Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay
Tính từ 16h ngày 5/4 đến 16h ngày 6/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 49.124 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 49.124 ca ghi nhận trong nước (giảm 5.871 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 35.177 ca trong cộng đồng).
Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 49.124 ca nhiễm mới; Hà Nội giảm chỉ còn 4.037 ca
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (4.037), Nghệ An (2.302), Phú Thọ (2.257), Yên Bái (2.230), Bắc Giang (2.160), Đắk Lắk (2.064), Quảng Ninh (1.968), Lào Cai (1.760), Vĩnh Phúc (1.590), Quảng Bình (1.494), Bắc Kạn (1.406), Bắc Ninh (1.357), Lạng Sơn (1.287), Tuyên Quang (1.167), Thái Bình (1.115), TP. Hồ Chí Minh (1.075), Cao Bằng (997), Thái Nguyên (977), Hải Dương (945), Hưng Yên (942), Hà Giang (902), Vĩnh Long (819), Sơn La (787), Lai Châu (781), Lâm Đồng (765), Quảng Trị (718), Bến Tre (702), Tây Ninh (691), Hà Tĩnh (651), Cà Mau (638), Hòa Bình (612), Bình Định (593), Hà Nam (570), Nam Định (569), Ninh Bình (563), Đà Nẵng (539), Bình Phước (526), Điện Biên (506), Bình Dương (413), Thừa Thiên Huế (399), Bà Rịa - Vũng Tàu (352), Phú Yên (312), Đắk Nông (276), Hải Phòng (271), Thanh Hóa (268), Quảng Nam (248), Trà Vinh (224), Bình Thuận (218), Khánh Hòa (184), Kiên Giang (162), An Giang (146), Đồng Nai (136), Bạc Liêu (114), Long An (108), Sóc Trăng (78), Kon Tum (47), Ninh Thuận (35), Đồng Tháp (32), Cần Thơ (17), Hậu Giang (17), Tiền Giang (5).
Ngày 06/4/2022, Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 9.300 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Quảng Ngãi (-1.504), Hà Nội (-1.162), Hà Giang (-1.122).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+626), Bến Tre (+557), Lạng Sơn (+411).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 60.366 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.980.464 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 100.939 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.972.725 ca, trong đó có 8.274.746 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.511.347), TP. Hồ Chí Minh (599.173), Nghệ An (408.134), Bình Dương (379.991), Quảng Ninh (318.188).
Số bệnh nhân khỏi bệnh: - Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 130.273 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.277.563 ca.
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.577 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 1.071 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 248 ca; Thở máy không xâm lấn: 51 ca; Thở máy xâm lấn: 206 ca; ECMO: 1 ca.
31 bệnh nhân tử vong
Từ 17h30 ngày 05/4 đến 17h30 ngày 06/4 ghi nhận 31 ca tử vong tại: Bến Tre (4), Kiên Giang (4), Đồng Nai (3), Bình Dương (2), Hà Nội (2), Khánh Hòa (2), Lâm Đồng (2), Quảng Ngãi (2), Bắc Kạn (1), Bạc Liêu (1), Đà Nẵng (1), Đắk Lắk (1), Đắk Nông (1), Gia Lai (1), Hòa Bình (1), Phú Thọ (1), Phú Yên (1), Quảng Ninh (1). - Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 37 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.712 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 38.801.422 mẫu tương đương 84.789.075 lượt người, tăng 43.569 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 05/4 có 211.704 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 207.235.119 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 190.037.121 liều: Mũi 1 là 71.250.992 liều; Mũi 2 là 68.084.404 liều; Mũi 3 là 1.505.474 liều; Mũi bổ sung là 14.958.539 liều; Mũi nhắc lại là 34.237.712 liều. + Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.197.998 liều: Mũi 1 là 8.811.947 liều; Mũi 2 là 8.386.051 liều.
Gần 20% F0 mới là trẻ em, nhóm 5-11 tuổi dễ cảm nhiễm
Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ triển khai tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Qua thăm dò, hầu hết phụ huynh sẵn sàng cho trẻ tiêm vắc xin, tuy nhiên một số phụ huynh còn phân vân hoặc chưa đồng ý.
Với trẻ đã mắc COVID-19, theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế là sẽ tiêm chủng sau ít nhất 3 tháng kể từ khi khỏi COVID-19.
Theo Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), trong các đợt dịch vừa qua, số trẻ mắc bệnh COVID-19 chiếm gần 20% tổng số ca mắc chung, tỉ lệ chuyển nặng và nguy kịch chiếm gần 4,5%.
Thời gian gần đây với sự xuất hiện của chủng Omicron, tỉ lệ bệnh nặng và tử vong ở trẻ mắc COVID-19 có giảm nhưng vẫn có một số trường hợp bệnh nặng cần hỗ trợ hô hấp hoặc ECMO, đặc biệt trên các cháu có bệnh nền.
Trẻ em mắc COVID-19 ngoài nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong, khả năng lây bệnh cho những người khác trong gia đình là rất cao, đặc biệt là những người lớn tuổi có bệnh nền nặng. Nguy cơ này có thể sẽ cao hơn đối với các biến chủng mới xuất hiện như BA2, Deltacron, XE…
Hiện tại, trẻ em từ 5-11 tuổi là đối tượng dễ cảm nhiễm nhất vì chưa được tiêm vắc xin. Các bác sĩ đánh giá tiêm chủng giúp trẻ có miễn dịch tốt hơn là miễn dịch tự nhiên (mắc COVID-19), giúp cha mẹ an tâm cho trẻ đi học và hòa nhập cộng đồng.
Với trẻ đã mắc COVID-19, theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế là sẽ tiêm chủng sau ít nhất 3 tháng kể từ khi khỏi COVID-19. Việc tiêm ngừa sẽ giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ tái nhiễm, giảm nguy cơ bệnh chuyển nặng hoặc tử vong.
Trẻ không cần test COVID-19 trước khi tiêm. Trong quá trình khám sàng lọc, nếu phát hiện cháu nào có dấu hiệu nghi ngờ như sốt kèm ho, sổ mũi… sẽ được hoãn tiêm cho đến khi các bệnh cấp tính (bao gồm COVID-19) ổn định. Vì vậy, nếu trẻ đang sốt (nhiệt độ đo ở nách từ 37,5 độ C trở lên) thì phụ huynh không nên đưa trẻ đến điểm tiêm.
Bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp cho nhân viên y tế
Đây là hình thức để dự phòng nguy cơ mệt mỏi với cán bộ y tế, vừa được yêu cầu trong hướng dẫn mới ban hành về an toàn, vệ sinh lao động trong phòng chống COVID-19. Cụ thể:
- Về thời gian ca làm việc: Mỗi tuần nên bố trí 5 ca 8 tiếng hoặc 4 ca 10 tiếng, nếu y bác sĩ làm ca 12 giờ/ngày thì phải sắp xếp nhiều ngày nghỉ xen kẽ hơn.
- Sắp xếp thời gian làm việc ngắn hơn vào ban đêm. Nên tổ chức đổi ca luân phiên theo chiều thuận (sáng đến chiều đến đêm) và có cân nhắc đến nguyện vọng của nhân viên y tế, điều kiện địa phương và cơ sở y tế.
- Thường xuyên bố trí nghỉ giải lao ngắn giữa giờ (sau 1 - 2 giờ làm việc), cho phép thời gian nghỉ ăn trưa/tối dài hơn.
- Thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe: Xây dựng chính sách về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp.
Khi làm việc tối thiểu 10 giờ liên tục/ngày, phải bố trí cho y bác sĩ 7 - 8 giờ để nghỉ và sau 14 ngày làm việc liên tục cần được nghỉ 48 giờ; làm 5 ca liên tục 8 giờ hoặc 4 ca 10 giờ phải bố trí 1 - 2 ngày nghỉ; làm 3 ca liên tục kéo dài 12 giờ phải có hai ngày nghỉ.
Số ca nhiễm mới hàng ngày giảm mạnh
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.914.301 ca, trong đó có 8.144.473 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.681 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Liên tục cập nhật thông tin diễn biến dịch Covid-19 trong ngày 6/4.
Trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 39 ca tử vong do COVID-19, cao hơn 1 ca so với trung bình số tử vong 7 ngày qua, trong khi số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh tăng vọt, lên đến 303.455 ca.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.922.040 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 100.350 ca nhiễm).
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.914.301 ca, trong đó có 8.144.473 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.507.310), TP. Hồ Chí Minh (598.098), Nghệ An (405.832), Bình Dương (379.578), Hải Dương (349.303).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 65.600 ca/ngày.
Tình hình điều trị
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 303.455 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.147.290 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.055 ca, trong đó thở ôxy qua mặt nạ: 1.481 ca; thở ôxy dòng cao HFNC: 261 ca; thở máy không xâm lấn: 51 ca; thở máy xâm lấn: 260 ca; ECMO: 2 ca.
Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 4/4 đến 17h30 ngày 5/4, cả nước ghi nhận 39 ca tử vong tại: Đắk Lắk (5), Bến Tre (4), Lạng Sơn (4 ca trong 2 ngày), Bạc Liêu (3), Gia Lai (3), Nghệ An (3), Bình Thuận (2), Phú Thọ (2), Quảng Nam (2), Thái Nguyên (2), Bình Dương (1), Đồng Tháp (1), Hà Nội (1), Hà Tĩnh (1), Kiên Giang (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Quảng Ninh (1), Sóc Trăng (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 38 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.681 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm và tiêm chủng
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 38.757.853 mẫu tương đương 84.742.786 lượt người, tăng 60.084 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 4/4 có 469.316 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 207.023.415 liều, trong đó số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 189.829.384 liều: mũi 1 là 71.249.659 liều; mũi 2 là 68.081.142 liều; mũi 3 là 1.505.474 liều; mũi bổ sung là 14.957.246 liều; mũi nhắc lại là 34.035.863 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.194.031 liều: mũi 1 là 8.810.098 liều; mũi 2 là 8.383.933 liều.
Xử lý nghiêm các sai phạm trong mua, bán thuốc điều trị COVID-19
Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị giám sát chặt chẽ các mặt hàng thuốc điều trị COVID-19, đảm bảo cung cấp đầy đủ thuốc cho nhu cầu điều trị; đảm bảo chất lượng thuốc với giá thành hợp lý.
Một số loại thuốc điều trị COVID-19 không rõ xuất xứ bị lực lượng chức năng Hà Nội thu giữ. (Ảnh: TTXVN phát)
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và một số vụ, cục của Bộ về việc mua, bán thuốc điều trị COVID-19.
Thời gian qua, các đơn vị chức năng của Bộ Y tế đã và đang triển khai nhiều hoạt động thanh kiểm tra, giám sát việc sản xuất, kinh doanh các mặt hàng sử dụng trong phòng, điều trị COVID-19 như thuốc, thực phẩm chức năng, khẩu trang, nước sát khuẩn, trang thiết bị y tế...
Để chủ động và tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các đơn vị trong Bộ Y tế cũng như công tác phối hợp với bộ, ngành liên quan kiểm soát những vấn đề phức tạp phát sinh trong việc sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nêu trên, đặc biệt là việc mua bán các loại thuốc điều trị COVID-19, các mặt hàng có nhu cầu nhiều trong phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tiếp tục tăng cường công tác thanh kiểm tra theo kế hoạch, cũng như đột xuất để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy định.
Giám sát chặt chẽ diễn biến, thông tin thị trường đối với các mặt hàng thuộc phạm vi quản lý đang sản xuất, kinh doanh, sử dụng phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để chủ động phát hiện tình trạng đầu cơ găm hàng, tăng giá đột biến nhằm trục lợi và có các biện pháp chấn chỉnh và xử lý kịp thời theo thẩm quyền.
Trường hợp phát hiện những bất cập, sai phạm không thuộc phạm vi quản lý hoặc có những dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phải chuyển ngay thông tin và các tài liệu liên quan cho các cơ quan chức năng biết và phối hợp xử lý...
Trước đó, Bộ Y tế đã liên tục có các văn bản đề nghị các địa phương quyết liệt thanh, kiểm tra mua, bán thuốc điều trị COVID-19 cũng như các mặt hàng khác phục vụ trong phòng, chống dịch COVID-19; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm... Việc này nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ thuốc cho nhu cầu điều trị COVID-19; đảm bảo chất lượng thuốc với giá thành hợp lý.
TP.HCM: Cập nhật hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho F0
Theo hướng dẫn mới cập nhật này, Sở Y tế có điều chỉnh một số nội dung so với phiên bản cũ như đối tượng cách ly tại nhà, thuốc điều trị COVID-19, quy trình tiếp nhận F0, xác nhận hoàn thành cách ly.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản cập nhật hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho F0 (phiên bản 2.0).
Hướng dẫn này thay thế cho công văn 151 (phiên bản 1.7) đã được đơn vị ban hành trước đó (ngày 6/1/2022).
Theo hướng dẫn mới cập nhật này, Sở Y tế có điều chỉnh một số nội dung so với phiên bản cũ (1.7) như đối tượng cách ly tại nhà, thuốc điều trị COVID-19, quy trình tiếp nhận F0, xác nhận hoàn thành cách ly…
Cụ thể, về đối tượng cách ly tại nhà là người mắc COVID-19, bao gồm cả trẻ em, có khả năng tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe hoặc có người hỗ trợ chăm sóc.
Bên cạnh những nội dung giống như phiên bản đã ban hành trước đó, Sở Y tế cũng lưu ý, nếu F0 đã hội đủ các tiêu chí trên nhưng hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ, người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người chưa tiêm đủ liều vaccine COVID-19 thì khuyến khích F0 cách ly nơi khác để giảm nguy cơ lây lan cho các thành viên khác.
Về quy trình tiếp nhận F0, theo Sở Y tế hiện nay, trạm y tế có thể tiếp nhận từ nhiều nguồn khác nhau như F0 tự khai báo qua địa chỉ http://khaibaof0.tphcm.gov.vn.
Sau đó, trạm y tế cấp xã phân công người trực điện thoại để nhận tin nhắn tổng đài 1022 thông báo có F0 mới, sau đó đăng nhập vào tài khoản "Nền tảng số quản lý COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh" để kiểm tra và tiếp nhận F0 trong vòng 24 giờ.
Đối với F0 hoặc người chăm sóc F0 khai báo trực tiếp với trạm y tế qua điện thoại hoặc đến trạm y tế, trạm phải hướng dẫn F0 khai báo tại địa chỉ http://khaibaof0.tphcm.gov.vn.
Trong trường hợp F0 hoặc người chăm sóc F0 không thể khai báo trực tuyến, trạm y tế ghi nhận và nhập thông tin F0 lên "Nền tảng số quản lý COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh" để quản lý.
Liên quan đến quy trình xác nhận hoàn thành cách ly hiện nay, Sở Y tế cho biết cũng có nhiều điểm khác so với trước đây khi trạm y tế cấp xã nhận được tin nhắn từ tổng đài 1022 thông báo kết quả xét nghiệm ngày thứ 7 của F0.
Nếu kết quả xét nghiệm ngày thứ 7 âm tính, trạm y tế xác nhận F0 khỏi bệnh và hoàn tất thủ tục cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly tại nhà.
Nếu vẫn dương tính, trạm y tế hướng dẫn F0 tiếp tục cách ly tại nhà đủ 10 ngày (đối với F0 tiêm đủ liều vaccine) hoặc ngày 14 (đối với F0 chưa tiêm đủ liều vaccine). Đồng thời, xét nghiệm vào ngày thứ 10 hoặc 14 và khai báo kết quả xét nghiệm.
Trường hợp đến ngày thứ 10 hoặc 14, F0 vẫn chưa khai báo kết quả xét nghiệm, trạm y tế liên hệ F0 để ghi nhận kết quả xét nghiệm hoặc thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh cho người bệnh. Nếu không liên hệ được F0 thì trạm y tế sẽ ghi tình trạng "mất theo dõi" và đóng hồ sơ.
Ngoài ra, thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội của F0 phải cùng thời gian cách ly y tế tại nhà. Riêng F0 do cơ sở điều trị COVID-19 chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ căn cứ số ngày nghỉ tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2, điều 21, thông tư số 56 của Bộ Y tế..
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận