Tin tức Covid-19 TP.HCM hôm nay ngày 7/9 mới nhất, thông tin các ca nhiễm mới, ca tử vong và khỏi bệnh được cập nhật liên tục trong ngày tại Báo Giao thông.
Hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà ở huyện Bình Chánh, TP.HCM. Ảnh: Huế Xuân.
Như vậy trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM đã có tổng cộng 265.846 trường hợp nhiễm COVID-19 được công bố.
Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 1.716 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh tăng 188 ca, Bình Dương tăng 1.772 ca, Đồng Nai tăng 74 ca, Long An giảm 367 ca, Kiên Giang tăng 41 ca.
Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 316 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (253), Bình Dương (40), Long An (7), Tiền Giang (7), Khánh Hòa (2), Đà Nẵng (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Đồng Tháp (1), Phú Yên (2).
Trong ngày 7/9, UBND TP.HCM đã ban hành văn bản khẩn đồng ý gia hạn việc tổ chức xét nghiệm nhanh COVID-19 và miễn phí cho lực lượng giao hàng công nghệ (shipper) trên địa bàn toàn hành phố đến hết ngày 15/9 theo đề xuất của Sở Công Thương. Theo đó, quản lý các ứng dụng giao hàng đã nhanh chóng cập nhật thông tin này cho lực lượng shipper để yên tâm tham gia hoạt động, vận chuyển hàng hóa thiết yếu cho người dân trong thời gian giãn cách.
Từ nay đến 15/9, TP.HCM vẫn tiếp tục tăng cường giãn cách xã hội như đang thực hiện nhưng có sự điều chỉnh. Cụ thể, Thành phố hình thành 2 điểm trung chuyển hàng hóa lương thực thực phẩm là chợ Bình Điền và Hóc Môn để đưa đến các điểm siêu thị trong thành phố.
Hệ thống siêu thị, các chuỗi cung ứng sẽ được mở rộng tới vùng xã. Bên cạnh đó, người dân vùng xanh sẽ được đi chợ 1 lần/tuần, khuyến khích những người đã tiêm vaccine đi chợ. Đồng thời, từ đây đến 15/9, vùng xanh sẽ thí điểm mở dịch vụ bán thức ăn mang về; shipper đi chợ vùng đỏ. Sau 15/9, giả định TP.HCM kiểm soát được dịch, những ngành nghề an toàn sẽ được mở dần trở lại.
TP.HCM sẽ nới lỏng hay thắt chặt giãn cách sau ngày 15/9 tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh COVID-19 và dựa trên nguyên tắc an toàn dịch bệnh, an toàn tới đâu mở tới đó. Trong đó, sự chung sức và đồng lòng của người dân trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch là một trong những yếu tố cần thiết.
Cập nhật tin tức dịch Covid-19 TP.HCM hôm nay (7/9/2021).
TP đưa 3 điều kiện để F0 tham gia chống dịch
Việt Nam có 536.788 ca mắc Covid-19, hơn 301.400 bệnh nhân đã khỏi. Trong số các ca đang điều trị có hơn 6.400 bệnh nhân nặng.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 536.788 ca mắc Covid-19, đứng thứ 51/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 159/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.457 ca nhiễm).
Có 9/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.
Có 9 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh, Lào Cai, Hưng Yên.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số ca mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (258.536), Bình Dương (134.627), Đồng Nai (29.420), Long An (25.942), Tiền Giang (10.805).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 6/9 là 9.730, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 301.457
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 13.385 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới (2,1%).
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 494.756 xét nghiệm cho 1.169.631 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 17.695.842 mẫu cho 40.159.783 lượt người.
Tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 22.012.123 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 18.673.340 liều, tiêm mũi 2 là 3.338.783 liều.
3 điều kiện để F0 tham gia chống dịch Covid-19 tại TP.HCM
UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch ngày về việc vận động, tuyên truyền và tiếp nhận tình nguyện viên là F0 đã khỏi bệnh tham gia phòng, chống COVID-19.
Theo đó, đối tượng tiếp nhận là người F0 khi có các điều kiện sau đây:
- F0 đã khỏi bệnh và hoàn thành thời gian cách ly 14 ngày tại nhà, tự nguyện tham gia công tác phòng, chống dịch.
- Đủ sức khỏe lao động, không trong thời gian mang thai hoặc nghỉ hậu sản; trong độ tuổi lao động.
- Có kháng thể virus SARS-CoV-2 với F0 đã khỏi bệnh trong vòng 06 tháng hoặc đã tiêm đủ 02 mũi vaccine Covid-19 đối với F0 đã khỏi bệnh hơn 06 tháng.
Thời gian tiếp nhận được thực hiện từ ngày 10/9/2021 - 31/12/2021.
Tình nguyện viên khi tham gia phòng, chống dịch được bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, được trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân và được hưởng các chế độ phụ cấp chống dịch, hỗ trợ một phần chi phí sinh hoạt theo đúng quy định.
Tình nguyện viên đăng ký tham gia qua số điện thoại: 0907.574.269 hoặc 028.3930996.
Ngày 6/9, TP ghi nhận 7.122 ca nhiễm
Tính từ 17h ngày 5/9 đến 17h ngày 6/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 7.122 trường hợp nhiễm mới tại TP.HCM. Như vậy trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM đã có tổng cộng 258.536 trường hợp nhiễm COVID-19 được công bố.
Như vậy, trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 624 ca, tại TP.HCM tăng 896 ca.
Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 233 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 13.385 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Từ ngày 15/8 đến 6/9, đã có 1.684.496 túi an sinh được chuyển tới các quận, huyện, TP Thủ Đức; 3.607 phần quà được chuyển thông qua phản ánh Tổng đài 1022;
8.058 phần quà được chuyển thông qua Tổng đài Mặt trận và đường dây nóng; phối hợp với các nhóm thiện nguyện, công ty hỗ trợ 5.169 túi quà an sinh cho các hộ dân;
Chuyển tin SOS về các quận huyện chăm lo 1.218 phần quà; và vận động 20.000 chủ nhà trọ miễn, giảm giá thuê cho 451.723 phòng trọ với số tiền 329,6 tỷ đồng.
Từ ngày 6/9, người dân đã có thể tải ứng dụng An sinh trên cả hệ điều hành Android và iOS để gửi các yêu cầu cứu trợ về nhu yếu phẩm; hỗ trợ y tế khi cần xe cấp cứu, bình ô xy, thuốc men; yêu cầu cấp cứu đối với các tình huống khẩn cấp.
Người dân cũng có thể trực tiếp liên hệ hoặc yêu cầu nhận được các trợ giúp kịp thời qua các lối tắt truy cập đến các hội nhóm hữu ích của ứng dụng như: hội nhóm từ thiện, hỗ trợ y tế, bữa ăn miễn phí, các cộng đồng trợ giúp nhau mùa dịch, ...
TPHCM đang xây dựng 3 kịch bản sau ngày 15/9 dựa trên tình hình kiểm soát dịch bệnh của thành phố và các tỉnh.
Dù là kịch bản nào, Thành phố vẫn thực hiện công tác an sinh xã hội, lo cho người dân ít nhất 3-4 tháng nữa. Bởi vì cần có thời gian để thành phố khởi động và phục hồi kinh tế, các doanh nghiệp chuẩn bị nhân lực, thiết bị, máy móc, yêu cầu sản xuất an toàn.
Vì vậy, Thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ và lo cho người dân nhưng có sự thay đổi về chính sách để khắc phục những tồn tại hiện nay.
Vắc-xin tốt nhất là vắc-xin được tiêm sớm nhất. Người dân hãy chủ động theo dõi thông tin tổ chức tiêm chủng trên địa bàn quận, huyện, phường, xã và đồng ý tiêm ngay khi đến lượt.
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5K, “ai ở đâu thì ở đó”, tuân thủ nghiêm quy định cách ly tại nhà, dùng thuốc đúng cách và tham gia xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2.
TP.HCM: Chậm phát thuốc cho F0 tại nhà vì quá tải
Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM lý giải việc chậm phát thuốc đến các F0 đang điều trị ở nhà là do số lượng F0 tăng quá nhanh, quá tải.
Các tổ y tế cộng đồng tại quận 7 kịp thời đến thăm khám cho các bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà.
Tại buổi họp báo về tình hình phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.HCM chiều 6/9, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế lý giải việc chậm phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà.
Theo ông Châu, hiện thành phố triển khai rộng việc cho phép F0 điều trị tại nhà, số ca F0 phát hiện tăng, danh sách cập nhật không kịp, lực lượng y tế không đáp ứng nổi với nhu cầu tăng lên như hiện nay.
Mặc dù thành phố đã tăng cường thêm 40 đội y bác sĩ (trong mỗi đội có 1 bác sĩ, 2 điều dưỡng) và quân y cũng hỗ trợ tăng cường 28 đội y tế lưu động. Bên cạnh đó, cũng đã thành lập hơn 300 tổ y tế cộng đồng tại các phường, nhưng số lượng F0 tăng nhanh khiến việc phát thuốc về nhà cũng gặp khó.
Ông Châu cho biết, tới đây thành phố sẽ tăng cường phối hợp giữa 3 đội xét nghiệm, chăm sóc F0 tại nhà và tiêm chủng. Khi xét nghiệm phát hiện F0 thì phối hợp phát thuốc, bổ sung trang thiết bị y tế, công nghệ thông tin để nhập thông tin và quản lý F0 tại nhà, củng cố hệ thống y tế cộng đồng để chăm sóc F0 tại nhà và kịp thời phát hiện F0 chuyển nặng để chuyển viện.
Về việc những người đã được tiêm mũi một là vaccine Moderna và hiện chưa có để chuẩn bị tiêm mũi thứ hai, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, nguồn vắc xin của thành phố được Bộ Y tế phân bổ, khi có nguồn sẽ cung cấp cho các địa phương để tiêm ngay cho người dân.
Trong trường hợp vaccine chưa về kịp, mũi 2 có thể tiêm trễ một vài tuần cũng không ảnh hưởng gì, người dân cũng không cần phải tiêm lại từ đầu.
Tính đến ngày 6/9, có 251.933 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP.HCM trong đó 253.473 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 460 trường hợp nhập cảnh.
Hiện thành phố đang điều trị cho 42.863 bệnh nhân, trong đó có 2.969 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.789bệnh nhân nặng đang thở máy và 22 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Hiện số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà là 111.395 người, trong đó có 83.861 trường hợp thực hiện cách ly tại nhà ngay khi phát hiện và 27.534 trường hợp cách ly sau xuất viện. Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện là 24.140 người.
Từ 7/9, người dân ở vùng xanh TP.HCM được đi chợ mỗi tuần một lần
Ngày 6/9, trong số đặc biệt của chương trình Livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời" với chủ đề: “Những định hướng lớn của TP.HCM sau ngày 15/9", ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP.HCM - cho biết thành phố sẽ duy trì giãn cách khi tình hình dịch vẫn còn phức tạp.
"Không có mốc thời gian nới lỏng giãn cách cụ thể mà còn phụ thuộc tình hình diễn biến của dịch bệnh. Chúng tôi đang tập trung mục tiêu đến ngày 15/9 kiểm soát được dịch bệnh", ông Mãi nói.
Từ ngày 7 đến 15/9, ông Mãi cho biết thành phố vẫn tiếp tục biện pháp từ ngày 23/8 đến nay. Hệ thống siêu thị vẫn được mở đến xã phường thị trấn, shipper đi chợ thay hộ dân. Vùng xanh người dân có thể đi chợ một lần/tuần, những người đã tiêm được ưu tiên đi chợ.
"Từ nay đến 15/9, TP chưa mở chợ lại nhưng sẽ hình thành 2 điểm trung chuyển hàng hóa ở chợ Bình Điền và Hóc Môn để đưa hàng đến điểm cung ứng", ông Mãi nói.
Ông cho biết thêm từ nay đến 15/9, thành phố sẽ thí điểm mở dịch vụ bán thức ăn mang về ở các vùng xanh. Sau ngày 15/9, nếu dịch bệnh chuyển biến tốt, thành phố sẽ mở thêm hoạt động, ngành nghề an toàn.
TP.HCM xây dựng 3 kịch bản sau ngày 15/9
Tối 6/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM cho biết TP.HCM ghi nhận thêm 7.122 ca nhiễm mới. Tính từ 17g ngày 5-9 đến 17g ngày 6-9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 7.122 trường hợp nhiễm mới tại TP HCM.
Như vậy trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM đã có tổng cộng 258.536 trường hợp nhiễm Covid-19 được công bố.
Theo HCDC, từ ngày 6/9, người dân đã có thể tải ứng dụng An sinh trên cả hệ điều hành Android và iOS để gửi các yêu cầu cứu trợ về nhu yếu phẩm; hỗ trợ y tế khi cần xe cấp cứu, bình ôxy, thuốc men; yêu cầu cấp cứu đối với các tình huống khẩn cấp.
Người dân cũng có thể trực tiếp liên hệ hoặc yêu cầu nhận được các trợ giúp kịp thời qua truy cập đến các hội nhóm hữu ích như: hội nhóm từ thiện, hỗ trợ y tế, bữa ăn miễn phí, các cộng đồng trợ giúp nhau mùa dịch...
TP.HCM đang xây dựng 3 kịch bản sau ngày 15/9 dựa trên tình hình kiểm soát dịch bệnh của thành phố và các tỉnh. Dù là kịch bản nào, TP vẫn thực hiện công tác an sinh xã hội, lo cho người dân ít nhất 3-4 tháng nữa.
Bởi vì cần có thời gian để TP khởi động và phục hồi kinh tế, các doanh nghiệp chuẩn bị nhân lực, thiết bị, máy móc, yêu cầu sản xuất an toàn … Vì vậy, TP sẽ tiếp tục hỗ trợ và lo cho người dân nhưng sẽ có sự thay đổi về chính sách để khắc phục những mặt còn hạn chế hiện nay.
Từ nay đến ngày 15/9, người dân ở vùng đỏ, vùng cam phải được xét nghiệm ít nhất 3 lần và người dân ở các vùng còn lại được xét nghiệm 1 lần hoặc mỗi hộ gia đình được xét nghiệm ít nhất 2 lần.
Người dân vùng đỏ được xét nghiệm 2-3 ngày/lần
UBND TP HCM vừa có công văn khẩn gửi Sở Y tế và UBND TP Thủ Đức, các quận- huyện về tăng cường công tác xét nghiệm trên địa bàn từ nay đến hết ngày 15/9.
Theo đó, TP.HCM tiếp tục triển khai công tác xét nghiệm liên tục theo Kế hoạch 2716 của UBND TP.HCM về triển khai công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 trên địa bàn từ ngày 15/8 đến ngày 15/9.
Tại các vùng đỏ, vùng cam: tiến hành xét nghiệm vòng 3 đối với quận, huyện đã hoàn thành vòng 2. Theo đó, triển khai xét nghiệm hộ gia đình theo phương pháp: thực hiện test nhanh mẫu gộp (2-3 người/test/hộ gia đình) hoặc xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp theo hộ gia đình (toàn bộ thành viên trong 1 hộ gia đình/1 mẫu gộp), giải gộp mẫu dương tính bằng test nhanh; tần suất lặp lại 2-3 ngày/lần.
Tại các vùng vàng, vùng xanh, vùng cận xanh: thực hiện xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp đại diện hộ gia đình, gộp 10 cho vùng xanh, vùng cận xanh và gộp 5 cho vùng vàng. Trong đó, mẫu đại diện vòng 2 phải khác với mẫu đại diện ở vòng 1 và nếu hộ có từ 5 nhân khẩu trở lên phải lấy 2 mẫu đại diện hộ gia đình. Giải gộp mẫu dương tính bằng test nhanh hoặc RT-PCR mẫu đơn cho toàn bộ thành viên của các hộ gia đình trong mẫu gộp; tần suất lặp lại 5-7 ngày/lần.
Từ nay đến ngày 15/9, người dân ở vùng đỏ, vùng cam phải được xét nghiệm ít nhất 3 lần và người dân ở các vùng còn lại được xét nghiệm 1 lần hoặc mỗi hộ gia đình được xét nghiệm ít nhất 2 lần.
UBND TP.HCM giao Sở Y tế tiếp tục chuẩn bị đầy đủ nguồn lực về hóa chất, sinh phẩm, vật tư liên quan để đảm bảo công tác xét nghiệm đạt tiến độ và mục tiêu.
Theo UBND TP.HCM, việc xét nghiệm trên để tiếp tục triển khai hiệu quả và đạt được mục tiêu đã đề ra về công tác xét nghiệm trên địa bàn TP.HCM, phát hiện triệt để các ca nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng, thu gọn vùng nguy cơ cao và rất cao, mở rộng và kiểm soát vùng an toàn, phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9 theo Nghị quyết 86 của Chính phủ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận