cung-giao-thua-30-tet-sao-cho-chuan.jpg
Lễ giao thừa cũng là lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên đán (ảnh minh họa)
Ý nghĩa của lễ giao thừa
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, “cúng giao thừa, cúng tổ tiên, chào tân niên”, gọi chung là lễ trừ tịch hay lễ giao thừa.
Giao thừa là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bước sang năm mới, lúc hết giờ Hợi đêm 30 chuyển sang giờ Tý ngày mồng Một tháng Giêng năm sau, là khoảnh khắc giao nhau giữa năm cũ và năm mới, là thời điểm thiêng liêng nhất của một năm.
Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết những điều xấu của năm sắp qua để đón những cái mới mẻ tốt đẹp của năm sắp tới.
Tục xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian, xem xét mọi việc hay dở của từng người, từng nhà, từng thôn xã cho đến từng quốc gia để định công, luận tội tâu lên Thượng để. Lễ trừ tịch là để tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới đến cai quản.
Có 12 vị hành khiển luân phiên kể từ năm Tý đến năm Hợi, hết lượt lại quay trở lại.
Và lễ giao thừa cũng là lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên đán.
Thời điểm hợp lý nhất để cúng giao thừa
Theo dân gian, cúng giao thừa được thực hiện cả ngoài trời và trong nhà. Lễ cúng giao thừa ngoài trời được thực hiện trước lễ cúng giao thừa trong nhà.
Với lễ cúng ngoài trời thường diễn ra vào giờ Tý, để tránh trường hợp tiết khí năm này qua năm khác có sự biến đổi, nên người ta cẩn thận tiến hành làm lễ cúng giao thừa từ 23h10 phút đến 0h40 phút.
Để trọn vẹn nhất cho lễ cúng giao thừa, gia chủ nên bắt đầu làm lễ cúng từ 23h30 phút. Đến 12h đêm (giờ Chính Tý) thì bắt đầu có thể hóa vàng, hóa vàng trong lúc hương vẫn còn cháy thì mới có linh, tránh trường hợp hóa vàng khi hương đã tàn.
Song các gia đình lưu ý, mọi việc tiến hành đều mang tính lễ nghi, tránh có sự mê tín dị đoan, mê muội, nên không cần thiết phài mua nhiều vàng mã.
Sau lễ ngoài trời, tiếp tục vào nhà làm lễ dâng hương tổ tiên, cúng Thổ công.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận