Xã hội

Covid-19 ngày 6/3: Cả nước có 142.136 ca nhiễm mới, Hà Nội gần 30.000 ca

06/03/2022, 18:00

Covid-19 ngày 6/3: Cả nước có 142.136 ca nhiễm mới, 87 F0 tử vong. Hà Nội có số ca nhiễm nhiều nhất với gần 30.000 ca, tăng hơn 4.500 ca.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 5/3 đến 16h ngày 6/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 142.136 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh và 142.128 ca ghi nhận trong nước (tăng 10.348 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 92.874 ca trong cộng đồng).

img

Hôm nay cả nước có số ca nhiễm mới kỷ lục 142.136 ca

Hà Nội tăng hơn 4.500 ca

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (29.578), Bắc Ninh (8.355), Nghệ An (7.579), Hải Phòng (5.154), Hưng Yên (3.904), Phú Thọ (3.694), Sơn La (3.559), Nam Định (3.459), Bình Dương (3.442), Hải Dương (3.363), Lạng Sơn (3.341), Quảng Ninh (2.959), TP. Hồ Chí Minh (2.879), Hòa Bình (2.877), Vĩnh Phúc (2.794), Tuyên Quang (2.741), Bắc Giang (2.697), Thái Nguyên (2.682), Đắk Lắk (2.680), Ninh Bình (2.460), Hà Nam (2.396), Thái Bình (2.270), Hà Giang (2.212), Bình Phước (2.202), Yên Bái (2.178), Quảng Bình (2.133), Điện Biên (2.105), Cao Bằng (2.018), Đà Nẵng (1.972), Lào Cai (1.955), Cà Mau (1.903), Bình Định (1.889), Lai Châu (1.806), Khánh Hòa (1.485), Phú Yên (1.296), Thanh Hóa (1.280), Bắc Kạn (1.150), Bến Tre (1.071), Lâm Đồng (925), Quảng Trị (918), Đắk Nông (884), Hà Tĩnh (821), Bà Rịa - Vũng Tàu (739), Tây Ninh (617), Quảng Ngãi (469), Trà Vinh (456), Bình Thuận (420), Vĩnh Long (403), Quảng Nam (354), Thừa Thiên Huế (328), Kon Tum (305), Bạc Liêu (235), Đồng Nai (212), Long An (137), Kiên Giang (121), Cần Thơ (116), An Giang (51), Đồng Tháp (50), Ninh Thuận (26), Hậu Giang (14), Tiền Giang (9).

Ngày 6/3/2022, Sở Y tế Bắc Giang đăng ký bổ sung 26.349 ca và Sở Y tế Hòa Bình đăng ký bổ sung 33.695 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (-1.481), Sơn La (-669), Khánh Hòa (-617).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+4.564), Hải Phòng (+4.556), Bắc Ninh (+1.194).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 117.379 ca/ngày.

TP.HCM và Hà Nội có số ca nhiễm cao nhất cả nước

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 4.434.700 ca nhiễm, đứng thứ 21/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 137/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 44.893 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 4.427.225 ca, trong đó có 2.678.630 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (550.920), Hà Nội (395.034), Bình Dương (311.860), Bắc Ninh (143.536), Quảng Ninh (125.401).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 65.445 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.681.447 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.208 ca; trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 3.315 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 465 ca; Thở máy không xâm lấn: 108 ca.

Thở máy xâm lấn: 312 ca; ECMO: 8 ca.

Cả nước có 87 F0 tử vong, riêng Hà Nội 11 ca

Từ 17h30 ngày 05/3 đến 17h30 ngày 06/3 ghi nhận 87 ca tử vong tại:

TP. Hồ Chí Minh (1) ca từ các Ninh Thuận chuyển đến.

Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (11), Đắk Lắk (7 ca trong 02 ngày), Đà Nẵng (6), Nghệ An (5), Thái Nguyên (5), Gia Lai (4 ca trong 02 ngày), Bình Thuận (3), Đồng Nai (3), Hải Dương (3), Quảng Bình (3), Quảng Ngãi (3 ca trong 02 ngày), Thanh Hóa (3), Bắc Giang (2), Bắc Ninh (2), Đắk Nông (2), Hà Giang (2), Hà Nam (2), Hải Phòng (2), Lâm Đồng (2), Phú Thọ (2), Phú Yên (2), Trà Vinh (2), An Giang (1), Bình Định (1), Bình Dương (1), Đồng Tháp (1), Hòa Bình (1), Lạng Sơn (1), Nam Định (1), Ninh Bình (1), Thừa Thiên Huế (1), Vĩnh Long (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 96 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.813 ca, chiếm tỷ lệ 1% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 34.357.405 mẫu tương đương 80.124.769 lượt người, tăng 150.501 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 05/3 có 284.876 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 197.571.534 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 180.553.036 liều: Mũi 1 là 70.855.922 liều; Mũi 2 là 67.645.331 liều; Mũi 3 là 1.498.712 liều; Mũi bổ sung là 14.213.253 liều; Mũi nhắc lại là 26.339.818 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.018.498 liều: Mũi 1 là 8.742.674 liều; Mũi 2 là 8.275.824 liều.

Bộ Y tế đề xuất F0, F1 có thể đi làm

Trong đề xuất mới đây của Bộ Y tế, F0 không có triệu chứng, đang trong thời gian cách ly, tự nguyện quay lại làm việc có thể làm việc trực tuyến, chăm sóc người bệnh COVID-19. F1 được phép tham gia các công việc trực tiếp và trực tuyến.

Theo đề xuất này, thời gian cách ly của F1 hiện nay là 5 ngày (tại nhà) với người đã tiêm đủ liều vắc xin và 7 ngày với người chưa tiêm đủ liều, đề xuất chuyển sang theo dõi sức khỏe 10 ngày tính từ ngày phơi nhiễm thay vì cách ly.

img

Tin tức Covid-19 liên tục được cập nhật trên Báo Giao thông ngày 6/3/2022. (Ảnh: TTXVN)

Trong thời gian theo dõi sức khỏe, F1 được yêu cầu xét nghiệm vào ngày thứ 5, nếu âm tính vẫn tiếp tục theo dõi sức khỏe trong 5 ngày tiếp theo, thực hiện 5K, không tiếp xúc với người nguy cơ cao (người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người có bệnh nền...).

Đề xuất này cũng có thêm nội dung F0 và không có triệu chứng, đang trong thời gian cách ly 7 ngày và chưa có kết quả xét nghiệm âm tính có thể quay lại làm việc trực tuyến; tham gia chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại gia đình, cơ sở lưu trú hoặc điều trị. Nếu tham gia làm việc tại cơ sở điều trị phải thực hiện 5K và phòng hộ.

Với F1 đã tiêm hoặc chưa tiêm đều có thể tham gia làm việc trực tiếp và trực tuyến, nếu làm việc trực tiếp, các cơ sở sử dụng nhân lực phải bố trí khu vực làm việc riêng cho các F1.

Theo báo cáo này, hiện số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đã vượt 4 triệu ca, hiện có trên 1,5 triệu người đang điều trị nhưng số chuyển nặng đã thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn trước đây. Tại Hà Nội, địa phương liên tục dẫn đầu về số ca mắc mới hằng ngày, trên 95% số ca đang điều trị là ở thể nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Với số mắc tăng cao như kể trên, nhiều cơ quan, đơn vị đặc biệt là khối bệnh viện, cơ sở y tế đã phải cho phép F0 không triệu chứng, chỉ số virus thấp về mức không còn nguy cơ lây nhiễm (CT 30) đi làm trở lại do thiếu nhân lực.

Nhiều ý kiến cũng đã đề nghị rút ngắn thời gian cách ly F1 hoặc bãi bỏ cách ly F1, thay bằng hình thức khác. Nếu đề xuất kể trên của Bộ Y tế được thông qua, khái niệm F1 (người tiếp xúc gần với người nhiễm) sẽ thay đổi gần như hoàn toàn.

Ngày 5/3, cả nước ghi nhận 131.817 ca nhiễm

Tính từ 16h ngày 4/3 đến 16h ngày 5/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 131.817 ca nhiễm mới, trong đó 37 ca nhập cảnh và 131.780 ca ghi nhận trong nước (tăng 6.212 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 88.572 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (25.013), Bắc Ninh (7.161), Nghệ An (6.460), Sơn La (4.228), Phú Thọ (3.864), Hưng Yên (3.818), Bình Dương (3.608), Nam Định (3.536), Lạng Sơn (3.251), Quảng Ninh (2.998), TP. Hồ Chí Minh (2.984), Đắk Lắk (2.916), Vĩnh Phúc (2.805), Hòa Bình (2.799), Thái Nguyên (2.792), Tuyên Quang (2.747), Bắc Giang (2.573), Ninh Bình (2.525), Quảng Bình (2.338), Yên Bái (2.278), Thái Bình (2.240), Cao Bằng (2.212), Hải Dương (2.182), Bình Phước (2.158), Hà Nam (2.146), Khánh Hòa (2.102), Hà Giang (2.081), Điện Biên (2.051), Đà Nẵng (1.967), Lào Cai (1.945), Bình Định (1.894), Cà Mau (1.732), Lai Châu (1.709), Gia Lai (1.481), Quảng Trị (1.183), Thanh Hóa (1.099), Lâm Đồng (1.060), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.024), Đắk Nông (967), Hà Tĩnh (832), Phú Yên (721), Bến Tre (708), Tây Ninh (649), Hải Phòng (598), Bình Thuận (557), Trà Vinh (456), Quảng Ngãi (416), Vĩnh Long (416), Bắc Kạn (368), Thừa Thiên Huế (364), Quảng Nam (351), Kon Tum (303), Bạc Liêu (266), Đồng Nai (196), Kiên Giang (158), Long An (143), Cần Thơ (138), Sóc Trăng (49), Đồng Tháp (46), An Giang (46), Ninh Thuận (38), Hậu Giang (26), Tiền Giang (8 ).

Ngày 05/3, Sở Y tế Phú Thọ đăng ký bổ sung 33.144 ca và Sở Y tế Thái Nguyên đăng ký bổ sung 8.297 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Lai Châu (-928), Quảng Ninh (-921), Nam Định (-334).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+3.618), Bắc Ninh (+1.150), Phú Thọ (+576).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 109.499 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 4.232.520 ca nhiễm, đứng thứ 21/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 137/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 42.847 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 4.225.053 ca, trong đó có 2.613.185 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (548.041), Hà Nội (365.456), Bình Dương (308.418), Bắc Ninh (135.181), Quảng Ninh (122.442).

Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 26.566 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.616.002 ca Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.249 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.364 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 448 ca; Thở máy không xâm lấn: 111 ca; Thở máy xâm lấn: 318 ca; ECMO: 8 ca.

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 04/3 đến 17h30 ngày 05/3 ghi nhận 82 ca tử vong tại: TP. Hồ Chí Minh (2) trong đó có 1 ca từ Khánh Hoà chuyển đến.

Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (12), Quảng Ninh (8 ), Đà Nẵng (7), Nam Định (5), Thái Nguyên (5), Khánh Hòa (4), Nghệ An (4), Bắc Giang (3), Hải Dương (3), Hòa Bình (3), Phú Yên (3), Bến Tre (2), Kiên Giang (2), Lào Cai (2), Phú Thọ (2), Quảng Trị (2), Bạc Liêu (1), Bình Phước (1), Bình Thuận (1), Cần Thơ (1), Cao Bằng (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Hà Tĩnh (1), Lâm Đồng (1), Lạng Sơn (1), Ninh Bình (1), Quảng Bình (1), Thanh Hóa (1). - Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 97 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.726 ca, chiếm tỷ lệ 1% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 34.206.904 mẫu tương đương 79.958.878 lượt người, tăng 76.795 mẫu so với ngày trước đó. Trong ngày 04/3 có 964.471 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.

Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 197.277.917 liều, trong đó: + Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 180.261.337 liều: Mũi 1 là 70.850.523 liều; Mũi 2 là 67.633.117 liều; Mũi 3 là 1.498.455 liều; Mũi bổ sung là 14.184.609 liều; Mũi nhắc lại là 26.094.633liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.016.580 liều: Mũi 1 là 8.741.641 liều; Mũi 2 là 8.274.939 liều.

img

Các bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng được điều trị tại Hà Nội. Ảnh: Thạch Thảo.

Ca mắc COVID-19 tăng nhiều ở nhóm chưa tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là nhóm dưới 12 tuổi

Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, đến nay dịch bệnh COVID-19 cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tất cả các địa phương đều đã chuyển sang trạng thái "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.

Số mắc mới có xu hướng gia tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong tháng qua (với khoảng 50.000-75.000 ca mỗi ngày, ngày cao nhất là hơn 125.000 ca), số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vaccine, nhất là nhóm dưới 12 tuổi (tháng 1 là 18,4% và tháng 2 là 24,3%).

Biến chủng Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây, phổ biến ở các tỉnh, thành phố, nhất là TP. Hà Nội và TP HCM thay thế dần biến thể Delta.

Tuy nhiên, do tỉ lệ bao phủ vaccine cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỉ lệ chết/số ca mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu.

Tỉ lệ tử vong/số ca mắc của 30 ngày qua là 0,2%, giảm so với tháng trước (1%), ngày 1/2 là 0,9% và ngày 03/3 là 0,1%. So với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 197,9% nhưng số ca tử vong giảm 47,1%, số ca đang điều trị tại bệnh viện giảm 24,5%, số ca nặng, nguy kịch giảm 43,1%.

Phân bố tỉ lệ nhiễm theo độ tuổi trong tháng 2/2022 so với tháng trước: nhóm 18-49 tuổi chiếm 54,3% (871.083 ca) tăng 2,5 lần so tháng trước; nhóm 50-65 tuổi chiếm 10,8% (173.254 ca) tăng 2,2 lần so với tháng trước; nhóm trên 65 tuổi chiếm 4,5% (72.189 ca) tăng 2 lần so với tháng trước.

Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch, tổ chức hiệu quả phân luồng, phân tuyến điều trị. Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19; Hướng dẫn cách ly y tế đối với ca bệnh COVID-19 và các trường hợp tiếp xúc gần.

Hiện còn 1.612.493 ca đang theo dõi và điều trị, trong đó có 1.522.740 ca đang theo dõi, điều trị tại nhà chiếm 94,4%, 4.035 ca đang theo dõi, điều trị tại khu cách ly chiếm 0,25% và 85.718 ca đang điều trị tại 985 bệnh viện chiếm 5,3%.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.