Thời sự Quốc tế

Đảo chính Myanmar: Người bị bắt và tướng chiếm quyền là ai?

01/02/2021, 16:06
image

Trong cuộc chính biến tại Myanmar, lãnh đạo bị bắt giữ và Tổng tư lệnh quân đội chiếm quyền là những người như thế nào?

img

Bà Aung San Suu Kyi từng bị bắt ít nhất 3 lần trong cuộc đời làm chính trị

Cuộc đời chính trị liên tục bị quản thúc, bắt giữ

Một trong những nhân vật cốt cán nhất trong chính quyền mới nhậm chức của Myanmar bị quân đội nước này bắt giữ sáng sớm 1/2 (theo giờ địa phương) là lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) Myanmar kiêm Cố vấn Quốc gia Aung San Suu Kyi.

Vụ việc lần này đánh dấu lần thứ 4 nhà lãnh đạo nổi tiếng của Myanmar bị bắt giữ trong cuộc đời. Bà San Suu Kyi là con gái của vị anh hùng vì độc lập của Myanmar Tướng Aung San.

Bà từng cùng chồng con đi qua nhiều nước trong đó có Anh và quay trở lại Myanmar chăm sóc cho người mẹ bị bệnh rồi tham gia biểu tình phản đối quân đội cầm quyền từ năm 1988, bắt đầu cuộc đời đấu tranh chính trị và liên tục bị bắt giữ từ đây.

Lần đầu tiên bà Asung bị quân đội giam lỏng tại gia là vào năm 1989. Trong 13 năm từ 1989 - 2002, bà bị quản thúc, được thả rồi tiếp tục bị giam lỏng tới 3 lần.

Thậm chí, ngay cả khi đang bị quản thúc tại nhà ở Yangon, bà vẫn giành được giải Nobel vì Hòa bình vào năm 1991. Bà San Suu Kyi là người đồng sáng lập đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) từ năm 1988 và đưa đảng này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc gia vào năm 1990 song bị chính quyền từ chối bàn giao quyền lực.

Giai đoạn bị quản thúc cuối cùng kết thúc vào tháng 11/2010. Sau hơn 10 năm, con trai Kim Aris của bà mới được phép đến thăm mẹ lần đầu tiên.

Sau khi được trả tự do, bà Suu Kyi quyết định ứng cử vào Quốc hội; Đảng NLD giành chiến thắng áp đảo, giành 43/45 ghế tại Quốc hội và bà trở thành lãnh đạo phe đối lập.

Tiếp đó, Đảng NLD thắng bầu cử Tổng thống lần đầu tiên vào năm 2015 và bà Suu Kyi nắm giữ vai trò đặc biệt Cố vấn Quốc gia.

Lần bắt giữ mới nhất là ngày 1/2/2021 sau khi đảng NLD của bà San Suu Kyi bất đồng và mâu thuẫn với quân đội về kết quả bầu cử.

Đảng NLD giành được đủ số ghế Quốc hội để thành lập chính quyền mới nhưng đảng đối lập Phát triển và Đoàn kết (USDP), được quân đội hậu thuẫn, cáo buộc sai phạm và đòi tiến hành bầu cử lại.

Người nắm quyền Myanmar hiện nay

img

Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing lên nắm quyền điều hành trong trường hợp khẩn cấp toàn quốc

Người được quân đội Myanmar thông báo cầm quyền chính phủ Myanmar trong thời gian toàn quốc đặt trong tình trạng khẩn cấp 1 năm là Tổng Tư lệnh Min Aung Hlaing.

Vị tướng 64 tuổi từng theo học luật tại Đại học Yangon và được bạn bè cùng lớp đánh giá là "người kiệm lời, luôn khép kín", theo hãng tin Reuters.

Ông Min Aung Hlaing nắm quyền điều hành quân đội từ năm 2011 khi cuộc chuyển giao dân chủ bắt đầu. Nhiều nhà ngoại giao tại Yangon cho rằng, từ thời điểm bà Suu Kyi bắt đầu nhiệm kỳ năm 2016, ông Min Aung Hlaing đã thay đổi, từ một vị tướng lầm lì sang một chính trị gia, nhân vật công chúng.

Theo các nhà quan sát, ông thường xuyên sử dụng Facebook để công khai hoạt động, cuộc gặp với giới chức, thăm viếng tu viện.

Tài khoản của ông đã thu hút hàng trăm nghìn người theo dõi và sau đó bị đóng vì sự kiện quân đội tấn công người thiểu số Hồi giáo Rohingya năm 2017.

Theo hãng tin Reuters, ông Min Aung Hlaing từng nghiên cứu nhiều cuộc chuyển đổi chính trị khác và muốn tránh để đất nước rơi vào hỗn loạn như tại Libya và một số nước Trung Đông sau khi chuyển giao quyền lực năm 2011.

Năm 2016, dù đa phần các nhà quan sát đều dự tính ông sẽ từ chức nhưng vị tướng này lại tiếp tục mở rộng nhiệm kỳ thêm 5 năm nữa từ tháng 2/2016.

Trong cuộc bầu cử mới nhất vừa diễn ra vào tháng 11/2020, quân đội tiếp tục chỉ trích danh sách cử tri và đưa ra những bình luận khó hiểu về việc bãi bỏ Hiến pháp.

Hiến pháp hiện nay của Myanmar quy định, Tổng tư lệnh chỉ có thể nhậm chức trong một số trường hợp đặc biệt có thể gây ra “chia rẽ liên minh, chia rẽ đoàn kết quốc gia, mất chủ quyền” nhưng chỉ trong tình trạng khẩn cấp do Tổng thống dân chủ đề cử.

Tuy nhiên, sáng 1/2, quân đội Myanmar chính thức thừa nhận thông tin bắt giữ lãnh đạo đảng cầm quyền Liên hiệp quốc gia vì Dân chủ (NLD) Myanmar bà Aung San Suu Kyi, Tổng thống Myanmar Win Myint và một số thành viên cấp cao trong Đảng NLD.

Lực lượng vũ trang Myanmar đã chiếm giữ tòa thị chính tại thành phố Yangon. Kết nối điện thoại và dịch vụ truy cập internet qua điện thoại ở trụ sở đảng NLD bị chặn. Đồng thời, theo đài truyền hình địa phương, quân đội tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn Myanmar, kéo dài trong 1 năm.

Video quân đội Myanmar chiếm quyền kiểm soát tòa thị chính tại TP.Yangon. Quân đội Myanmar triển khai binh lính canh gác bên ngoài, ngắt đường dây liên lạc điện thoại, mạng internet tại đây.

img

Thế giới dùng vắc-xin vừa được Việt Nam phê chuẩn như thế nào?

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.