An ninh hình sự

Đại gia Cao Toàn Mỹ có quyền dừng vụ kiện hoa hậu Phương Nga?

07/08/2017, 19:35
image

Về mặt pháp lý, đại gia Cao Toàn Mỹ có quyền dừng vụ kiện hoa hậu Phương Nga nếu ông rút đơn?

41474606012

Đại gia Cao Toàn Mỹ có quyền dừng vụ kiện nếu hoa hậu Phương Nga nhận sai? Ảnh minh họa

Liên quan tới vụ kiện Hoa hậu Phương Nga lừa đảo, chiếm đoạt 16,5 tỷ đồng, sáng 7/8, một tờ báo điện tử đăng bài phỏng vấn với ông Cao Toàn Mỹ, trong đó, ông Cao Toàn Mỹ khẳng định “sẽ dừng vụ kiện nếu hoa hậu Phương Nga nhận sai, chuyện tiền bạc tính sau”.

Tuy nhiên, trong chiều nay (7/8), một số trang báo lại đăng tải thông tin "Cao Toàn Mỹ phủ nhận thông tin rút đơn kiện hoa hậu Phương Nga". Theo đó, ông Mỹ bác bỏ toàn bộ thông tin được đề cập trong bài báo và cho biết ông không hề có buổi phỏng vấn với báo chí thời gian qua.

“Tôi không phát biểu gì hết. Tôi bác bỏ hoàn toàn thông tin buổi phỏng vấn với phía bên kia, thông tin đó là sai hết. Tôi không hề nói tôi sẽ dừng vụ kiện nếu Phương Nga nhận sai”, Zing.vn dẫn lời ông Cao Toàn Mỹ nói.

Trước thông tin này, nhiều độc giả đặt câu hỏi, liệu về mặt pháp lý, đại gia Cao Toàn Mỹ có quyền dừng vụ án?

Trao đổi với phóng viên, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng VP Luật Chính Pháp cho rằng, dưới góc độ pháp lý, vụ án “Nga – Mỹ” không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, do đó bị hại Cao Toàn Mỹ có rút đơn cũng không làm thay đổi tiến trình tố tụng của vụ án.

"Cụ thể, trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nêu trên, Phương Nga bị khởi tố theo Khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự hiện hành. 

Theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành thì Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là “Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất…”, ông Cường phân tích.

Như vậy, vụ án Cao Toàn Mỹ - Phương Nga không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Do đó nếu bị hại – Cao Toàn Mỹ rút đơn (xin dừng vụ án, không kiện nữa) thì vụ án vẫn sẽ vẫn được tiếp tục theo quy trình tố tụng. 

Trước câu hỏi, tính chất của vụ án sẽ thay đổi như thế nào sau khi tòa trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại, Luật sư Cường cho hay, quá trình trả hồ sơ điều tra bổ sung, cơ quan điều tra sẽ điều tra bổ sung các tình tiết theo yêu cầu của tòa án, làm rõ các chứng cứ, tình tiết quan trọng mà không thể bổ sung tại phiên tòa. Những vấn đề cần điều tra bổ sung đã nêu rõ trong quyết định yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án và cơ quan điều tra phải giải quyết hết tất cả các nội dung yêu cầu  trong quyết định đó. 

Như vậy, trong vụ án trên, việc điều tra bổ sung cần làm rõ và lưu ý các tình tiết có hay không hợp đồng tình ái Nga – Mỹ, có căn cứ chứng mình được các giấy tờ về chuyển nhượng hai bên ký kết là do bị ép buộc, đe dọa, lừa dối…hay làm giả không? 

"Hiện tại cần đợi kết quả điều tra bổ sung từ phía cơ quan công an để có căn cứ cho Tòa án tiếp tục xét xử và đi tới phán quyết cuối cùng", ông Cường nhận định.

Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung như sau: 

“1. Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trường hợp sau đây: 

a) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;

b) Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác;

c) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Những vấn đề cần điều tra bổ sung phải được nêu rõ trong quyết định yêu cầu điều tra bổ sung…”

Khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC nêu rõ:

Trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi số, ngày, tháng, năm và lần trả hồ sơ (thứ nhất hoặc thứ hai). Trong phần nội dung phải ghi cụ thể “những chứng cứ quan trọng đối với vụ án” cần phải điều tra bổ sung, “tội phạm khác hoặc người đồng phạm khác” phải khởi tố, truy tố hoặc “những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” cần được khắc phục và nêu rõ căn cứ pháp luật quy định tại một trong các khoản 1, 2 và 3 Điều 168 hoặc một trong các điểm a, b và c khoản 1 Điều 179 của BLTTHS...”

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.