Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay
Tính từ 16h ngày 8/12 đến 16h ngày 09/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.311 ca nhiễm mới, trong đó 11 ca nhập cảnh và 15.300 ca ghi nhận trong nước (tăng 705 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 8.843 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.453), Tây Ninh (895), Hà Nội (822), Sóc Trăng (789), Đồng Tháp (730), Cà Mau (720), Cần Thơ (670), Bình Phước (631), Bà Rịa - Vũng Tàu (576), Vĩnh Long (568), Tiền Giang (568), Bến Tre (517), Đồng Nai (501), Khánh Hòa (494), Bình Dương (489), Bạc Liêu (427), Bình Định (345), Đắk Lắk (317), Kiên Giang (314), An Giang (300), Trà Vinh (295), Hậu Giang (275), Bình Thuận (249), Lâm Đồng (210), Gia Lai (187), Đà Nẵng (180), Bắc Ninh (154), Thừa Thiên Huế (150), Thanh Hóa (142), Nghệ An (139), Quảng Nam (118), Quảng Bình (114), Phú Yên (106), Ninh Thuận (89), Long An (79), Hà Giang (66), Thái Bình (64), Hải Phòng (58), Đắk Nông (54), Lạng Sơn (49), Vĩnh Phúc (49), Nam Định (49), Hưng Yên (44), Ninh Bình (32), Hà Tĩnh (28), Quảng Ninh (28), Thái Nguyên (28), Hòa Bình (21), Quảng Ngãi (21), Bắc Giang (20), Kon Tum (15), Yên Bái (14), Phú Thọ (14), Tuyên Quang (9), Điện Biên (6), Lào Cai (5), Hà Nam (4), Bắc Kạn (3), Sơn La (3), Quảng Trị (2), Cao Bằng (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bến Tre (-223), Hải Phòng (-207), Trà Vinh (-148).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+426), Tiền Giang (+261), Cà Mau (+209).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 14.322 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.367.433 ca nhiễm, đứng thứ 33/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 13.869 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.362.111 ca, trong đó có 1.048.162 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (483.376), Bình Dương (286.078), Đồng Nai (91.056), Long An (39.039), Tây Ninh (35.980).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 14.586 ca; Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.050.979 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.697 ca; trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 5.272 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.302 ca; Thở máy không xâm lấn: 285 ca; Thở máy xâm lấn: 823 ca; ECMO: 15 ca.
256 ca tử vong tại TP.HCM và 25 tỉnh, thành phố
Từ 17h30 ngày 08/12 đến 17h30 ngày 09/12 ghi nhận 256 ca tử vong. Trong đó, tại TP. Hồ Chí Minh (76) trong đó có 12 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Bình Dương (1), Đồng Nai (1),Lâm Đồng (1), Long An (2), Phú Yên (2), Tây Ninh (3), Tiền Giang (1), Thanh Hóa (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (37 ca tử vong trong 02 ngày 08-09/12/2021), Tây Ninh (16), Bình Dương (16), Đồng Nai (13), Tiền Giang (11), Kiên Giang (11), Đồng Tháp (17 ca tử vong trong 02 ngày 08-09/12/2021), Cần Thơ (10), Vĩnh Long (8 ), Long An (6), Bình Thuận (5), Bến Tre (5), Sóc Trăng (5), Đắk Lắk (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Hậu Giang (3), Bạc Liêu (2), Hà Nội (1), Bắc Ninh (1), Bình Định (1), Ninh Thuận (1), Hải Phòng (1), Khánh Hòa (1), Lâm Đồng (1), Cà Mau (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 218 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 27.186 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 12/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 162.688 xét nghiệm cho 264.323 lượt người.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 27.447.909 mẫu cho 70.692.311 lượt người.
Trong ngày 8/12 có 662.110 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 129.965.296 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 74.039.917 liều, tiêm mũi 2 là 55.925.379 liều.
Hà Nội chuyển từ tư duy "zero Covid" sang giảm thiểu tử vong
Chiều nay (9/12), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã có phiên trả lời chất vấn các nội dung xoay quanh công tác phòng chống dịch COVID-19 của các đại biểu tại kỳ họp thứ 3, HĐND thành phố.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh
Ông Chu Ngọc Anh cho rằng, qua diễn biến phức tạp của đại dịch đã khẳng định những kết quả đáng trân trọng trên các lĩnh vực, thực sự là nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp mà thành phố đạt được.
Ngược lại, cũng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập của nhiều ngành, nhiều cấp đã được nhận diện trước đây nhưng chưa được chuyển biến, cải thiện nhiều, nay còn thể hiện rõ nét hơn trước khó khăn, thách thức.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo UBND thành phố, trong "nguy" có "cơ", tạo ra áp lực và động lực để các cấp, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp phải tiếp tục đổi mới tư duy, phát huy nội lực và hành động để thích ứng với tình hình mới, góp phần thực hiện và hoàn thành cao nhất nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và những năm tiếp theo.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội thay mặt lãnh đạo thành phố gửi lời cảm thông sâu sắc với cộng đồng doanh nghiệp và người dân về những mất mát, tổn thất về tinh thần, vật chất do dịch bệnh Covid-19 gây ra.
"Thành phố tôn vinh, tri ân, cảm ơn và đánh giá rất cao những nỗ lực, đóng góp, đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân thủ đô; sự cống hiến to lớn, hi sinh quên mình của các lực lượng tuyến đầu, nhất là ngành y tế và cán bộ, chiến sĩ quân đội… trong phòng, chống dịch để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân thủ đô", ông Chu Ngọc Anh bày tỏ.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ở giai đoạn thành phố triển khai thực hiện nghị quyết 128 của Chính phủ và quyết định số 4800 của Bộ Y tế, với nguyên tắc "5K + vắc xin, thuốc + Công nghệ thông tin + ý thức của người dân" để phòng, chống dịch, thì một bộ phận người dân vẫn còn tâm lý chủ quan, lơ là khi đã tiêm đủ liều vắc xin.
Ngoài ra, tốc độ lây nhiễm tăng nhanh cùng các hoạt động kinh tế xã hội của cả nước và hoạt động đi lại của người dân tăng cao những tháng cuối năm khiến số ca nhiễm trong thời gian gần đây có dấu hiệu tăng nhanh.
Chủ tịch Hà Nội cho rằng số ca giai đoạn 1 là 1 con số, đến giai đoạn 3 lên 3 con số. Theo đánh giá của chuyên gia và thực tiễn trên địa bàn thủ đô thì con số này không đơn thuần phản ánh hết tính chất phức tạp và nguy cơ thực sự của giai đoạn.
Sang giai đoạn thực hiện Nghị quyết 128, nếu nhìn góc độ số ca F0, số tử vong với điều kiện không đứt gãy sản xuất, thì TP đã đạt chỉ tiêu khả quan so với trong nước và quốc tế..
Để ngăn chặn, kiểm soát kịp thời, hiệu quả sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP trong tình hình mới, chủ tịch Hà Nội cho biết việc chuyển đổi tư duy, phương pháp, biện pháp, tổ chức thực hiện từ quản lý Zero Covid-19 sang quản lý rủi ro, giảm thiểu tử vong.
Đồng thời chủ động theo dõi sát tình hình dịch bệnh Covid-19, nhất là biến thể do chủng mới Omicron gây ra, sẵn sàng các phương án, kịch bản theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ngoài ra, ông Chu Ngọc Anh cho biết, thành phố sẽ kịp thời cập nhật các thông tin, dữ liệu phục vụ việc xác định cấp độ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tiếp tục củng cố hệ thống y tế cơ sở, bố trí trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc điều trị, ô xy để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, công tác phòng, chống dịch trong mọi tình huống.
Chuẩn bị cách thức vận hành, quản trị xã hội trong tình hình mới. Đây là cơ hội cũng là yêu cầu thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số, cụ thể trước mắt tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính thực chất theo xu hướng này...
Ông Chu Ngọc Anh cũng kêu gọi người dân không chủ quan, lơ là, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Quảng Ninh ghi nhận 13 F0 cộng đồng làm việc tại Khu công nghiệp Hải Phòng
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, trong ngày 9/12, địa phương này đã ghi nhận 28 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại 5 địa phương là TP Hạ Long, TX Quảng Yên, TP Cẩm Phả, TX Đông Triều và TP Uông Bí.
Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh điều trị cho ca F0 tại huyện Tiên Yên
Cụ thể, TP Hạ Long ghi nhận 4 ca F0 gồm 3 trường hợp đã cách ly, quản lý, trong đó có 2 trường hợp là các F1 và 1 trường hợp đi từ tỉnh ngoài về, có địa chỉ tại phường Hùng Thắng, phường Hồng Hà và phường Trần Hưng Đạo và 1 trường hợp cộng đồng là người trở về từ TP.HCM từ ngày 5/12, chỉ theo dõi sức khỏe, không cách ly tại nhà, có địa chỉ phường Hùng Thắng.
Tại TX Quảng Yên, trong ngày đã ghi nhận 15 trường hợp cộng đồng trong đó có 9 trường hợp F0 liên quan đến ổ dịch tại KCN Vsip (TP Hải Phòng); các F0 này có có địa chỉ tại xã Hiệp Hòa 2, phường Nam Hòa 1 người, phường Tiền An 1 người, phường Hà An 1, xã Hoàng Tân 1 người, phường Liên Vị 1 người, phường Phong Hải 1 người và xã Sông Khoai 1 người.
4 trường hợp là các F1 ghi nhận trong cộng đồng xét nghiệm lần 1 có kết quả khẳng định dương tính, gồm phường Liên Vị 1 người, còn lại là ở xã Sông Khoai.
TX Quảng Yên cũng có 2 trường hợp là các trường hợp công đồng, xét nghiệm sàng lọc test nhanh dương tính, kết quả khẳng định dương tính, trong đó 1 ca ở phường Phong Hải, 1 ca ở xã Sông Khoai.
Tại TP Cẩm Phả ghi nhận 3 trường hợp trong đó, 1 trường hợp cộng đồng là công nhân Công ty Xây lắp mỏ Cẩm Phả, trú tại phường Cẩm Thủy. 2 trường hợp là F1 đã được giám sát, cách ly, có địa chỉ tại phường Mông Dương từng xét nghiệm lần 1 âm tính, lần 2 ngày 9/12 dương tính.
TX Đông Triều ghi nhận 5 trường hợp trong đó, 2 trường hợp là các F1 đã được quản lý cách ly, có địa chỉ tại phường Mạo Khê và xã Bình Khê. 3 trường hợp cộng đồng là các F1 làm công nhân tại KCN Vsip (Hải Phòng), có địa chỉ tại phường Mạo Khê 1 người, phường Yên Thọ 1 và xã Hồng Thái Đông 1 người
Còn tại TP Uông Bí trong ngày 9/12 ghi nhận 1 trường hợp F1 cộng đồng là công nhân tại KCN Vsip (Hải Phòng), có địa chỉ tại phường Quang Trung.
Về tình hình các ổ dịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện đến ngày 9/12 gồm: TX Đông Triều 159 ca; TP Uông Bí có 98 trường hợp, ổ dịch ở KCN Texhong Hải Hà, huyện Hải Hà là 298 ca, TX Quảng Yên là 25 ca; ổ dịch tại huyện Tiên Yên là 15 trường hợp (tổng số ca mắc của địa phương này là 37); TP Móng Cái 47, huyện Ba Chẽ 6 ca, TP Cẩm Phả 17 ca và TP Hạ Long 144 ca.
F0 ở Bình Dương tăng nhanh dù tỉ lệ phủ vaccine rất cao
Bình Dương lên kế hoạch triển khai tiêm vaccine Covid-19 liều bổ sung và liều nhắc lại trong tháng 12, các đối tượng ưu tiên gồm người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản, có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng.
Từ tháng 12/2021, Bình Dương bắt đầu triển khai tiêm liều bổ sung vaccine phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên.
Ngày 9/12, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, bác sĩ Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương, cho biết đơn vị đang rà soát lại việc tiêm vaccine liều cơ bản, đồng thời thống nhất tổ chức tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại cho người dân trên địa bàn.
Động thái này được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 tại địa phương này liên tục tăng nhanh sau khi trở lại trạng thái bình thường mới, mặc dù tỉ lệ bao phủ vaccine của Bình Dương rất cao.
Theo đó, từ tháng 12/2021, Bình Dương bắt đầu triển khai tiêm liều bổ sung vaccine phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên; ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm đủ 2 mũi) có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như: người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng...
Sử dụng vaccine cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine Pfizer và tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày nếu có đủ vaccine.
Bên cạnh đó, tiêm liều nhắc lại vaccine phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung; ưu tiên người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế, người tham gia tuyến đầu chống dịch.
Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Chương, tiêm vaccine giúp hạn chế lây lan, hạn chế bệnh nặng và tử vong.Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số người dân trên địa bàn không chịu đi tiêm, do đó khi bị mắc Covid-19 thì đối tượng này khả năng bị chuyển nặng và tử vong rất cao, trong khi nguồn vaccine của Bình Dương đang dồi dào.
"Các trung tâm y tế tuyến huyện luôn có vaccine 24/24 và sẵn sàng tiêm cho người dân bất cứ lúc nào" - bác sĩ Nguyễn Hồng Chương cho hay.
Tính từ đợt dịch thứ 4, Bình Dương ghi nhận 285.589 ca mắc Covid-19, hiện còn 49.965 bệnh nhân đang điều trị, trong đó 2.324 tại cơ sở điều trị và 47.371 điều trị tại nhà. Đáng quan tâm, có 563 bệnh nhân nặng, nguy kịch cần thở oxy; 377 bệnh nhân điều trị tầng 3; 807 bệnh nhân điều trị tầng 2 và 1.140 bệnh nhân điều trị ở tầng 1.
Gia tăng F0 cộng đồng, Đà Nẵng nâng cấp độ chống dịch một quận lên cấp 3
Ngày 12/9, UBND TP.Đà Nẵng cho biết, vừa có quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn quận Liên Chiểu.
Theo đó, bắt đầu từ 12h ngày 12/9, toàn địa bàn quận Liên Chiểu sẽ áp dụng biện pháp phòng, chống dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao).
Chợ Hòa Khánh tạm dừng hoạt động do ghi nhận hơn 100 ca mắc Covid-19 mới
UBND TP.Đà Nẵng giao Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; tiếp tục phối hợp quản lý chặt chẽ các vùng cách ly y tế (phong toả) trên địa bàn quận.
Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai hiệu quả các biện pháp hành chính, biện pháp y tế để kiểm soát dịch Covid-19 theo quy định.
Quận Liên Chiểu đang là địa phương có số ca mắc Covid-19 nhiều nhất tại Đà Nẵng. Từ ngày 1/12 đến 13h ngày 8/12, quận này ghi nhận 424 ca mắc mới, nhiều nhất ở phường Hòa Khánh Bắc và Hòa Khánh Nam.
Tại quận này, chợ Hoà Khánh đã tạm dừng hoạt động vì trở thành chuỗi lây nhiễm phức tạp với hơn 100 ca mắc.
Được biết, những ngày qua, Đà Nẵng ghi nhận số ca mắc Covid-19 lên hàng 3 con số, trong đó có hàng chục ca cộng đồng.
F0 nặng tăng trở lại, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM nâng lên 500 giường
Trước thực tế lượng F0 nặng gia tăng, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 bắt buộc phải mở rộng hoạt động trở lại. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất hiện nay chính là bài toán nhân lực.
Chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 nặng tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
BS CK2 Trần Thanh Linh, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện Hồi sức COVID-19 cho biết, trong khoảng 10 ngày gần đây, số lượng F0 lẫn số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 nặng tại TP.HCM đã gia tăng trở lại.
Trước tình hình đó, TP.HCM đã triển khai phân chia các cụm để tiếp nhận và điều trị bệnh nhân COVID-19.
Theo sự phân chia này, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 (TP Thủ Đức) do Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách sẽ là trung tâm hồi sức ở tầng 3 của cụm 1, gồm TP Thủ Đức, quận Bình Thạnh và Quận 4. Hiện tại, mỗi ngày nhu cầu chuyển bệnh nặng lên tầng 3 tại của cụm là khoảng từ 30-35 bệnh nhân.
F0 nặng tăng trở lại, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM nâng lên 500 giường - Ảnh 1.
Chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 nặng tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Tuy nhiên, trước đây, khi tình dịch bệnh tại TP.HCM tạm lắng xuống, lực lượng y bác sĩ từ các tỉnh phía Bắc chi viện cho TP.HCM đã rút về. Và từ đầu tháng 11/2021, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 đã thu hẹp phạm vi hoạt động, chỉ còn khoảng 150 giường bệnh. Đội ngũ nhân lực chủ yếu ở đây vẫn là các y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115…
Trước thực tế lượng bệnh nhân nặng gia tăng, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 bắt buộc phải mở rộng hoạt động trở lại.
Vào ngày 5/12/2021, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 đã đưa vào hoạt động trở lại khoa 2B, với đội ngũ nhân lực là các y bác sĩ hiện có ở Bệnh viện Hồi sức COVID-19, cùng 20 bác sĩ, 30 điều dưỡng của Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Ung bướu được Sở Y tế TP.HCM điều động chi viện.
Ths.BS Phạm Minh Huy, Trưởng khoa 2B, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 cho biết, khoa mới mởi lại cách đây 3 ngày trước tình trạng quá tải bệnh nhân COVID-19 ở các quận Bình Thạnh, Thủ Đức và Quận 4. Hiện khoa có 25 bác sĩ và 48 điều dưỡng. Trước đây bệnh nhân trẻ tuổi có thể tự sinh hoạt, ăn uống, đi lại, giờ bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh nền trong khi không còn lực lượng tình nguyện viên tôn giáo hỗ trợ nên nhân viên y tế phải chăm sóc nhiều hơn.
Theo bác sĩ Trần Thanh Linh, điều đáng lo ngại nhất hiện nay chính là bài toán nhân lực. Bởi hiện tại, đội ngũ nhân viên y tế của TP.HCM đang thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, như chi viện cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ, tăng cường cho các tuyến y tế cơ sở…
"Chúng tôi đang đề xuất tăng cường lực lượng để trong một tuần nữa Bệnh viện Hồi sức COVID-19 có thể nâng lên ít nhất là 300 giường bệnh và dự kiến thời gian tới sẽ là 500 giường bệnh. Lúc đó, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 mới có thể đảm bảo tiếp nhận người bệnh vào đúng tầng điều trị của mình, qua đó giảm tỉ lệ tử vong do COVID-19", bác sĩ Trần Thanh Linh chia sẻ.
Cả nước còn 7.506 bệnh nhân nặng đang điều trị
Tính từ 16h ngày 7/12 đến 16h ngày 8/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 14.599 ca nhiễm mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 14.595 ca ghi nhận trong nước (tăng 760 ca so với ngày trước đó) tại 58 tỉnh, thành phố (có 8.322 ca trong cộng đồng).
Tin tức Covid-19 liên tục được cập nhật trên Báo Giao thông ngày 9/12/2021.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.475), Tây Ninh (874), Sóc Trăng (781), Bình Phước (747), Bến Tre (740), Đồng Tháp (725), Cần Thơ (676), Bà Rịa - Vũng Tàu (539), Vĩnh Long (525), Cà Mau (511), Khánh Hòa (489), Đồng Nai (461), Bình Dương (455), Trà Vinh (443), Bạc Liêu (438), Kiên Giang (422), Hà Nội (396), Tiền Giang (307), An Giang (279), Hải Phòng (265), Bình Thuận (262), Hậu Giang (248), Bình Định (234), Thanh Hóa (219), Nghệ An (197), Lâm Đồng (181), Bắc Ninh (173), Đà Nẵng (169), Thừa Thiên Huế (163), Gia Lai (135), Hà Giang (109), Đắk Nông (100), Ninh Thuận (87), Long An (77), Hưng Yên (72), Phú Yên (67), Quảng Nam (66), Nam Định (60), Quảng Ninh (56), Quảng Ngãi (44), Thái Nguyên (44), Hải Dương (44), Vĩnh Phúc (37), Phú Thọ (34), Thái Bình (33), Quảng Bình (29), Bắc Giang (25), Yên Bái (16), Quảng Trị (14), Tuyên Quang (14), Hòa Bình (10), Sơn La (9), Lào Cai (7), Hà Nam (5), Cao Bằng (3), Điện Biên (2), Lai Châu (1), Bắc Kạn (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-341), Cần Thơ (-222), Bình Dương (-190).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (+510), Bến Tre (+299), Kiên Giang (+193).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 13.777 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.352.122 ca nhiễm, đứng thứ 33/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 13.714 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.346.811 ca, trong đó có 1.033.576 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (481.923), Bình Dương (285.589), Đồng Nai (90.555), Long An (38.960), Tây Ninh (35.085).
Số bệnh nhân khỏi bệnh được công bố khỏi bệnh trong ngày là 24.737 ca nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.036.393 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.506 ca.
Số bệnh nhân tử vong:
Từ 17h30 ngày 07/12 đến 17h30 ngày 08/12 ghi nhận 230 ca tử vong, trong đó tại TP. Hồ Chí Minh (75) trong đó có 9 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Bình Dương (1), An Giang (1), Tiền Giang (1), Đồng Nai (2), Long An (1), Trà Vinh (1), Vĩnh Long (1), Đắc Lắk (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (24), Đồng Nai (18), Bình Dương (16), Tiền Giang (14), Long An (13), Vĩnh Long (12 tử vong trong 02 ngày 07-08/12), Kiên Giang (12), Tây Ninh (11), Cần Thơ (10), Sóc Trăng (4), Lâm Đồng (3), Cà Mau (3), Trà Vinh (2), Khánh Hòa (2), Bình Phước (2), Bình Thuận (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Hà Nội (1), Hải Phòng (1), Hòa Bình (1), Nghệ An (1), Bến Tre (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 204 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.930 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 12/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 114.947 xét nghiệm cho 281.180 lượt người.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 27.285.221 mẫu cho 70.427.988 lượt người.
Lứa học sinh 3 năm liên tiếp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 chắc chắn sẽ còn nhiều áp lực trước mùa thi tốt nghiệp vào năm tới. Ảnh: VNN
TP.HCM chưa xuất hiện biến chủng Omicron
Tại kỳ họp thứ 4, HĐND TP.HCM khóa X sáng 8/12, Giám đốc Sở Y tế cho biết, ngành y tế liên tục theo dõi sát diễn tiến của biến thể Omicron.
Theo ông Thượng, qua theo dõi ở các nước, người mắc nhiều nhưng chưa thấy ca nặng, diễn tiến xấu. Chuyên gia cũng cho biết, vắc xin vẫn có hiệu quả với biến chúng này nên tạm yên tâm.
Riêng tại TP.HCM, Giám đốc Sở Y tế cho biết luôn giám sát chặt người về từ các nước có Omicron và đến nay chưa thấy xuất hiện biến chủng này tại TP.HCM. Tuy nhiên, Giám đốc Sở Y tế cho biết, hệ thống y tế của TP không chủ quan. TP đã dành riêng một bệnh viện dã chiến, nếu có ca mắc biến chủng mới sẽ tập trung cách ly, điều trị riêng.
Ngành Y tế liên tục theo dõi sát diễn tiến của biến thể Omicron. (Ảnh minh hoạ)
Bệnh nhân Covid-19 đầu tiên ở Hải Phòng tử vong sau hơn 2 ngày nhiễm bệnh
Tối ngày (8/12), lãnh đạo của UBND TP Hải Phòng xác nhận, địa phương vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên do mắc Covid-19.
Bệnh nhân là ông C.X.C, sinh năm 1944, hộ khẩu thường trú tại phường Cầu Tre, quận Ngô Quyền.
Theo thông tin từ cơ quan chức năng, ông C chưa được tiêm vắc xin Covid-19 và có nhiều bệnh nền.
Ngành y tế Hải Phòng cho hay, tối 5/12, cháu nội ở cùng nhà với ông C có hiểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, mất vị giác.
Kết quả test nhanh, người cháu này dương tính với SARS-CoV-2. Đến 23h cùng ngày, lực lượng chức năng phường Cầu Tre đã quyết định cách ly y tế và phong tỏa toàn bộ gia đình. Ngày 6/12, Trạm y tế phường Cầu Tre lấy mẫu xét nghiệm cả nhà gửi CDC Hải Phòng. Chiều cùng ngày, ông C. có biểu hiện mệt mỏi, khó thở.
Sau khi có kết quả test nhanh dương tính, 20h ngày 6/12, ông C được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp cơ sở 2.Sáng 7/12, mẫu xét nghiệm của CDC Hải Phòng khẳng định ông C dương tính với SARS-CoV-2.Trưa 8/12, ông C đã tử vong tại bệnh viện. Hiện tại vợ, con dâu và 2 cháu nội ông C. đều được xác định nhiễm Covid-19 và đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Ngô Quyền.
Phát hiện mới về biến chủng Omicron
Các nhà khoa học cho biết họ vừa xác định được phiên bản "tàng hình" của biến chủng Omicron không thể phân biệt được với các biến chủng khác khi xét nghiệm PCR.
Phát hiện trên được các nhà khoa học ở Anh đưa ra trong khi biến chủng Omicron mới chỉ được phát hiện vài tuần và giới chức y tế công cộng trên thế giới ban đầu triển khai các xét nghiệm PCR để có thể xây dựng nhanh chóng bức tranh toàn cảnh về sự lây lan của biến chủng mới, theo Guardian.
Phiên bản biến chủng “tàng hình” có nhiều điểm chung với Omicron tiêu chuẩn, nhưng thiếu một thay đổi di truyền cụ thể vốn cho phép các xét nghiệm PCR có những chỉ dấu ban đầu.
Biến chủng này vẫn được phát hiện là virus corona qua tất cả xét nghiệm thông thường và có thể được xác định là biến chủng Omicron thông qua kiểm tra bộ gene. Tuy nhiên, việc xét nghiệm PCR thông thường không thể giúp phát hiện sớm dấu hiệu của biến chủng Omicron.
Các nhà nghiên cứu cho biết còn quá sớm để biết liệu dạng biến chủng Omicron mới có lây lan theo cách giống như biến chủng Omicron tiêu chuẩn hay không, nhưng phiên bản "tàng hình" có khác biệt về mặt di truyền và do đó có thể hoạt động khác.
Phiên bản biến chủng tàng hình lần đầu tiên được phát hiện trong số các bộ gene của virus được gửi từ Nam Phi, Australia và Canada vào những ngày gần đây, nhưng nó có thể đã lây lan rộng rãi hơn. Trong số 7 trường hợp được xác định cho đến nay, không có trường hợp nào ở Anh.
Sau khi phát hiện phiên bản mới của biến chủng, các nhà nghiên cứu đã tách dòng B.1.1.529 thành Omicron tiêu chuẩn, được gọi là BA.1 và biến chủng mới hơn, được gọi là BA.2.
“Có hai dòng trong biến chủng Omicron, BA.1 và BA.2, khá khác biệt về mặt di truyền”, giáo sư Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền Đại học London, cho biết. "Hai dòng này có thể có những biểu hiện khác nhau".
Biến chủng Omicron lần đầu được các nhà khoa học Nam Phi công bố với thế giới vào ngày 24/11. Một số nghiên cứu ban đầu của nước này cho thấy Omicron có khả năng khiến người bệnh tái nhiễm cao gấp ba lần so với Delta hoặc Beta.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 3/12 cho biết chưa nơi nào trên thế giới báo cáo có người tử vong vì nhiễm biến chủng Omicron. Những người được xác định dương tính với biến chủng này cho tới nay đều chỉ có triệu chứng nhẹ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận