Xã hội

Covid-19 ngày 9/8: Tối nay ghi nhận cả nước có 4.185 ca mắc mới

09/08/2021, 18:30

Tin tức dịch Covid-19 ngày 9/8 tại Việt Nam: Tối nay có 4.185 ca nhiễm mới, như vậy trong ngày Việt Nam có tổng 9.340 ca nhiễm.

Tin tức Covid-19 mới nhất ngày 9/8:

Tối 9/8 ghi nhận 4.185 ca mắc mới COVID-19TPO - Tối 9/8, Bộ Y tế cho biết trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.185 ca nhiễm mới với 2 ca nhập cảnh và 4.183 ca trong nước (770 ca trong cộng đồng).

img

Tổng số liều vắc xin đã được tiêm đến nay tại Việt Nam là 9.405.819 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 8.460.013 liều, tiêm mũi 2 là 945.806 liều.

Như vậy trong ngày Việt Nam có thêm 9.340 ca nhiễm mới. Cụ thể, tại TPHCM (1.642), Bình Dương (1.162), Đồng Nai (355), Tiền Giang (251), Tây Ninh (133), Hà Nội (74), Cần Thơ (71), Bà Rịa - Vũng Tàu (65), Đà Nẵng (60), Đồng Tháp (59), Phú Yên (53), Bình Định (45), Bình Thuận (34), Khánh Hòa (33), Lâm Đồng (30), Quảng Ngãi (18), Trà Vinh (15), Hà Tĩnh (15), Nghệ An (12), Quảng Nam (11), Ninh Bình (10), Thừa Thiên Huế (10), Hải Dương (7), Bình Phước (5), Quảng Bình (3), Đắk Lắk (3), Hậu Giang (3), Thái Bình (2), Kiên Giang (1), Bắc Giang (1).

Bộ Y tế thông tin, tính đến chiều ngày 9/8, Việt Nam có 219.745 ca nhiễm trong đó có 2.362 ca nhập cảnh và 217.383 ca nhiễm trong nước. Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 215.813 ca, trong đó có 73.146 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có 2/62 tỉnh, thành phố trong 14 ngày qua không ghi nhận trường hợp nhiễm mới: Quảng Ninh, Bắc Kạn. Có 12 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.

Trong ngày có 4.423 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 75.920 ca. Trong 24 giờ qua đã thực hiện 138.751 xét nghiệm cho 327.580 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 7.293.781 xét nghiệm cho 20.367.442 lượt người.

Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 9.405.819 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 8.460.013 liều, tiêm mũi 2 là 945.806 liều.

Liên quan đến vắc xin phòng chống COVID-19, ngày 9/8, TS. Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang (IVAC) cho biết, Hội đồng đạo đức, Bộ Y tế đã họp đánh giá giai đoạn 1 của vắc xin phòng COVID-19 "made in Vietnam" Covivac, kết luận vắc xin an toàn, dung nạp tốt, có tính sinh miễn dịch, đủ điều kiện chuyển sang giai đoạn 2.

Ngày 9/8, Hà Nội tiếp tục ghi nhận 70 ca Covid-19, có 21 trong cộng đồng

Chiều 9/8, Hà Nội tiếp tục ghi nhận thêm 22 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm trong ngày lên con số 70.Tin tức Covid-19 mới nhất ngày hôm nay

22 ca nhiễm Covid-19 mới Hà Nội ghi nhận từ 12h trưa đến 18h tối nay (ngày 9/8) là 22 ca, phân bổ ở 4 chùm ca bệnh: ho, sốt thứ phát (19 ca), nhà thuốc Đức Tâm, 95 Láng Hạ (1 ca), sàng lọc ho, sốt (1 ca), Tân Mai, Hoàng Mai (1 ca).

1 bệnh nhân thuộc chùm sàng lọc ho, sốt là Đ.C.C (nam, SN 1988, ở thị trấn Đông Anh, Đông Anh), ngày 5/8 xuất hiện sốt, đau họng. Ngày 8/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

1 bệnh nhân thuộc chùm nhà thuốc Đức Tâm, 95 Láng Hạ là N.Đ.P (nam, SN 1955, ở Láng Hạ, Đống Đa), là F1 của bệnh nhân N.T.C, đã được cách ly tập trung từ ngày 25/7, xét nghiệm âm tính. Ngày 8/8, được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

1 bệnh nhân thuộc chùm Tân Mai, Hoàng Mai là T.B.C (nam, SN 1963, ở Mai Hắc Đế, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng), là F1 của bệnh nhân Đ.Q.H, cách ly ngày 23/7. Ngày 8/8, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

19 bệnh nhân thuộc chùm ho, sốt thứ phát:

H.T.P (nữ, SN 1968, ở Nội Am, Liên Ninh, Thanh Trì), F1 của N.T.H, lấy mẫu lần 1 (âm tính) và cách ly từ ngày 30/7. Ngày 8/8, lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.

Đ.V.C (nam, SN 1995, ở Viên An, Ứng Hòa), là F1 của L.T.K.O. Ngày 3/8, lấy mẫu xét nghiệm (âm tính) và chuyển cách ly tập trung. Ngày 8/8, xuất hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

N.T.D (nam, SN 1976, ở Thọ Am, Liên Ninh, Thanh Trì), là F1 của bệnh nhân N.T.D, lấy mẫu lần 1 (âm tính) và cách ly tập trung từ ngày 31/7. Ngày 8/8, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng,lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.

D.D.N (nam, SN 1983, ở Phương Canh, Nam Từ Liêm), là F1 của bệnh nhân V.N.N, là nhân viên khai thác tại Viettel Post, ngày 8/8 lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

L.T.T (nam, SN 2016, ở Phúc Đồng, Long Biên), là F1 của bệnh nhân L.K.T, cách ly từ ngày 4/8. Ngày 8/8, xuất hiện triệu chứng, lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.

Đ.N.H.L (nam, SN 1983, ở Đại Kim, Hoàng Mai), là nhân viên làm tại kho Viettel Post Minh Khai, Bắc Từ Liêm. Ngày 8/8, lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.

T.Đ.N (nữ, SN 1949, ở Trần Bình Trọng, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng), là F1 của bệnh nhân L.T.L, ngày 8/8 lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

H.V.T (nam, SN 1982, là công nhân tại khu công trường xây dựng Bệnh viện Đa khoa Hà Đông), ngày 8/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

P.T.S (nam, SN 1975) và P.M.V (nam, SN 2006), có cùng địa chỉ tại 21/43/115 Phương Mai, Phương Mai, Đống Đa, là F1 của bệnh nhân P.T.P (sống cùng nhà), cách ly từ ngày 5/8. Ngày 8/8, xuất hiện triệu chứng, lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.

N.T.H (nữ, SN 1978, ở Láng Hạ, Đống Đa), là F1 của bệnh nhân L.V.M, tiếp xúc lần cuối ngày 6/8, ngày 8/8 lấy mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính.

P.T.K (nữ, SN 1984) và N.T.L (nữ, SN 1982), cùng ở 53 Văn Chương 2, Văn Chương, Đống Đa, là F1 của bệnh nhân Đ.M.T (làm cùng cơ quan), ngày 8/8 lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

T.T.T.N (nữ, SN 1994, ở Trung Liệt, Đống Đa) là F1 của bệnh nhân Đ.M.T (làm cùng cơ quan), ngày 8/8 lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Đ.V.T (nam, SN 1993, ở Tân Lập, Đan Phượng) là nhân viên khai thác giao nhận hàng làm tại kho của Công Viettel Post Bắc Từ Liêm, làm việc cùng D.D.N, ngày 8/8 lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính

Đ.N.D.A (nữ, SN 2019, ở Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy), là F1 của bệnh nhân T.T.N (sống cùng nhà), ngày 8/8 lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tập trung, ngày 9/8 có kết quả dương tính.

T.Đ.Đ (nam, SN 1998, ở Nguyên Xá, Minh Khai, Bắc Từ Liêm), là nhân viên khai thác giao nhận hàng làm tại kho của Công ty Viettel Post Bắc Từ Liêm, ngày 8/8 lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

H.V.P (nam, SN 1989, Minh Khai, Bắc Từ Liêm), là nhân viên Công ty Viettel Post Bắc Từ Liêm, ngày 8/8 lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

N.M.H (nam, SN 1977, ở Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình), là lái xe của Công ty Vietel Post, tiếp xúc với bệnh nhân dương tính trong công ty, ngày 8/8 lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Như vậy, tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội có 1.853 trường hợp dương tính, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.095, số mắc là đối tượng đã được cách ly 758.

Hà Nội chuẩn bị xét nghiệm 300.000 người nguy cơ cao

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, cho biết trong 15 ngày giãn cách xã hội tiếp theo, ngành y tế thành phố đặt ra 3 mục tiêu để sớm khống chế các ổ dịch cũng như ngăn chặn phát sinh ca nhiễm mới.

img

Nhân viên y tế đang hướng dẫn người dân xếp hàng theo đúng quy định Ảnh Ngô Nhung.

Thứ nhất, thành phố sẽ tăng cường tiêm vaccine cho người dân khi được Bộ Y tế phân bổ về. Vaccine về đến đâu, các quận, huyện sẽ phấn đấu tiêm hết đến đó, theo đúng đối tượng.

Thứ hai, Hà Nội tăng tốc xét nghiệm diện rộng đối tượng và vùng nguy cơ để tìm được hết F0, chuyển vùng đỏ thành vùng xanh.

Thứ ba, lực lượng chức năng sẽ siết chặt việc kiểm tra, kiểm soát di chuyển của người dân trong những ngày giãn cách còn lại để hạn chế người không có nhiệm vụ mà vẫn ra đường.

Theo lãnh đạo CDC Hà Nội, nguy cơ từ biến chủng Delta là rất lớn, dịch bệnh lây lan nhanh hơn, mạnh hơn, quy mô lớn hơn và khó phát hiện khi nhiều người không có triệu chứng. Ông đề nghị người dân có biểu hiện ho, sốt phải khai báo ngay để được xét nghiệm, tránh lây lan tạo ổ dịch mới.

Về kế hoạch xét nghiệm diện rộng, ông Tuấn cho biết trong tuần này, thành phố cố gắng xét nghiệm sàng lọc cho khoảng 300.000 người, tương đương mỗi quận, huyện khoảng 10.000 mẫu. Việc lấy mẫu sẽ tập trung vào khu vực nguy cơ cao như khu dân cư xung quanh ổ dịch, nơi tập trung nhiều F0, F1 và nơi mật độ dân cư lớn, chợ dân sinh...

Còn đối tượng nguy cơ được xác định là người làm công việc thường xuyên phải tiếp xúc như shipper, nhân viên siêu thị, tiểu thương tại chợ, lái xe, công nhân các nhà máy, khu công nghiệp, nhân viên cung cấp dịch vụ thiết yếu...

Danh sách người cần lấy mẫu sẽ được trung tâm y tế các quận, huyện tổng hợp, rà soát. CDC Hà Nội phối hợp với y tế từng địa phương để hỗ trợ lấy mẫu, vận chuyển và xét nghiệm.

Trong đợt dịch thứ 4 bùng phát từ ngày 29/4, Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 1.831 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, ngoài ra có hơn 200 ca mắc trong các bệnh viện tuyến Trung ương. Riêng chùm lây nhiễm mới phát hiện từ ngày 5/7 đến trưa 9/8 đã có 1.562 trường hợp dương tính với nCoV.

img

Từ sáng đến trưa, Hà Nội có 48 ca, 8 ca tại cộng đồng

Sở Y tế Hà Nội vừa cho biết, số ca mắc Covid-19 mới từ 6h đến 12h ngày 9/8 là 39 ca, có 32 ca tại khu cách ly và 7 ca tại cộng đồng.

Số ca mắc Covid-19 phân bố bệnh nhân theo quận, huyện: Hà Đông (18); Thường Tín (6); Thanh Trì (5); Cầu Giấy (4); Đống Đa (3); Hai Bà Trưng (1); Hoàn Kiếm (1); Hoàng Mai (1).

Phân bố bệnh nhân theo chùm ca bệnh: chùm Ho sốt thứ phát (35); liên quan Nhà thuốc Láng Hạ (2); Sàng lọc ho sốt (2).

Như vậy, từ 18h ngày 8/8 đến 12h ngày 9/8: Hà Nội ghi nhận 48 ca mắc mới, trong đó: 8 ca tại cộng đồng và 40 ca tại khu cách ly

Thông tin cụ thể 39 ca mắc mới ghi nhận trong kỳ báo cáo như sau:

Chùm ho, sốt thứ phát

1) L.X.Đ.Q, nam, 2016

Đ/C: Dịch Vọng, Cầu Giấy

Dịch tễ: BN là F1 (con) BN L.X.H, ngày 04/8 được cách ly tập trung, xét nghiệm âm tính. Ngày 08/8 xét nghiệm lần 2 cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

2) Đ.V.T, nam,1994. 3) Đ.T.B.L, nữ, 1988. 4) N.Y.N, nữ, 2008

Đ/C: Trung Hòa, Cầu Giấy

Dịch tễ: BN là F1 của BN T.T.N (sống cùng nhà), ngày 08/8 được lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tập trung, ngày 09/8 có kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

5) N.T.H.N, nữ, 1994

Đ/C: Văn Miếu, Đống Đa

Dịch tễ: BN là F1 của BN B.T.N, thuộc chùm ca bệnh liên quan Nhà thuốc Láng Hạ.BN được lấy mẫu xét nghiệm, có kết quả dương tính ngày 09/8 (CDC Hà Nội thực hiện).

6) V.M.H, nam, 2013

Đ/C: Phương Mai, Đống Đa.

Dịch tễ: BN sống trong khu vực phong tỏa liên quan đến BN N.H.C từ ngày 30/7. Ngày 30/7 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả âm tính. Ngày 8/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

img

Trưa nay 9/8, Hà Nội tiếp tục ghi nhận ca nhiễm Covid-19 tại cộng đồng (ảnh minh họa)

7) Đ.M.T, nữ, 1984

Đ/C: Văn Chương, Đống Đa

Dịch tễ: BN liên quan đến khu vực phong tỏa, ngày 08/8 được lấy mẫu xét nghiệm, ngày 09/8 có kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

17 ca nhiễm tại công trình xây dựng bệnh viện Đa khoa Hà Đông

8) Đ.T.M, nam, 1986. 9) T.V.N, nam, 1994. 10) C.V.T, nam, 1990 11) Đ.V.Q, nam, 1994. 12) Đ.T.M.H, nữ, 1971. 13). H.T.C, nữ, 1986 14) B.V.B, nam, 1995. 15) Q.V.L, nam, 1994. 16) B.V.L, nam, 1987 17) Q.V.P, nam, 1991. 18) X.T.L, nữ, 1984. 19) N.T.C, nữ, 1955 20) N.V.N, nam, 1984. 21) B.T.H, nữ, 1979. 22) N.D.N, nam, 1991 23) Đ.T.N, nam, 1986 24) N.T.H, nam, 1998. 25) B.T.X, nữ, 1977

Đ/C: Quang Trung, Hà Đông

Dịch tễ: Bệnh nhân là công nhân xây dựng công trình bệnh viện Đa khoa Hà Đông.

Đêm ngày 5/8, sau khi ghi nhận 04 công nhân làm việc tại công trình dương tính, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm L1 ngày 06/8 có kết quả âm tính, đến ngày 08/8 bệnh nhân có triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm lần 2, có kết quả xét nghiệm dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).

26) P.M.T, nam, 1991

Đ/C: Đồng Tâm, Hai Bà Trưng

Dịch tễ: BN là F1 của BN V.T.H (làm cùng công ty), tiếp xúc lần cuối ngày 31/7. Ngày 07/8 BN được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện). Có triệu chứng sốt, ho ngày 08/8

27) P.Đ.T, nam, 1944

Đ/C: Chương Dương, Hoàn Kiếm

Dịch tễ: BN sống trong khu vực phong tỏa. Ngày 08/8 bệnh nhân có biểu hiện ho, sốt, có kết quả dương tính ngày 09/8 (CDC Hà Nội thực hiện)

28) V.T.T.H, nữ, 1990

Đ/C: Định Công, Hoàng Mai

Dịch tễ: BN liên quan ổ dịch khu vực phường Văn Chương. BN được lấy mẫu xét nghiệm, có kết quả dương tính ngày 09/8 (CDC Hà Nội thực hiện). Có biểu hiện sốt ngày 08/8

29) N.T.T.H, nữ, 1988

Đ/C: Liên Ninh, Thanh Trì

Dịch tễ: BN là F1 của BN T.T.M, ngày 30/7 được xét nghiệm âm tính và chuyển cách ly tập trung, ngày 08/8 được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).

30) N.H.A, nữ, 2009. 31) N.T.B, nữ, 1979

Đ/C: Liên Ninh, Thanh Trì

Dịch tễ: BN là F1 của BN N.T.D, ngày 30/7 được xét nghiệm âm tính và chuyển cách ly tập trung, ngày 08/8 được xét nghiệm lần 2 cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).

32) N.T.T, nữ, 1985

Đ/C: Đại Áng, Thanh Trì

Dịch tễ: BN là F1 BN N.T.C (tiếp xúc tại chợ), ngày 01/8 được xét nghiệm lần 1 âm tính, chuyển cách ly tập trung. Ngày 07/8 có biểu hiện triệu chứng được xét nghiệm lần 2, ngày 09/8 có kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).

33) Đ.D.A, nam, 2011

Đ/C: Tứ Hiệp, Thanh Trì

Dịch tễ: BN là F1 BN T.Đ.V, ngày 03/8 được xét nghiệm âm tính và chuyển cách ly tập trung, ngày 08/ được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).

34) T.V.C, nam, 1966

Đ/C: Nguyễn Trãi, Thường Tín

Dịch tễ: BN là F1 của BN V.T.H, thuộc chùm ca bệnh ho sốt thứ phát. BN được lấy mẫu xét nghiệm, có kết quả xét nghiệm dương tính ngày 09/8 (CDC Hà Nội thực hiện)

35) Đ.T.V.A, nữ, 2000

Đ/C: Thị trấn Thường Tín, Thường Tín

Dịch tễ: BN là F1 của BN V.T.H, thuộc chùm ca bệnh ho sốt thứ phát. BN được lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tập trung tại trường CĐSP Hà Tây - Thường Tín, có kết quả xét nghiệm dương tính ngày 09/8 (CDC Hà Nội thực hiện). Có biểu hiện sốt ngày 08/8

36) D.A.M, nam, 2010

Đ/C: Thị trấn Thường Tín, Thường Tín

Dịch tễ: BN là F1 của BN Đ.T.T, thuộc chùm ca bệnh ho sốt thứ phát. BN được lấy mẫu xét nghiệm, có kết quả xét nghiệm dương tính ngày 09/8 (CDC Hà Nội thực hiện). Có triệu chứng sốt, ho ngày 08/8

37) N.V.Đ, nam. 1951

Đ/C: Tân Minh, Thường Tín

Dịch tễ: BN là F1 của BN B.T.H, thuộc chùm ca bệnh ho sốt thứ phát. BN được lấy mẫu xét nghiệm, có kết quả xét nghiệm dương tính ngày 09/8 (CDC Hà Nội thực hiện). Có triệu chứng sốt, ho ngày 08/8

38) N.B.A, nam, 2016; 39) N.K.B, nữ, 2012

Đ/C: Nguyễn Trãi, Thường Tín

Dịch tễ: N là F1 của BN V.T.H, ngày 08/8 được lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tập trung, ngày 09/8 có kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).

Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 1.831 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.082 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 749 ca.

img

Liên tục cập nhật diễn biến tình hình Covid-19 mới nhất trong ngày 9/8.

Sáng nay thêm 5.155 ca mắc mới, riêng TP.HCM 2.349 ca

Tính đến sáng 9/8, Việt Nam có 215.560 ca nhiễm trong đó có 2.360 ca nhập cảnh và 213.200 ca nhiễm trong nước.

Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 211.630 ca, trong đó có 68.723 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Sáng 9/8, Bộ Y tế cho biết trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.155 ca nhiễm mới với 15 ca nhập cảnh và 5.140 ca ghi nhận trong nước (786 ca trong cộng đồng).

Cụ thể, tại TPHCM (2.349 ca), Bình Dương (1.725 ca), Long An (287 ca), Đồng Nai (183 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (177 ca), Tây Ninh (157 ca), Vĩnh Long (57 ca), An Giang (37 ca), Phú Yên (31 ca), Cần Thơ (27 ca), Kiên Giang (19 ca), Đồng Tháp (18 ca), Thừa Thiên Huế (17 ca), Hậu Giang (15 ca), Gia Lai (14 ca), Đắk Nông (14 ca), Hải Dương (5 ca), Hà Nội (4 ca), Lào Cai (1 ca), Sơn La (1 ca), Bạc Liêu (1 ca), Cà Mau (1 ca).

Có 2 tỉnh, thành phố trong 14 ngày qua không ghi nhận trường hợp nhiễm mới là Quảng Ninh, Bắc Kạn. Có 12 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.

Tổng số ca được điều trị khỏi là 71.497 ca; số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 501 ca; số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 20 ca. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 7.155.030 mẫu cho 20.039.862 lượt người.

Trong ngày 8/8 có 514.503 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 9.405.819 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 8.460.013 liều, tiêm mũi 2 là 945.806 liều.

img

Hà Nội đã ghi nhận 1.792 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số ca mắc ngoài cộng đồng là 1.075.

Một ngày, Hà Nội có hơn 200 người khai ho sốt, chờ được xét nghiệm Covid-19

Sáng 9/8, Sở Y tế Hà Nội thông báo, trong ngày 8/8, cập nhật đến sáng nay, có 237 trường hợp người dân khai báo y tế trên tờ khai y tế có triệu chứng ho, sốt, khó thở, nghi ngờ mắc Covid-19.

Hầu hết các trường hợp tự khai báo có triệu chứng ho, sốt, khó thở trong vòng 14 ngày qua. Trường hợp khai báo có liên quan đến một số địa điểm có yếu tố dịch tễ Covid-19 theo thông báo của chính quyền như siêu thị VinMart, một số chợ như chợ Đồng Xa (Mai Dịch, Cầu Giấy), chợ Ngọc Hà (Ba Đình), chợ Linh Lang (Ba Đình)...

img

Hà Nội ghi nhận nhiều trường hợp ho, sốt trên hệ thống khai báo y tế điện tử (ảnh minh họa)

Theo thông tin, các trường hợp này rải rác tại nhiều quận, huyện như Hoài Đức, Chương Mỹ, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Thanh Xuân.

Theo Sở Y tế Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội sẽ chuyển danh sách khai báo này về các quận, huyện để tổ chức lấy mẫu xét nghiệm và giám sát tại cộng đồng ngay trong hôm nay, 9/8.

"Hà Nội vẫn đang thực hiện giám sát các trường hợp ho, sốt tại cộng đồng thường xuyên, liên tục hàng ngày. Tuy nhiên, trong danh sách cũng có số người khai bị trùng lặp, có những người không bị ho sốt nhưng khai báo có ho sốt nên phải mất thời gian để sàng lọc", Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà thông tin.

Tối 8/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội đã có thông báo khẩn, đề nghị tất cả người dân trên địa bàn Hà Nội khi có một trong các biểu hiện như: Sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi cư trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí, nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh Covid-19. Hoặc liên hệ CDC Hà Nội (0969082115 hoặc 0949396115) để được tư vấn.

Sáng 9/8, Hà Nội có 9 ca nhiễm, 1 ca rất nặng khi nhập viện do sốt 5 ngày mới đi khám

Thống kê của Sở Y tế Hà Nội trong đêm qua và sáng sớm nay 9/8, trên địa bàn TP tiếp tục ghi nhận thêm 9 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 8 trường hợp tại khu cách ly và 1 trường hợp tại cộng đồng.

Số trường hợp mắc mới thuộc 2 chùm ca bệnh: Ho sốt thứ phát (8), sàng lọc ho sốt (1) và tại 5 quận, huyện: Ứng Hòa (3), Đống Đa (3) Cầu giấy (1), Long Biên (1), Hai Bà Trưng (1)

1 bệnh nhân thuộc chùm sàng lọc ho sốt tại cộng đồng là T.Q.H., nam, sinh năm 1984, Trương Định, Hai Bà Trưng. Ngày 3/8, bệnh nhân xuất hiện sốt, ho khan, mệt mỏi, đến ngày 8/8 xuất hiện khó thở nhiều, lơ mơ được gia đình gọi xe vận chuyển cấp cứu 115 chuyển vào A9, Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính.

8 bệnh nhân thuộc chùm ho, sốt thứ phát

1. N.T.L., nữ, sinh năm 1953, Ngọc Lâm, Long Biên là F1, là mẹ của L.T.A.. Ngày 27/7 được lấy mẫu xét nghiệm (âm tính) và chuyển cách ly tập trung, ngày 7/8 xuất hiện triệu chứng rối loạn tiền đình được chuyển cách ly điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

2. N.T.H., nữ,sinh năm 1982.

3. Đ.N.A., nữ, sinh năm 2002.

4. N.T.L., nữ, sinh năm 1976.

Các bệnh nhân đều ở Viên An, Ứng Hòa, là F1 của L.T.K.O.. Ngày 3/8, được lấy mẫu xét nghiệm (âm tính) và chuyển cách ly tập trung, ngày 8/8, xuất hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

5. L.T.H., sinh năm 1972, Trung Hòa, Cầu Giấy, là F1 của N.T.K.. Ngày 28/7, được lấy mẫu xét nghiệm (âm tính) và chuyển cách ly tập trung, ngày 7/8, xuất hiện ho được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

6. B.T.T., nữ, sinh năm 1978.

7. V.A.T., nữ, sinh năm 2013.

8. V.Q.H., nam, sinh năm 1979.

Các bệnh nhân ở Phương Mai, Đống Đa, sống trong khu vực phong tỏa liên quan đến N.D.C. từ ngày 30/7. Ngày 30/7 được lấy mẫu xét nghiệm (âm tính), ngày 7/8, có triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.792 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 1.075, số mắc là đối tượng đã được cách ly 717.

img

Người đi đường xuất trình kèm theo Căn cước công dân/CMTND, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Hà Nội siết chặt kiểm soát giấy đi đường

UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc siết chặt việc cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội.

Theo đó, người đi đường phải xuất trình giấy đi đường kèm theo: Căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Bên cạnh giấy đi đường, người ra đường trong thời gian giãn cách phải xuất trình giấy tờ tùy thân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan.

Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành công văn hỏa tốc về việc siết chặt cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội.

Theo văn bản này, bên cạnh mẫu giấy đi đường theo quy định của TP, người đi đường cần xuất trình kèm theo: Căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Cơ quan, đơn vị bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những người trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cấp thiết khác mới đến trụ sở làm việc.

Người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm quản lý chặt chẽ cán bộ, người lao động, cam kết về việc đảm bảo các quy định về phòng chống dịch; chịu trách nhiệm về việc người lao động gây lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch; cấp giấy đi đường không đúng đối tượng và sử dụng giấy đi đường sai mục đích.

Công an thành phố và UBND quận, huyện, thị xã sẽ siết chặt công tác kiểm tra, giám sát tại các chốt kiểm soát; tăng cường kiểm tra giấy đi đường tại các chốt kiểm soát đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng.

Các chốt kiểm tra khi phát hiện các trường hợp sử dụng giấy đi đường không đúng mục đích, thông tin đến công an xã, phường, thị trấn nơi có đơn vị, tổ chức cấp giấy đi đường để kiểm tra, đối chiếu, có biện pháp chấn chỉnh và kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định.

UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận giấy đi đường trên nguyên tắc chính quyền cơ sở giám sát chặt chẽ nơi đến trên địa bàn.

Hà Nội vừa gian hạn thời gian giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16 của Thủ tướng thêm 15 ngày (đến 6h ngày 23/8). Trong đợt dịch thứ 4 bùng phát từ ngày 29/4, Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 1.783 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, ngoài ra có hơn 200 ca mắc trong các bệnh viện tuyến Trung ương. Riêng chùm lây nhiễm mới phát hiện từ ngày 5/7 đến tối 8/8 đã có 1.514 trường hợp dương tính với nCoV.

img

UBND TP Hà Nội yêu cầu kiểm soát chặt Giấy đi đường của người dân trong những ngày giãn cách xã hội

Hàng không đề xuất "giấy thông hành" chung cho phương tiện đến sân bay

Cục Hàng không VN vừa báo cáo Bộ GTVT một số khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 đối với hành khách và phương tiện đến/đi Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất từ các địa phương ngoài TP.HCM nói riêng và các cảng hàng không, sân bay của Việt Nam nói chung.

Theo Cục Hàng không VN, các hãng hàng không nước ngoài vẫn đang duy trì các chuyến bay quốc tế chở khách từ Việt Nam đi (người nước ngoài rời Việt Nam, người đi lao động theo chương trình xuất khẩu lao động, học sinh, sinh viên đi du học… ) và chở khách là các đối tượng được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nhà ngoại giao, chuyên gia, nhà đầu tư…) vào Việt Nam trên các chuyến bay thường lệ với cửa ngõ chủ yếu là Cảng HKQT Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

TP.Hà Nội đã xem xét ưu tiên “luồng xanh” đối với phương tiện đón/đưa khách từ các địa phương khi vào Hà Nội để đến cảng HKQT Nội Bài. Tuy nhiên, hành trình các phương tiện qua các địa phương khác để đến/đi từ Cảng HKQT Nội Bài và tương tự ở các tỉnh phía Nam kết nối đến Cảng HKQT Tân Sơn Nhất chưa có phương án giải quyết thống nhất để tạo thuận lợi cho hành khách đi máy bay và các phương tiện đưa/đón khách.

Do vậy, nhằm duy trì hoạt động vận chuyển hàng không thông suốt trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, Cục Hàng không VN đề xuất Bộ GTVT có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị thống nhất áp dụng việc xác nhận giấy tờ cho phép các phương tiện đường bộ, người đưa/đón hành khách đi máy bay khi đến/đi qua các địa phương để đến các cảng hàng không, sân bay.

Thông tin cụ thể trên giấy xác nhận được Cục Hàng không VN đề xuất gồm: Cấp xác nhận (UBND xã, phường…); nội dung xác nhận (họ tên, giấy tờ tùy thân (chứng minh thư/ căn cước công dân/ hộ chiếu/chứng minh quân đội) của lái xe và người đi cùng); thông tin phương tiện đường bộ (biển số xe); thông tin hành khách đi máy bay (họ tên, giấy tờ tùy thân); thông tin chuyến bay (hành trình bay, thời điểm đi hoặc đến cảng hàng không, sân bay kèm theo vé máy bay của hành khách).

Hành trình di chuyển và thời điểm dự kiến đến, đi và qua các địa phương để kết nối đến cảng hàng không, sân bay; yêu cầu đối với người lái xe và người đón/đưa hành khách đi máy bay (có giấy xét nghiệm âm tính với SAR-CoV-2 được cấp trong vòng 3 ngày và mang theo bản chính trong suốt hành trình di chuyển, luôn bật và sử dụng ứng dụng Bluezone, luôn thực hiện thông điệp 5K.

img

Cần thống nhất áp dụng việc xác nhận giấy tờ cho phép các phương tiện đường bộ, người đưa/đón hành khách đi máy bay khi đến/đi qua các địa phương để đến các cảng hàng không, sân bay. Ảnh B.T.K

Thanh niên 24 tuổi tử vong khi đang cách ly tại nhà

Công an và ngành y tế xác định việc người này tử vong không có dấu hiệu hình sự, không liên quan dịch Covid-19.

Tối 8/8, ông Nguyễn Đình Chung, Chủ tịch UBND phường Khánh Xuân, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, cho biết anh N.Đ.T. (24 tuổi, ngụ địa phương) đã tử vong khi đang thực hiện cách ly tại nhà.

Hôm 25/7, anh T. từ tỉnh Bình Dương về Đắk Lắk nên được yêu cầu cách ly y tế tại nhà 14 ngày. Ngày 6/8, thanh niên này được ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 theo phương pháp RT-PCR và có kết quả âm tính.

Tối 7/8, anh T. không có biểu hiện gì bất thường. Sáng 8/8, người thân phát hiện anh này đã tử vong.

“Sau khi xảy ra sự việc, ngành y tế tiếp tục lấy mẫu dịch tễ của anh T. để xét nghiệm Covid-19 thì cho kết quả âm tính. Công an và ngành y tế xác định vụ việc không phải án mạng, cũng không liên quan đến dịch Covid-19”, ông Chung nói.

Tính đến chiều 8/8, Đắk Lắk ghi nhận 391 trường hợp nhiễm Covid-19 (14 người đã xuất viện và một ca tử vong).

img

Việt Nam có 210.405 ca nhiễm, 68.723 bệnh nhân đã khỏi bệnh

Tối 8/8, Việt Nam có thêm 4.747 ca Covid-19, nâng tổng số bệnh nhân được công bố trong ngày lên 9.684. Trong số này, 2.155 người được phát hiện tại cộng đồng.

Từ 6h đến 18h30 ngày 8/8, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 4.749 ca nhiễm mới gồm 2 trường hợp nhập cảnh và 4.747 bệnh nhân trong nước.

Như vậy, ngày 8/8, nước ta có thêm 9.690 ca nhiễm mới, trong đó, 6 trường hợp nhập cảnh và 9.684 bệnh nhân trong nước. So với 7/8, số lượng ca mới trong ngày tăng 2.356 người.

TP.HCM có thêm 3.898 ca (giảm 32 người so với ngày 7/8). Con số mắc mới trong ngày 8/8 ở Hà Nội là 114 ca ( tăng 104 người so với hôm qua). Số lượng ca mắc mới tại Bình Dương tăng so với một ngày trước 2.328 trường hợp. Một số tỉnh như Long An, Khánh Hòa…, cũng có số lượng ca mắc mới tăng lên.

Trong bản tin tối 8/8, Bộ Y tế cũng công bố thêm 147 ca tử vong (3251-3397) tại 6 tỉnh, thành phố. Trong đó, TP.HCM có 108 ca, Bình Dương 30 trường hợp. Những người còn lại được ghi nhận ở Long An (5), Cà Mau (1), Đắk Lắk (1), Bình Định (1), Ninh Thuận (1). Như vậy, trong ngày, Bộ Y tế công bố tổng cộng 381 ca tử vong, TP.HCM có số lượng nhiều nhất.

Hiện, Việt Nam có 210.405 ca nhiễm, gồm 2.345 trường hợp nhập cảnh và 208.060 người trong nước.

Số ca nhiễm từ 27/4 đến nay là 206.490. Trong số này, 68.723 bệnh nhân đã được công bố khỏi Covid-19.

img

Các đơn vị y tế khẩn trương đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực.

Ca bệnh nặng gia tăng, Bộ trưởng Y tế chỉ đạo khẩn

Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất nhanh, số người bệnh Covid-19 nặng có xu hướng gia tăng, sáng 8/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có công văn yêu cầu tất cả các đơn vị khẩn trương đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực theo đề án “Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 nặng”.

Cụ thể, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Y tế các Bộ, ngành:

Bệnh viện lập danh sách các bác sĩ điều dưỡng, kỹ thuật viên đang làm và dự kiến huy động làm cấp cứu, hồi sức tích cực điều trị người bệnh Covid-19.

Liên hệ với các bệnh viện có trung tâm hồi sức tích cực quốc gia (theo địa bàn phụ trách) để được đào tạo, tập huấn cấp tốc về cấp cứu, hồi sức tích cực, sử dụng máy thở và các nội dung cần thiết khác bằng các hình thức tại chỗ, trực tuyến… trong đó ưu tiên việc cử người đến các trung tâm để trực tiếp học và thực hành.

Các bệnh viện có trung tâm hồi sức tích cực quốc gia và vùng khẩn trương lập kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các bệnh viện được phụ trách theo Đề án và phân công, giao việc cho các học viên đến thực hành.

Đây là công việc hết sức cấp bách. Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện, báo cáo tình hình triển khai, các khó khăn, vướng mắc về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để được hỗ trợ kịp thời.

img

Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân chuyển lương thực vào bên trong tòa nhà. Ảnh- H.Thắng.

Phong tỏa tòa nhà HH4C Linh Đàm hơn 3.000 dân

Báo Tuổi trẻ đưa tin, trưa 8/8, UBND phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội phong tỏa tàa nhà HH4C Linh Đàm vì liên quan ca F0 sinh sống tại đây.

Ca nhiễm COVID-19 (nam, sinh năm 1986) nằm trong 31 ca nhiễm được CDC Hà Nội ghi nhận thêm và công bố trưa nay là F1 của ca nhiễm làm cùng cơ quan, ngày 7/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

UBND phường Hoàng Liệt yêu cầu toàn bộ cư dân đang sinh sống tại chung cư HH4C không ra khỏi nhà từ 11h trưa 8/8 cho đến khi có thông báo mới và thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch.

Được biết, tòa nhà HH4C Linh Đàm có 840 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu sinh sống. Trước mắt, cơ quan y tế xác định được 7 F1, 54 người sinh sống cùng tầng với ca bệnh này.

Hiện lực lượng y tế quận cũng có mặt lấy mẫu xét nghiệm những trường hợp liên quan và tiến hành kiểm tra, hành trích xuất camera an ninh để truy vết những trường hợp liên quan ca nhiễm này.

11 tòa nhà HH Linh Đàm còn lại cũng được ban quản lý thông báo người dân ở yên trong nhà để đảm bảo công tác truy vết và phòng, chống dịch.

img

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc Ảnh:THX/TTXVN.

Thế giới ghi nhận 203,1 triệu ca mắc, 4,3 triệu ca tử vong do COVID-19

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến sáng 9/8 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 203.178.675 ca mắc COVID-19 và 4.304.126 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi là 182.540.258 ca.

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 616.718 ca tử vong trong số 35.739.777 ca mắc. Tiếp đến là Brazil với 562.752 ca tử vong trong số 20.151.779 ca mắc, Ấn Độ với 427.862 ca tử vong và 31.934.455 ca mắc, Mexico với 244.248 ca tử vong và 2.964.244 ca mắc, Peru với 196.873 ca tử vong và 2.124.128 ca mắc.

Xét theo dân số, Peru là nước có tỷ lệ tử vong vì COVID-19 cao nhất với 597 ca/100.000 dân, tiếp theo là Hungary (311 ca), Bosnia-Herzegovina (295 ca), CH Séc (284 ca) và Brazil (265 ca).

Điểm nóng của dịch COVID-19 trên thế giới hiện nay vẫn là khu vực Đông Nam Á. Ngày 8/8, Malaysia ghi nhận số ca tử vong cao nhất từ đầu dịch với 360 ca, trong khi Philippines cũng ghi nhận số ca tử vong cao nhất kể từ tháng 4 với 287 ca. Về số ca mắc mới, Malaysia tăng thêm 18.688 ca lên 1,26 triệu ca, Philippines tăng 9.671 ca lên 1,66 triệu ca, Thái Lan tăng 19.983 ca lên 756.505 ca.

Đáng chú ý, tại Brunei, các ca nhiễm trong cộng đồng bùng phát trở lại sau hơn 1 năm đã buộc chính phủ nước này phải áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt. Theo đó, Chính phủ Brunei đã đóng cửa tất cả các địa điểm tôn giáo, trung tâm giải trí, rạp chiếu phim, học trực tuyến, bán hàng mang về trong 2 tuần. Người dân phải đeo khẩu trang, kể cả những người đã hoàn thành tiêm vaccine phòng COVID-19.

Tại Malaysia, những người đã tiêm chủng đủ liều lại được nới lỏng các biện pháp phòng dịch. Cụ thể, từ ngày 10/8, những người trở về từ nước ngoài nếu đã tiêm chủng đầy đủ có thể cách ly tại nhà với điều kiện họ có nhà ở Malaysia, những cặp vợ chồng có thể đi lại giữa các bang để thăm nhau và các bậc phụ huynh có thể đi thăm con dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó, những người đã hoàn thành tiêm chủng còn được phép cầu nguyện ở các địa điểm thờ tự, vào nhà hàng ăn uống...

Tại khu vực Đông Bắc Á, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại Nhật Bản. Ngày 8/8, thêm 8 tỉnh siết chặt các biện pháp phòng dịch, theo đó các nhà hàng phải cắt giảm thời gian mở cửa và ngừng phục vụ đồ uống có cồn. Như vậy, tính tới nay, có tất cả 13 tỉnh, thành tại Nhật Bản đang áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn dịch lây lan, trong khi thủ đô Tokyo và 5 tỉnh khác cũng đang áp đặt tình trạng khẩn cấp.

img

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em ở Miami, Mỹ ngày 5/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Tokyo nói riêng, 4.066 ca mới được ghi nhận trong ngày 8/8 - ngày thi đấu cuối cùng tại Olympic Tokyo 2020. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp số ca mắc mới COVID-19 tại Tokyo vượt ngưỡng 4.000 ca. Còn tại Trung Quốc đại lục, có thêm 81 ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó tỉnh Giang Tô có số ca nhiễm cao nhất, với 38 ca, sau đó là Hà Nam (Henan), với 24 ca. Tính đến nay, Trung Quốc ghi nhận 93.701 ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó 1.507 bệnh nhân vẫn đang phải điều trị, 44 bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch.

Tại khu vực Trung Đông, Iran lần đầu tiên ghi nhận hơn 500 ca tử vong vì COVID-19 (542 ca), trong khi số ca mới theo ngày cũng ở mức cao chưa từng thấy với 39.619 ca mới, đưa tổng số ca tử vong và mắc bệnh lên lần lượt 94.015 ca và 4.158.729 ca. Ở Bờ Tây, người đứng đầu lĩnh vực y tế của chính quyền Palestine Mai al-Kaila ngày 7/8 thông báo biến thể Delta chiếm tới 95% số ca bệnh tại đây.

Tuy nhiên, bà cho rằng tình hình dịch tễ tại Bờ Tây chưa cần thiết phải phong tỏa. Hiện nhà chức trách đang nỗ lực hạn chế sự lây lan của virus và sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết. Cùng ngày, Bộ Y tế Israel thông báo ghi nhận thêm 4.221 ca mắc mới và 19 ca tử vong, đưa tổng số ca mắc và tử vong tại nước này lên lần lượt là 897.326 và 6.535. Số ca bệnh đang phải điều trị tại Israel hiện lên tới 31.736 ca - mức cao nhất kể từ ngày 13/3.

Trong khi đó, truyền thông nhà nước Saudi Arabia đưa tin nước này sẽ cho phép tất cả những người nước ngoài đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 tham dự hành hương Umrah tại Mecca. Động thái trên diễn ra khoảng 18 tháng sau khi nước này đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Theo nhà chức trách Saudi Arabia, từ ngày 9/8, nước này sẽ dần tiếp nhận yêu cầu hành hương Umrah từ các nước khác.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.