Tin tức Covid-19 mới nhất ngày 8/8:
Theo bản tin tối 8/8 của Bộ Y tế, tính từ 6h đến 18h30 ngày 8/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.949 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 4.947 ca ghi nhận trong nước.
Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh (2.002), Bình Dương (1.733), Đồng Nai (224), Khánh Hòa (201), Cần Thơ (71), Đà Nẵng (68), Trà Vinh (67), Ninh Thuận (62), Hà Nội (51), Bình Thuận (46), Đồng Tháp (44), Đắk Lắk (41), Phú Yên (29), Lâm Đồng (21), Bến Tre (20), An Giang (15), Đắk Nông (7), Quảng Nam (6), Hà Tĩnh (5), Quảng Ngãi (5), Bình Phước (5), Cà Mau (4), Thừa Thiên Huế (4), Gia Lai (4), Hải Dương (3), Phú Thọ (2), Thanh Hóa (2), Thái Bình (1), Hưng Yên (1), Vĩnh Phúc (1), Quảng Bình (1), Hà Nam (1) trong đó có 881 ca trong cộng đồng.
Liên tục cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình dịch Covid-19 ngày 8/8
Theo đó, trong ngày 8/8, cả nước ghi nhận tổng cộg 9.690 ca nhiễm mới, trong đó 6 ca nhập cảnh và 9.684 ca ghi nhận trong nước.
Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh (3.898), Bình Dương (3.210), Long An (724), Đồng Nai (614), Khánh Hoà (201), Đà Nẵng (130), Hà Nội (114), Sóc Trăng (94), Đồng Tháp (92), Ninh Thuận (85), Cần Thơ (71), Trà Vinh (67), Vĩnh Long (57), Bình Thuận (46), Phú Yên (42), Đắk Lắk (41), Thừa Thiên Huế (23), Lâm Đồng (21), Bến Tre (20), Kiên Giang (18), An Giang (15), Bình Định (14), Hậu Giang (14), Quảng Ngãi (14), Hà Tĩnh (8 ), Đắk Nông (7), Cà Mau (6), Quảng Nam (6), Bình Phước (5), Gia Lai (4), Lào Cai (3), Hải Dương (3), Thanh Hóa (2), Lạng Sơn (2), Sơn La (2), Bạc Liêu (2), Phú Thọ (2), Thanh Hoá (2), Hà Nam (1), Quảng Bình (1), Thái Bình (1), Hưng Yên (1), Vĩnh Phúc (1), trong đó có 2.155 ca trong cộng đồng.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam, tính đến chiều ngày 8/8, Việt Nam có 210.405 ca nhiễm trong đó có 2.345 ca nhập cảnh và 208.060 ca nhiễm trong nước.
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 206.490 ca, trong đó có 68.723 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Ngày 8/8, có 4.860 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 71.497 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 501 ca; Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 20 ca.
Chiều 8/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 147 ca tử vong (3251-3397) tại 6 tỉnh, thành phố như sau: Thành phố Hồ Chí Minh: 108 ca; Bình Dương 30 ca; Long An 5 ca; Cà Mau 1 ca; Đắk Lắk 1 ca; Bình Định 1 ca; Ninh Thuận 1 ca.
Trong 48 giờ qua đã thực hiện 293.246 xét nghiệm cho 636.766 lượt người.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 7.155.030 mẫu cho 20.039.862 lượt người.
Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 8.896.615 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 8.008.156 liều, tiêm mũi 2 là 888.459 liều.
Hà Nội yêu cầu xuất trình giấy đi đường kèm lịch trực, văn bản phân công nhiệm vụ
UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc siết chặt việc cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội.
Theo đó, người đi đường phải xuất trình giấy đi đường kèm theo: Căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
UBND TP Hà Nội yêu cầu kiểm soát chặt Giấy đi đường của người dân trong những ngày giãn cách xã hội
Trước đó, UBND Thành phố đã có văn bản số 2434/UBND-KT quy định về mẫu Giấy đi đường và các giấy tờ cần thiết khác.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp cấp và sử dụng Giấy đi đường không đúng mục đích, không đúng đối tượng. Có một số chốt kiểm soát chưa siết chặt việc kiểm tra dẫn đến tình trạng đông người đi lại trên đường, không thực hiện nghiêm việc giãn cách.
Nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Công điện của Chủ tịch UBND TP Hà Nội về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn Thành phố đến 6h ngày 23/8/2021, siết chặt công tác cấp và sử dụng Giấy đi đường, phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, UBND Thành phố đề nghị:
Về mẫu Giấy đi đường vẫn theo Công văn số 2434/UBND-KT ngày 29/7/2021 của UBND Thành phố. Người đi đường xuất trình kèm theo: Căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Đề nghị các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội Trung ương trên địa bàn Thành phố bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà. Chỉ những người được phép mới đến làm việc trực tiếp trong trường hợp thực sự cần thiết như: trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cấp thiết khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đoàn thể thuộc Thành phố: Người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm quản lý chặt chẽ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cam kết về việc đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch
Chịu trách nhiệm về việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động gây lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch; không lập kế hoạch hoạt động, phân công công tác; cấp Giấy đi đường không đúng đối tượng và sử dụng Giấy đi đường sai mục đích.
UBND Thành phố Giao Công an Thành phố; UBND quận, huyện, thị xã siết chặt công tác kiểm tra, giám sát tại các chốt kiểm soát; chỉ đạo, hướng dẫn Công an, UBND xã, phường, thị trấn; các lực lượng Tổ tự quản, Tổ Covid cộng đồng tăng cường công tác kiểm tra Giấy đi đường tại các chốt kiểm soát đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng theo hướng:
Kiểm soát, giám sát việc sử dụng Giấy đi đường có điểm đến trên địa bàn mình quản lý để phát hiện, nhắc nhở hoặc kiến nghị xử lý các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND Thành phố về bố trí lịch làm việc, sản xuất, kinh doanh trong thời gian giãn cách.
Các chốt kiểm tra, khi phát hiện các trường hợp sử dụng Giấy đi đường không đúng mục đích, thông tin đến Công an xã, phường, thị trấn nơi có đơn vị, tổ chức cấp Giấy đi đường để kiểm tra, đối chiếu, có biện pháp chấn chỉnh và kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định.
Nóng: Ca bệnh nặng gia tăng, Bộ trưởng Y tế chỉ đạo khẩn
Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất nhanh, số người bệnh Covid-19 nặng có xu hướng gia tăng, sáng 8/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có công văn yêu cầu tất cả các đơn vị khẩn trương đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực theo đề án “Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 nặng”.
Cụ thể, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Y tế các Bộ, ngành:
Bệnh viện lập danh sách các bác sĩ điều dưỡng, kỹ thuật viên đang làm và dự kiến huy động làm cấp cứu, hồi sức tích cực điều trị người bệnh Covid-19.
Liên hệ với các bệnh viện có trung tâm hồi sức tích cực quốc gia (theo địa bàn phụ trách) để được đào tạo, tập huấn cấp tốc về cấp cứu, hồi sức tích cực, sử dụng máy thở và các nội dung cần thiết khác bằng các hình thức tại chỗ, trực tuyến… trong đó ưu tiên việc cử người đến các trung tâm để trực tiếp học và thực hành.
Các bệnh viện có trung tâm hồi sức tích cực quốc gia và vùng khẩn trương lập kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các bệnh viện được phụ trách theo Đề án và phân công, giao việc cho các học viên đến thực hành.
Đây là công việc hết sức cấp bách. Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện, báo cáo tình hình triển khai, các khó khăn, vướng mắc về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để được hỗ trợ kịp thời.
Phong tỏa tòa nhà HH4C Linh Đàm hơn 3.000 dân
Báo Tuổi trẻ đưa tin, trưa 8/8, UBND phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội phong tỏa tàa nhà HH4C Linh Đàm vì liên quan ca F0 sinh sống tại đây.
Ca nhiễm COVID-19 (nam, sinh năm 1986) nằm trong 31 ca nhiễm được CDC Hà Nội ghi nhận thêm và công bố trưa nay là F1 của ca nhiễm làm cùng cơ quan, ngày 7/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
UBND phường Hoàng Liệt yêu cầu toàn bộ cư dân đang sinh sống tại chung cư HH4C không ra khỏi nhà từ 11h trưa 8/8 cho đến khi có thông báo mới và thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch.
Được biết, tòa nhà HH4C Linh Đàm có 840 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu sinh sống. Trước mắt, cơ quan y tế xác định được 7 F1, 54 người sinh sống cùng tầng với ca bệnh này.
Hiện lực lượng y tế quận cũng có mặt lấy mẫu xét nghiệm những trường hợp liên quan và tiến hành kiểm tra, hành trích xuất camera an ninh để truy vết những trường hợp liên quan ca nhiễm này.
11 tòa nhà HH Linh Đàm còn lại cũng được ban quản lý thông báo người dân ở yên trong nhà để đảm bảo công tác truy vết và phòng, chống dịch.
Thêm 31 ca, từ sáng đến trưa Hà Nội có 43 ca dương tính
Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca Covid-19 mắc mới từ 6h sáng đến 12h trưa hôm nay (8/8) là 31 ca, trong đó 18 ca tại cộng đồng.
Các ca mắc Covid-19 được phân bố bệnh nhân theo quận, huyện: Thanh Trì (10), Đông Anh (6), Hoàn Kiếm (4), Tây Hồ (3), Thanh Xuân (1), Hai Bà Trưng (1), Hoài Đức (1), Đống Đa (1), Bắc Từ Liêm (1), Thường Tín (1), Hoàng Mai (1), Mê Linh (1).
Phân bố bệnh nhân theo chùm ca bệnh: chùm ho sốt thứ phát (28), chùm sàng lọc ho, sốt cộng đồng (1), chùm liên quan đến TP.Hồ Chí Minh (1), chùm liên quan đến Bắc Giang (1).
Trưa nay (8/8), Hà Nội ghi nhận 31 ca dương tính Covid-19
Thông tin cụ thể 31 ca mắc mới ghi nhận trong kỳ báo cáo như sau:
Chùm sàng lọc ho sốt ghi nhận thêm 1 bệnh nhân L.V.M (nam, SN 1999; ở Khâm Thiên, Đống Đa). Ngày 7/8, bệnh nhân xuất hiện đau rát họng, đi khám tại Bệnh viện Hồng Hà được xét test nhanh, kết quả dương tính và được lấy mẫu xét nghiệm chuyển lên CDC Hà Nội làm xét nghiệm khẳng định dương tính.
Chùm liên quan đến Bắc Giang ghi nhận thêm 1 bệnh nhân Đ.C.Q (nam, SN 2016; ở Chu Phan, Mê Linh), là F1 (cháu) của bệnh nhân N.T.H. Ngày 5/8, được lấy mẫu xét nghiệm (kết quả âm tính) và chuyển cách ly tập trung. Ngày 6/8, xuất hiện triệu chứng sốt, ho. Ngày 7/8, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Chùm liên quan đến TP Hồ Chí Minh ghi nhận thêm 1 bệnh nhân N.T.L (nam, SN 1988; ở An Khánh, Hoài Đức), là F1 của bệnh nhân Trần Ngọc Khánh (làm cùng công ty), được chuyển cách ly tập trung từ ngày 24/7. Ngày 30/7 có triệu chứng sốt được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính. Ngày 7/8, bệnh nhân tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Chùm liên quan đến ho, sốt thứ phát ghi nhận thêm 28 bệnh nhân, gồm:
T.T.H (nữ, SN 1979, ở Ngọc Hồi, Thanh Trì), là F1 của bệnh nhân Nguyễn Văn Hồng, được cách ly và xét lần 1 âm tính ngày 31/7. Ngày 6/8 xuất hiện sốt, ngày 7/8 được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính
N.T.H (nữ, SN 1993); P.T.T (nữ, SN 1991); N.T.B (nữ, SN 1986), ở Đại Áng, Thanh Trì. Cả 3 bệnh nhân đều là F1 của bệnh nhân N.T.C (mua hàng của F0), được cách ly tập trung và xét nghiệm lần 1 âm tính ngày 1/8. Ngày 6/8 xuất hiện sốt, đau họng, ngày 7/8 được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.
Đ.T.Q (nữ, SN 1988, ở Khương Đình, Thanh Xuân), là F1 của L.H.T. Ngày 1/8, bệnh nhân xuất hiện đau rát họng, ngạt mũi, chảy nước mũi. Ngày 2/8, bệnh nhân được lấy mẫu lần 1 âm tính và chuyển cách ly tập trung. Ngày 7/8, xuất hiện sốt, ho, được lấy mẫu lần 2 kết quả dương tính.
Đ.T.N (nữ, SN 1956, ở Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng), bệnh nhân là F1 (mẹ chồng) của bệnh nhân N.T.L, được cách ly và xét nghiệm lần 1 âm tính ngày 4/8. Ngày 7/8, bệnh nhân xuất hiện ho, sốt được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.
4 bệnh nhân N.T.H (nam, SN 1984); P.N.A (nữ, SN 1983); N.B.N.N.Y (nữ, SN 2009); N.Đ.K (nam, SN 2017), đều ở Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, đều sống trong cùng một gia đình và là F1 của bệnh nhân N.D.H. Ngày 7/8, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
T.V.T (nam, SN 1986, ở Hoàng Liệt, Hoàng Mai), là F1 (làm cùng cơ quan) của bệnh nhân V.Đ.T. Ngày 7/8, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
V.Q.T (nữ, SN 2018, ở Uy Nỗ, Đông Anh), là F1 (sống cùng xóm trọ) của bệnh nhân N.V.S. Ngày 7/8, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
5 bệnh nhân N.Đ.B (nam, SN 1953); N.T.M.L (nữ, SN 2011); N.Đ.K (nam, SN 2009); T.T.M (nữ, SN 1991); N.Đ.T (nam, SN 1980), đều ở thị trấn Đông Anh, Đông Anh, đều trong cùng một gia đình và là F1 của bệnh nhân N.T.V. Ngày 7/8, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
3 bệnh nhân B.N.H (nữ, SN 1993); P.T.H (nữ, SN 2013); P.Đ.P (nam, SN 2017), đều là F1 của bệnh nhân C.Q.Đ. Ngày 7/8, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
H.B.Q (nữ, SN 2010, ở Ngũ Hiệp, Thanh Trì), là F1 (con) của bệnh nhân Đ.T.M. Ngày 5/8, được lấy mẫu xét nghiệm (kết quả âm tính) và chuyển vào khu cách ly. Ngày 6/8, xuất hiện triệu chứng sốt, ho được lấy mẫu xét nghiệm ngày 7/8, kết quả dương tính.
V.T.H (nữ, SN 1967, ở Nguyễn Trãi, Thường Tín), là F1 của bệnh nhân N.T.M. Ngày 7/8, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
4 bệnh nhân N.H.T (nam, SN 2006); Đ.X.H (nữ, SN 1976); N.T.M (nữ, SN 2001); N.Q.T (nam, SN 1966), đều ở Tứ Hiệp, Thanh Trì, đều sống trong khu vực phong tỏa. Ngày 6/8, đều xuất hiện triệu chứng ho, mất khứu giác. Ngày 7/8, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
H.T.H (nữ, SN 1992, ở Minh Khai, Bắc Từ Liêm), là nhân viên giao hàng tại Công ty Viettel Post, được cách ly tại cơ quan từ 5/8 do trong công ty có trường hợp F0 Vũ Văn Nhi là lái xe của công ty dương tính. Ngày 7/8, được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho kết quả dương tính.
N.T.B.L (nữ, SN 1985, ở Liên Ninh, Thanh Trì), là vợ, là F1 của bệnh nhân N.V.A. Ngày 7/8, được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 1.770 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.067 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 703 ca.
Sáng 8/8, Hà Nội ghi nhận 12 ca Covid-19, trong đó 9 người ở cộng đồng
Số bệnh nhân mới ghi nhận ở Long Biên (04), Đống Đa (04), Hoàng Mai (01), Tây Hồ (01), Hoài Đức (01), Thường Tín (01), thuộc 04 chùm ca bệnh sàng lọc ho sốt (03), ho sốt thứ phát (07), chùm liên quan nhà thuốc Đức Tâm 95 Láng Hạ (01), liên quan Bệnh viện Phổi Hà Nội (01).
Hà Nội tiếp tục ghi nhận ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng
03 bệnh nhân thuộc chùm sàng lọc ho sốt tại cộng đồng
1. N.D.H, nữ, sinh năm 1986
2. M.X.B, nam, sinh năm 2007
Các bệnh nhân ở chung cư Mipec, Ngọc Lâm, Long Biên, bị ho sốt được lấy mẫu sàng lọc ngày 6/8, kết quả mẫu gộp dương. Ngày 7/8, bệnh nhân vào xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, kết quả dương tính.
3. P.V.L, nam, sinh năm 1973, ngõ 293 Tân Mai, Hoàng Mai. Khoảng 1 tuần nay bệnh nhân mệt mỏi, đau người, tự mua thuốc uống không đỡ kèm mất vị giác. Ngày 7/8, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
07 bệnh nhân thuộc chùm ho sốt thứ phát
1. V.Đ.T, nam, sinh năm 1977, chung cư Mipec, Ngọc Lâm, Long Biên, là F1 của N.D.H và M.X.B, ngày 7/8 vào Bệnh viện đa khoa Đức Giang xét nghiệm, kết quả dương tính.
2. C.Q.Đ, nữ, sinh năm 1993, Vũ Miên, Yên Phụ, Tây Hồ. Bệnh nhân có tiếp xúc với V.Đ.T lần cuối ngày 6/8, ngày 7/8 sau khi nghe tin gia đình V.Đ.T có kết quả xét nghiệm dương tính, bệnh nhân chủ động đến Bệnh viện Hồng Ngọc làm xét nghiệm, kết quả dương tính.
3. L.T.N, nữ, sinh năm 1938, Cẩm Văn, Hàng Bột, Đống Đa là F1 (sống cùng nhà) với T.T.H.L, tiếp xúc lần cuối ngày 6/8, ngày 7/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
4. L.V.K, nam, sinh năm 1985, thôn 7, Yên Sở, Đống Đa là F1 của L.T.P tiếp xúc lần cuối ngày 20/7, được cách ly từ 22/7 và xét nghiệm 2 lần âm tính, ngày 7/8 xuất hiện ho, sốt được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
5. N.T.D, nữ, sinh năm 1990, thôn An Định, Tô Hiệu, Thường Tín. Từ 30/7-3/8 bệnh nhân đi chăm sóc người nhà tại khoa nội, Bệnh viện đa khoa Thường Tín có tiếp xúc nhiều lần vơi N.T.H (xác định ngày 6/8), ngày 6/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
6. N.H.H, nữ, sinh năm 1999
7. N.T.D, nữ,sinh năm 1976
Các bệnh nhân ở 30/70 ngõ Văn Chương, Văn Chương, Đống Đa, là người trong khu vực phong tỏa, hiện tại không có triệu chứng. Ngày 6/8, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
01 bệnh nhân thuộc chùm nhà thuốc Đức Tâm, 95 Láng Hạ là N.Đ.D, nam, sinh năm 2015, Nguyễn Như Đổ, Văn Miếu, Đống Đa. Bệnh nhân là F1 của B.T.N, tiếp xúc lần cuối ngày 19/7, đã cách ly từ 23/7 và xét nghiệm 2 lần âm tính; ngày 7/8 xuất hiện ho, sốt được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
01 bệnh nhân thuộc chùm liên quan Bệnh viện Phổi Hà Nội là H.T.M.T, nữ, sinh năm 1972, Phúc Đồng, Long Biên. Bệnh nhân là người nhà của bệnh nhân tại khoa nội 1, Bệnh viện Phổi Hà Nội, đã được xét nghiệm nhiều lần âm tính. Ngày 6/8 tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Như vậy, tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội đã có 1739 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 1049, số mắc là đối tượng đã được cách ly là 690.
Sáng nay (8/8), cả nước thêm 4.937 ca mới, TP.HCM 1.896 ca
Theo Bộ Y tế, trong số 4.937 ca ghi nhận trong nước sáng nay, tại TP Hồ Chí Minh (1.896 ca), Bình Dương (1.477), Long An (724), Đồng Nai (390), Sóc Trăng (94), Hà Nội (63), Đà Nẵng (62), Vĩnh Long (57), Đồng Tháp (48), Ninh Thuận (23), Thừa Thiên Huế (19), Kiên Giang (18), Bình Định (14), Hậu Giang (14), Phú Yên (13), Quảng Ngãi (9), Lào Cai (3), Hà Tĩnh (3), Thanh Hóa (2), Lạng Sơn (2), Sơn La (2), Bạc Liêu (2), Cà Mau (2); có 1.274 ca trong cộng đồng.
Tính đến sáng ngày 8/8, Việt Nam có 205.656 ca nhiễm trong đó có 2.343 ca nhập cảnh và 203.313 ca mắc trong nước. Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 201.743 ca, trong đó có 63.863 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố trong 14 ngày qua không ghi nhận trường hợp nhiễm mới: Quảng Ninh, Bắc Kạn.
Có 12 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 66.637 ca; Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 512 ca.; Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 19 ca.
Sáng 8/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 234 ca tử vong (3017-3250) tại 13 tỉnh, thành phố như sau: TP. Hồ Chí Minh từ ngày 6-7/8: 185 ca; Cần Thơ 7 ca; Bến Tre 7 ca; Vĩnh Long 7 ca; Đồng Nai 5 ca; Khánh Hòa 5 ca; Tây Ninh 5 ca; Tiền Giang 5 ca; Bình Thuận 3 ca; Sóc Trăng 2 ca; Bình Dương 1 ca; Hậu Giang 1 ca; Trà Vinh 1 ca.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 6.861.784 mẫu cho 19.403.096 lượt người. Trong ngày có 356.544 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.
Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 8.896.615 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 8.008.156 liều, tiêm mũi 2 là 888.459 liều.
F0 không triệu chứng, tải lượng virus thấp chỉ theo dõi y tế tại nhà
Bộ Y tế vừa ban hành Công điện số 1168/CĐ-BYT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 nhằm ngăn chặn, khoanh vùng, cách ly triệt để, dập dịch kịp thời.
Công điện của Bộ Y tế nêu rõ yêu cầu giảm các trường hợp tử vong do mắc COVID-19. Theo đó, các địa phương phải chuẩn bị các phương án cao nhất cho điều trị, bảo đảm đầy đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu và các vật tư, trang thiết bị cần thiết khác trong thời gian sớm nhất.
Thiết lập và sẵn sàng đưa vào sử dụng nhanh nhất các cơ sở thu dung, điều trị theo tiến triển và mức độ lâm sàng của người bệnh. Trong đó, đối với nhóm người bệnh nhẹ, không triệu chứng: chuẩn bị và sẵn sàng thiết lập các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu COVID-19 từ các cơ sở trên địa bàn như khu ký túc xá, khu tái định cư, nhà thi đấu, khách sạn…
Đối với nhóm người bệnh mức độ trung bình, có triệu chứng: Xây dựng bệnh viện dã chiến, hoặc thiết lập bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 từ các bệnh viện tuyến huyện hoặc bệnh viện tư nhân trên địa bàn. Tuỳ theo điều kiện thực tế của mỗi cơ sở để thiết lập khu vực Hồi sức cấp cứu điều trị bệnh nhân nặng.
Đối với nhóm bệnh nhân nặng, nguy kịch: Bố trí và bảo đảm số giường hồi sức tích cực tại bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố với đủ điều kiện kỹ thuật hồi sức tích cực nâng cao như thở máy xâm nhập, lọc máu liên tục… đáp ứng cấp cứu, điều trị ca bệnh nặng và nguy kịch.
Các địa phương có số lượng người bệnh và nhu cầu điều trị tăng cao: Đối với F0 không triệu chứng cho xuất viện vào ngày thứ 7 khi xét nghiệm RT-PCR âm tính hoặc có hoặc tải lượng virus thấp (giá trị CT ≥ 30) và tiếp tục theo dõi, giám sát y tế tại nhà, nơi lưu trú.
Đối với ca bệnh phát hiện tại cộng đồng (kết quả RT-PCR dương tính) không có triệu chứng lâm sàng, nếu có tải lượng virus thấp (giá trị CT ≥ 30) không cần thiết đưa vào cơ sở y tế, chỉ theo dõi y tế tại nhà.
Đối với người bệnh đã đủ tiêu chuẩn xuất viện theo quy định của Bộ Y tế và trong thời gian tự theo dõi tại nhà, nơi lưu trú nếu tái dương tính không cần cách ly điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh và không cần thực hiện các biện pháp cách ly, xử lý ổ dịch.
Đối với các địa phương có nhiều người nhiễm, được áp dụng cách ly y tế tại nhà đối với ca nhiễm. Địa phương chịu trách nhiệm tổ chức các tổ y tế, tổ tư vấn, tổng đài tư vấn, chăm sóc người bệnh và kịp thời chuyển đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu chuyển nặng.
Cục Hàng không VN khẳng định chỉ ưu tiên chuyến bay phục vụ công vụ và nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh
Dừng toàn bộ hoạt động bay chở khách giữa các địa phương giãn cách xã hội
Cục Hàng không VN ra thông báo dừng hoạt động vận chuyển hành khách thường lệ giữa các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Việc dừng các đường bay được áp dụng để tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm soát hoạt động khai thác chuyến bay thương mại và di biến động.
Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Cục Hàng không VN vừa có văn bản báo cáo Bộ GTVT cho phép dừng toàn bộ hoạt động vận chuyển hành khách thường lệ giữa các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có đường bay TP.HCM - Hà Nội.
Cơ quan này cũng khẳng định chỉ ưu tiên chuyến bay phục vụ công vụ và nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh. Trường hợp cần thiết phải di chuyển, địa phương có người di chuyển phải thống nhất với địa phương nơi đến của chuyến bay và địa phương tiếp nhận (nếu khác với địa phương đến của chuyến bay) để kịp thời đón và tiếp nhận ngay tại sân bay, thực hiện xét nghiệm và cách ly theo quy định.
Riêng với đường bay trục TP.HCM - Hà Nội, hồi tháng 7, Bộ GTVT nhận được văn bản của UBND TP Hà Nội về việc kiểm soát hoạt động chuyến bay thương mại từ TPHCM và các tỉnh/thành phố khác trong tình hình dịch bệnh phức tạp.
Sau khi xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT đã yêu cầu Cục Hàng không VN triển khai áp dụng khai thác 2 chuyến khứ hồi/ngày “nhằm quyết tâm bảo vệ Thủ đô không bị diễn biến xấu, bảo vệ sự an toàn an ninh cho nhân dân” theo đề nghị của TP Hà Nội.
Hà Nội triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Ảnh: TTXVN.
Hà Nội tăng tốc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tính đến hiện tại, Hà Nội đã tiêm được tổng số 921.047 mũi vaccine phòng COVID-19; tiếp tục phân bổ lượng vaccine đã có cho các quận, huyện để tiêm đợt 8.
Về tiến độ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn Hà Nội, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết: "Trong 921.047 mũi vaccine đã tiêm có 859.723 mũi 1 và 61.324 mũi 2. Hà Nội vừa tiếp tục phân bổ 231.950 liều vaccine cho các quận, huyện để tiêm trong đợt 8”.
Theo thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến ngày 7/8, số lượng vaccine phòng COVID-19 phân bổ thực tế của Hà Nội là 2.944.710 liều (bao gồm cả các bệnh viện, viện, đơn vị... của trung ương đóng trên trên địa bàn thành phố). Đã có hơn 20% dân số trên 18 tuổi của Hà Nội đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine.
Theo khảo sát số người trên 18 tuổi của Thành phố Hà Nội hiện là 5.745.728 người; dự kiến kế hoạch vaccine phân bổ cho Hà Nội là 11.376.541 liều.
Như vậy Hà Nội vẫn cần khoảng hơn 8,4 triệu liều để đáp ứng tiêm chủng cho người dân, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn.
Đến nay, Việt Nam có hơn 200.715 ca nhiễm với 63.863 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Thêm 7.334 ca nhiễm trong ngày 7/8
Cả nước ghi nhận 7.334 ca nhiễm mới trong ngày 7/8, trong đó 1 ca nhập cảnh và 7.333 ca ghi nhận trong nước. Cũng trong ngày, có 4.305 bệnh nhân được công bố khỏi, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 66.637 ca.
Bộ Y tế vừa thông tin, tính từ 6h đến 18h30 ngày 7/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.540 ca nhiễm mới, trong đó 1 ca nhập cảnh và 3.539 ca ghi nhận trong nước.
Cụ thể tại TP. Hồ Chí Minh (2.094), Đồng Nai (243), Long An (207), Bà Rịa - Vũng Tàu (188), Khánh Hòa (167), Cần Thơ (141), Tây Ninh (134), Bình Thuận (61), Đồng Tháp (49), Bến Tre (49), Phú Yên (47), An Giang (31), Ninh Thuận (22), Gia Lai (17), Quảng Bình (15), Hà Nội (10), Quảng Nam (10), Hậu Giang (9), Hải Dương (8 ), Quảng Ngãi (7), Hà Tĩnh (6), Cà Mau (5), Thái Bình (4), Lào Cai (4), Bạc Liêu (3), Bình Phước (2), Thanh Hóa (2), Ninh Bình (2), Hà Giang (1), Hưng Yên (1) trong đó có 348 ca trong cộng đồng.
Như vậy, trong ngày 7/8 cả nước ghi nhận số ca nhiễm mới giảm 987 ca so với ngày 6/8. Dù số ca mắc mới đã giảm so với các ngày trước nhưng TP. Hồ Chí Minh tiếp tục là địa phương ghi nhận số ca nhiễm cao nhất cả nước với 3.930 trường hợp.
Tính đến chiều 7/8, Việt Nam có 200.715 ca nhiễm trong đó có 2.339 ca nhập cảnh và 198.376 ca mắc trong nước. Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 196.806 ca, trong đó có 63.863 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các mẫu xét nghiệm Covid-19 được nhân viên y tế cho vào một túi chung, tránh bị thất lạc (Ảnh: Ngô Nhung).
TP.HCM lo chi phí và chu toàn hậu sự cho người tử vong do Covid-19
Chiều 7/8, UBND TP cho biết, lãnh đạo thành phố đã thống nhất lo toàn bộ chi phí hậu sự cho các trường hợp tử vong do Covid-19 bằng tiền từ ngân sách thành phố. TP.HCM sẽ chuyển chi phí hỗ trợ hỏa táng cho bệnh nhân tử vong vì Covid-19 tới các bệnh viện.
Đối với tro cốt của người mất do Covid-19, lãnh đạo TP.HCM khẳng định Bộ tư lệnh TP.HCM sẽ tiếp nhận, thắp hương và chuyển giao các phần tro cốt của bệnh nhân tử vong đến từng gia đình một cách chu toàn nhất.
Như vậy, thành phố sẽ lo tất cả từ chi phí tẩm liệm, vận chuyển, hỏa thiêu, cho đến việc giao tro cốt cho người thân của người mất. Số tiền tương ứng khoảng 17 triệu đồng/người sẽ phân bổ ngân sách về cho Sở Y tế TP.HCM để chuyển cho các bệnh viện lo hậu sự.
Đối với người không may qua đời tại nhà thì ngân sách sẽ phân bổ về các quận huyện, quận huyện phân bổ về phường xã để lo cho người dân. Trường hợp gia đình nào chưa thể tiếp nhận phần tro cốt, các chùa sẽ tạm lưu giữ và cầu siêu cho đến khi người thân tới nhận.
Trung tâm hỏa táng có trách nhiệm phối hợp chung, tuyệt đối không tự chuyển cốt về từng gia đình.
Video: Ship hàng không đúng quy định, nhiều shipper Cần Thơ bị phạt
Thế giới ghi nhận 202,6 triệu ca mắc, 4,2 triệu ca tử vong do COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến sáng 8/8, thế giới đã ghi nhận 202.616.123 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, tăng 256.333 ca trong 24 giờ qua. Số người khỏi bệnh là 182.106.496 người, trong khi 95.751 đang trong tình trạng nguy kịch. 4.294.265 ca tử vong.
Mỹ chiếm 1/5 số ca nhiễm (36.447.385 ca) và 1/7 số ca tử vong (632.641 ca), là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Ấn Độ đứng thứ hai về số ca nhiễm (31.895.385 ca), nhưng Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong (561.807 ca). Trong tốp 10 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới còn có Nga, Pháp, Anh (đều đã hơn 6 triệu ca nhiễm), Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina (hơn 5 triệu ca), Colombia và Tây Ban Nha (hơn 4,5 triệu ca nhiễm).
Châu Á là khu vực có số ca nhiễm cao nhất, hiện đã lên tới 63.794.749 ca, châu Âu đứng thứ hai với 52.264.374 ca nhiễm. Tiếp theo là Bắc Mỹ với 43.508.754 ca và Nam Mỹ có 35.879.822 ca. Châu Phi ít bị ảnh hưởng hơn, song con số này đang tăng nhanh, hiện đã vượt ngưỡng 7 triệu ca nhiễm trên toàn châu lục.
Tại châu Á, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Ngày 7/8, Bộ Y tế Philippines đã ghi nhận thêm 11.021 ca nhiễm mới, mức cao nhất trong một ngày kể từ gần 4 tháng qua. Ngoài ra, có thêm 162 bệnh nhân COVID-19 tử vong. Tổng cộng trên cả nước, Philippines đã có 1.649.341 ca nhiễm và 28.835 ca tử vong.
Bệnh nhân COVID-19 được hỗ trợ thở oxy tại bệnh viện dã chiến ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN.
Cùng ngày, Bộ Y tế Lào cho biết nước này ghi nhận 354 ca mắc mới, trong đó có 330 ca nhập cảnh được cách ly ngay và 24 ca cộng đồng. Như vậy, số ca lây nhiễm trong cộng đồng ghi nhận mới trong một ngày tại Lào tiếp tục tăng cao. Trong bối cảnh dòng người lao động trở về từ Thái Lan ngày càng gia tăng và có nhiều trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, nhà chức trách Lào đang khẩn trương mở rộng các cơ sở giám sát y tế đối với người nhập cảnh.
Trong khi đó, Campuchia ghi nhận 522 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca mắc bệnh ở nước này lên 81.335 người. Ngoài ra, Campuchia cũng có thêm 11 trường hợp tử vong, nâng tổng số người không qua khỏi đại dịch lên 1.537 trường hợp.
Thái Lan lần đầu tiên ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 vượt 200 ca/ngày, trong khi vùng tâm dịch thủ đô đang tăng cường các biện pháp đối phó với sự gia tăng của các ca mắc mới. Bộ Y tế Thái Lan cho biết nước này có thêm 212 ca tử vong mới, nâng tổng số người không qua khỏi vì dịch bệnh này từ trước tới nay lên 6.066 ca. Thái Lan cùng ngày ghi nhận thêm 21.838 ca mắc mới, đưa tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay lên 736.522 ca, trong đó có 517.012 ca đã bình phục.
Tại Trung Quốc, ngày 7/8, Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) đã tăng cường các biện pháp phòng dịch tại thủ đô Bắc Kinh trong bối cảnh số ca nhiễm mới tăng cao do biến thể siêu lây nhiễm Delta. Theo quy định mới, những người đang ở các khu vực nguy cơ cao sẽ tạm thời không được về thủ đô hoặc phải có xét nghiệm âm tính với virus. Các biện pháp phòng dịch tại trên các tuyến đường sắt, đường cao tốc và sân bay cũng được tăng cường.
Người dân chen chúc chờ tiêm vaccine COVID-19 ở Medan, tỉnh Bắc Sumatra ngày 3/8. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, giới chức y tế Nhật Bản đã xác nhận trường hợp nữ bệnh nhân đầu tiên của nước này nhiễm biến thể Lambda trở về từ Peru ngày 20/7. Các xét nghiệm tại sân bay đã cho kết quả dương tính với virus khi bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng nào. Viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản đã xác nhận nữ bệnh nhân nhiễm biến thể Lambda lây nhiễm mạnh và có khả năng cao kháng vaccine phòng bệnh.
Cùng ngày, Australia cũng đã ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất từ đầu năm đến nay. Bang đông dân nhất New South Wales cùng với các bang Victoria và Queensland đã ghi nhận tổng cộng 361 ca nhiễm biến thể Delta. Khoảng 15 triệu người ở ba bang nói trên, tương đương 60% dân số nước này, đang phải tuân thủ các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt.
Tại châu Âu, nước ghi nhận nhiều ca tử vong nhất là Nga, với 164.094 ca, tiếp đến là Anh (130.178 ca). Italy và Pháp lần lượt là 128.197 ca và 112.158 ca. Số ca tử vong tại các nước còn lại đều chưa đến 100.00 ca. Hiện tại Anh đang phải điều trị cho nhiều bệnh nhân COVID-19 nhất, gồm 1.283.960 người. Con số này ở Tây Ban Nha là 721.582 người.
Trong khi đó, số bệnh nhân đang nằm viện ở Nga là 520.952 người, ở Pháp là 403.755 người. Tuy nhiên, số ca nguy kịch ở Nga nhiều nhất (2.300 ca), tiếp đến là Tây Ban Nha và Pháp (đều hơn 1.400 ca). Ở Anh, số ca nguy kịch hiện là 871 ca, trong khi ở Đức là 393 ca. Dù Nga là nước có số ca tử vong cao nhất, song số ca phục hồi ở nước này cũng cao nhất châu Âu (hơn 5,7 triệu ca). Con số này của Anh và Italy là hơn 4,1 triệu ca.
Tại Thụy Sĩ, Geneva sẽ là bang đầu tiên của nước này yêu cầu người lao động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và xã hội phải có chứng chỉ COVID-19 hợp lệ. Nếu không có giấy này, nhân viên sẽ phải được kiểm tra thường xuyên. Thụy Sĩ đang chứng kiến số ca bệnh tăng mạnh, phần lớn là do biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao ảnh hưởng đến những người chưa được tiêm chủng, chủ yếu ở nhóm 10-29 tuổi.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới phòng cấp cứu của bệnh viện Cengkareng ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN.
Tại châu Mỹ, Argentina đã ghi nhận hơn 5 triệu ca nhiễm, trong khi Colombia là 4,8 triệu ca. Peru và Mexico đều có hơn 2,1 triệu ca. Nếu không kể Mỹ và Brazil, thì tại châu lục này, Mexico có số ca tử vong cao nhất (243.733 ca), tiếp đến là Peru với 196.818 ca. Số ca tử vong tại Argentina và Colombia đều ở mức hơn 100.000 ca. Mỹ đang có 13.081 ca bệnh nặng, trong khi Brazil là 8.318 ca. Colombia chỉ kém một chút với 8.155 ca. Còn Mexico có 4.798 ca bệnh trong tình trạng nguy kịch.
Tại châu Phi, Nam Phi có nhiều ca nhiễm nhất, với 2.511.178 ca, chiếm gần 1/3 số ca nhiễm của toàn châu lục. Maroc và Tunisia hiện đều có hơn 600.000 ca nhiễm trong khi con số này của các nước Tunisia, Ai Cập, Ethiopia, Libya và Kenya là hơn 200.000 ca. Số ca đang trong tình trạng nguy kịch ở Nam Phi là 4.506 ca, trong khi ở Maroc là 1.010 ca.
Trong khi đó, một nghiên cứu của các chuyên gia tại Australia cho thấy biến thể Delta dường như có thể khiến những người trẻ, khỏe mạnh có nguy cơ bị biến chứng tim mạch và làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở nhóm đối tượng này. Các chuyên gia kết luận một trong những tác dụng phụ mà nó gây ra cho người bệnh là chứng viêm cơ tim.
Ngoài ra, biến thể Delta cũng có thể gây ra hiện tượng cục máu đông, thường bắt đầu ở chân và sau đó di chuyển lên tim hoặc phổi. Đáng chú ý là người mắc COVID-19 không cần phải bị bệnh nặng hoặc các bệnh lý tiềm tàng về tim mới bị ảnh hưởng và một số bệnh nhân đã tử vong do những tác dụng phụ này.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận