hoạch dạy học đảm bảo an toàn, nghiêm túc thực hiện 5K và các hướng dẫn trước đó.
Học trực tuyến gồm: Học sinh cấp tiểu học và khối 6,7,8 của cấp THCS và lớp 10, 11 các trường THPT, Giáo dục thường xuyên – Trung tâm giáo dục nghề nghiệp; học sinh khối 9 các quận.
Trong 7 ngày qua, trung bình mỗi ngày có 196 ca tử vong
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.294.778 ca nhiễm, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 13.135 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.289.511 ca, trong đó có 1.004.749 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (476.818), Bình Dương (283.908), Đồng Nai (89.159), Long An (38.607), Tây Ninh (31.691).
Cập nhật tin tức mới nhất ngày 5/12
Về tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19, bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.107 ca
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.007.566 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.788 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 4.547 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.377 ca; Thở máy không xâm lấn: 185 ca; Thở máy xâm lấn: 665 ca; ECMO: 14 ca.
Từ 17h30 ngày 03/12 đến 17h30 ngày 04/12 ghi nhận 203 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (75), trong đó có 11 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (6), Bến Tre (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Hậu Giang (1), Tiền Giang (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (20), Bình Dương (18), Cần Thơ (15), Đồng Nai (13), Tiền Giang (10), Long (7), Kiên Giang (7), Sóc Trăng (5), Đồng Tháp (5), Vĩnh Long (5), Bạc Liêu (5), Bình Thuận (4), Khánh Hòa (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Hậu Giang (2), Quảng Ngãi (2), Trà Vinh (2), Quảng Ninh (1), Đắk Lắk (1), Bình Phước (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 196 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.061 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 33/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 09/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 126.002 xét nghiệm cho 264.655 lượt người.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 26.862.472 mẫu cho 69.698.432 lượt người.
Trong ngày 03/12 có 991.961 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 126.846.771 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 73.155.299 liều, tiêm mũi 2 là 53.691.472 liều.
Hà Nội xử lý thế nào khi trường học có F0?
Liên Sở Y tế - Giáo dục và đào tạo TP Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn phương án phòng chống dịch COVID-19 khi có trường hợp mắc COVID-19 (F0), nghi mắc, F1, F2.
Liên Sở Y tế - Giáo dục và đào tạo hướng dẫn cách thức xử lý khi trường học có F0, F1, F2
Theo hướng dẫn này, khi phát hiện F0 tại trường học, cần kích hoạt ngay các phương án phòng, chống dịch của nhà trường và báo cáo ngay cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương.
F0 sau khi nhận thông báo kết quả dương tính sẽ được yêu cầu không tự ý di chuyển, không tiếp xúc gần dưới 1 mét với người xung quanh, đeo khẩu trang y tế và chờ được hướng dẫn, xử trí.
F0 cũng sẽ được hướng dẫn di chuyển theo lối đi đã được phân luồng đến phòng cách ly tạm thời; hạn chế di chuyển bằng thang máy hoặc bố trí thang máy riêng và khử khuẩn theo quy định ngay sau khi sử dụng.
Theo hướng dẫn mới ban hành này, khi phát hiện F0 trong trường học, cần phong tỏa tạm thời toàn bộ trường, lớp nào ở yên lớp đó. Thông báo cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh đang có mặt tại nhà trường thông tin chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng; yêu cầu nghiêm túc khai báo y tế, thực hiện 5K.
Liên Sở lưu ý việc phong tỏa tạm thời khu vực có liên quan đến F0 tùy thuộc mức độ di chuyển của F0 (học sinh, cán bộ, giáo viên dạy tại 1 lớp hay nhiều lớp); diện phong tỏa có thể toàn bộ trường học hoặc từng tầng/khu vực học, làm việc, phòng học có liên quan đến F0 theo chỉ định về dịch tễ.
Phối hợp cơ quan y tế địa phương tiếp tục điều tra, truy vết, lấy mẫu, cách ly, rút gọn phạm vi phong tỏa phù hợp với các trường hợp bệnh cụ thể.
Tất cả học sinh, giáo viên trong cùng lớp học có F0 được coi là F1, cách ly ngay tại lớp đó. Học sinh, giáo viên ở lớp khác là F1 thì tách ngay ra một khu vực riêng để tổ chức cách ly theo quy định. Phối hợp lấy mẫu xét nghiệm F1 theo chỉ định của y tế địa phương; tổ chức cách ly F1 theo quy định.
Tùy tình hình dịch tễ có thể tổ chức ngay việc lấy mẫu test nhanh cho tất cả học sinh, giáo viên, người lao động đang ở trường hoặc lấy theo khu hoặc dãy lớp học hoặc theo tầng lớp học. Trong đó, người có triệu chứng nghi mắc và F1 thì lấy mẫu xét nghiệm đơn. Người khác thì nên lấy mẫu xét nghiệm gộp 5 - 10.
Với F1 trong cộng đồng, cần lập danh sách cán bộ, giáo viên, học sinh tiếp xúc gần và trường hợp liên quan đang ở cộng đồng theo yêu cầu của y tế địa phương...
Tiếp tục phối hợp rà soát ngay để phát hiện những học sinh, giáo viên, người lao động đang có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh trong trường học và đang ở trong cộng đồng. Tổ chức ngay việc cách ly tạm thời tại trường học ca bệnh nghi ngờ và tổ chức lấy mẫu đơn tại một khu vực riêng.
Trong hướng dẫn này, liên Sở yêu cầu trong khi chờ kết quả xét nghiệm, học sinh, giáo viên, người lao động đang có mặt tại trường ở nguyên tại chỗ.
Trong lúc phong toả tạm thời, nguy cơ xảy ra lây nhiễm là rất cao, vì vậy cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống lây nhiễm.
Tùy theo đánh giá nguy cơ và hướng dẫn của y tế địa phương, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 địa phương quyết định việc hoạt động trở lại của trường học.
Bộ Quốc phòng tăng cường nhân lực cho tỉnh Sóc Trăng chống dịch
UBND Sóc Trăng vừa tổ chức tiếp nhận đoàn cán bộ y, bác sĩ do Bộ Quốc phòng tăng cường hỗ trợ tỉnh Sóc Trăng trong phòng, chống dịch Covid-19. Đoàn cán bộ được tăng cường gồm có 39 cán bộ là y, bác sĩ của Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng).
Tại buổi tiếp đón, bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng gửi lời cảm ơn đến đoàn cán bộ y, bác sĩ Học viện Quân y đã đến hỗ trợ cho địa phương phòng, chống dịch bệnh. Qua đó, góp thêm lực cho tỉnh Sóc Trăng kiểm soát tốt dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống của người dân trở lại trạng thái bình thường mới.
Đoàn cán bộ y, bác sĩ Bộ Quốc phòng đến hỗ trợ tỉnh Sóc Trăng chống dịch.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng thông tin, tính đến ngày 4/12, toàn tỉnh có 21.046 trường hợp mắc Covid-19; có 7.270 bệnh nhân đang điều trị (số F0 điều trị tại nhà là hơn 1.300 trường hợp).Tỷ lệ dân số trên 18 tuổi được tiêm vaccine ít nhất 1 mũi là 96,1%, tỷ lệ dân số trên 18 tuổi được tiêm vaccine đủ 2 mũi là 83,9%.
Tỉnh sẽ tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 bổ sung và tiêm nhắc lại trên địa bàn tỉnh với đối tượng tiêm ưu tiên lực lượng tuyến đầu chống dịch; người trên 50 tuổi, người có bệnh nền…
Được biết, đợt này Bộ Quốc phòng tặng cường tổng số là 209 cán bộ, học viên (có 19 đồng chí là nữ). Đội ngũ thầy thuốc quân y được tăng cường cho Cục Hậu cần Quân khu 9 (53 đồng chí); TP Cần Thơ (39 đồng chí); các tỉnh: Sóc Trăng (39 đồng chí), Trà Vinh (39 đồng chí) và Kiên Giang (39 đồng chí).
Trên 700 ca mắc/ngày, Sóc Trăng "hỏa tốc" xin chi viện từ Bộ Y tế
Chiều tối 4/12, theo nguồn tin của Báo Giao thông, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng – Trần Văn Lâu đã ký văn bản hỏa tốc gửi Thứ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Trường Sơn đề nghị hỗ trợ nhân lực phục vụ công tác điều trị F0 tại nhà.
Theo UBND tỉnh Sóc Trăng, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, tính đến ngày 1/12/2021, toàn tỉnh Sóc Trăng đã ghi nhận 18.726 trường hợp F0.
Một Trạm Y tế lưu động xã Hồ Đắc Kiện đặt tại Trường Tiểu học Hồ Đắc Kiện A (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng).
Đặc biệt, trong các ngày gần đây, đã ghi nhận trên 700 ca mắc mới/ngày, đã dẫn đến quá tải cho các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Ngành chức năng tỉnh Sóc Trăng dự báo, tình hình dịch Covid-19 trong những ngày tới tiếp tục tăng thêm và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Để ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai mô hình Trạm Y tế lưu động để thực hiện điều trị F0 tại nhà.
Hiện tại, ngành y tế tỉnh Sóc Trăng đã huy động toàn bộ lực lượng y, bác sỹ để ngày đêm túc trực chống dịch.
Tuy nhiên, với nguồn nhân lực còn hạn chế, UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị Thứ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Trường Sơn xem xét, hỗ trợ tăng cường 220 bác sỹ, điều dưỡng.
Trong đó, gồm 50 bác sỹ và 170 điều dưỡng, để đảm bảo cho công tác điều trị F0 tại nhà trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Ngày thứ 7 liên tiếp Hà Nội lập kỷ lục số ca nhiễm Covid-19 với 628 ca
Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca mắc Covid-19 mới từ 18h ngày 3/12 đến 18h ngày 4/12 là 628 ca bệnh trong đó: cộng đồng (190), khu cách ly (338), khu phong tỏa (100).
Hôm nay, Hà Nội ghi nhận 628 ca nhiễm Covid-19
628 bệnh nhân tại 205 xã, phường, thị trấn thuộc 28/30 quận, huyện: Đống Đa (92), Chương Mỹ (84), Ba Đình (52), Hoàng Mai (37), Bắc Từ Liêm (32), Thanh Xuân (32), Nam Từ Liêm (29), Thanh Trì (25), Thạch Thất (24), Mê Linh (23), Hà Đông (20), Hoàn Kiếm (19), Quốc Oai (18), Gia Lâm (16), Mỹ Đức (15), Đông Anh (15), Đan Phượng (14), Ứng Hòa (12), Hai Bà Trưng (11), Cầu Giấy (10), Sóc Sơn (9), Thường Tín (9), Thanh Oai (8), Long Biên (8), Phú Xuyên (5), Ba Vì (3), Tây Hồ (3), Hoài Đức (3).
Bản đồ số ca nhiễm Covid-19 ở Hà Nội từ ngày 4/11 đến 4/12/2021
190 ca cộng đồng theo quận, huyện: Đống Đa (45), Hoàng Mai (23), Bắc Từ Liêm (15), Thanh Xuân (14), Mê Linh (10), Thanh Trì (8), Ba Đình (8), Đông Anh (7), Thanh Oai (7), Hà Đông (6), Hoàn Kiếm (6), Long Biên (5), Thường Tín (4), Gia Lâm (4), Hai Bà Trưng (4), Cầu Giấy (4), Ứng Hòa (4), Phú Xuyên (3), Chương Mỹ (2), Nam Từ Liêm (2), Quốc Oai (2), Tây Hồ (1), Đan Phượng (1), Hoài Đức (1), Thạch Thất (1), Sóc Sơn (1), Ba Vì (1), Mỹ Đức (1).
Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 12.710 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 5.023 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 7.687 ca.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận