Đi ++

Đảo quốc Malta, nơi bà Nguyệt Hường nhập quốc tịch

18/07/2016, 05:57
image

Những điều ít biết về đảo quốc Malta, nơi doanh nhân, cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường nhập quốc tịch.

Malta

Cộng hòa Malta là một đảo quốc nhỏ với nhiều đặc điểm thú vị, nơi doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường nhập quốc tịch.

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị bác tư cách đại biểu Quốc hội vì vi phạm Luật Quốc tịch do nhập quốc tịch Cộng hòa Malta.

Cùng tìm hiểu về đảo quốc Malta:

Đảo quốc nhỏ với mật độ dân số cao nhất thế giới

Cộng hòa Malta là một đảo quốc nhỏ gồm bảy hòn đảo nằm giữa Địa Trung Hải, cách đảo Sicily của Ý 93 km về phía nam, cáchTunisia 288 km về phía bắc, vịnh Gibralta 1826 km về phía đông và Alexandria 1510 km về phía tây.

Ngôn ngữ chính thức của quốc đảo này là tiếng Malta và tiếng Anh.

>>>Ai phát hiện bà Nguyệt Hường có quốc tịch Malta?

Với diện tích chỉ khoảng 316 km2, Malta là một trong những quốc gia nhỏ và có mật độ dân số cao bậc nhất thế giới.

Về thể chế chính trị, Malta theo chế độ Cộng hòa, đứng đầu Nhà nước là Tổng thống ( nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội gồm 1 Viện với 65 ghế ( nhiệm kỳ 5 năm). Theo Hiến pháp Malta, Tổng thống được các Nghị sỹ bầu với nhiệm kỳ 5 năm.

Dựa trên kết quả bầu cử, lãnh đạo đảng nào hoặc lãnh đạo liên minh đảng nào được đa số phiếu sẽ được chỉ định làm thủ tướng.

Thiên đường du lịch

Được mệnh danh là viên ngọc quý của Địa Trung Hải, quốc đảo Malta tuy nhỏ bé với diện tích chỉ hơn 300km², nhưng lại là một resort khổng lồ với nhiều khu giải trí tiện nghi cao cấp.

 Du khách đến đây có thể tận hưởng những ngày nghỉ tuyệt vời bên biển xanh, cát trắng, nắng vàng, ngắm bức tranh thủy mặc bao phủ màu xanh bát ngát của biển trời Địa Trung Hải tuyệt đẹp.

Không những thế, Malta là một điểm du lịch quốc tế với nhiều khu giải trí và di tích lịch sử, bao gồm 9 di sản thế giới được UNESCO công nhận mà nổi bật nhất là các đền Megalithic là kiến trúc đứng riêng lẻ cổ nhất thế giới.

Chứng nhân lịch sử

Trong Chiến tranh thế giới thứ II, Malta giữ một vai trò quan trọng trong cuộc chiến ở Địa Trung Hải (1940-1943), trở thành đảo quốc độc lập và là nước thành viên trong Khối Liên hiệp Anh năm 1964. Năm 1972, Malta đã thỏa thuận với Anh việc đóng cửa các căn cứ Anh trên đảo, việc kí kết có hiệu lực năm 1979.

Malta tuyên bố là nước cộng hòa năm 1974. Sau khi kết thúc liên minh với Anh, Malta tìm cách đảm bảo chính sách trung lập của mình thông qua các thỏa thuận với các nước khác. Malta gia nhập Liên minh châu Âu từ năm 2004.

Tháng 12/1989 tại Malta, Liên Xô và Mỹ đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt ”Chiến tranh lạnh ”để ổn định và củng cố vị thế của mình.

 Đất nước dịch vụ

Với vị trí địa lý thuận lợi, Malta có tài nguyên thiên nhiên chính là đá vôi. Malta chỉ sản xuất 20% nhu cầu thực phẩm và thiếu nguồn nước ngọt. Nền kinh tế Malta dựa chủ yếu vào trao đổi thương mại nước ngoài, du lịch, sản xuất đồ điện tử và dệt may, đóng và sửa chữa thuyền.

Trong cơ cấu nền kinh tế Malta phân theo ngành, dịch vụ chiếm 74% tổng sản phẩm xã hội trong khi công nghiệp chiếm 23% và nông nghiệp chỉ chiếm 3%.

“Mua bán quốc tịch” để phát triển kinh tế

Bắt đầu từ tháng 2/2014, đảo quốc Malta ở vùng Địa Trung Hải chính thức triển khai chương trình mua bán quốc tịch, mang tên Citizenship for cash (CFC). Hiểu nôm na là bán quốc tịch hay có tiền là có quốc tịch. Chương trình này dấy lên sự lo ngại về an ninh toàn cầu, nhất là nạn nhập cư trái phép vào các nước Âu -Mỹ.

Để mua được quốc tịch Malta, khách hàng phải thỏa mãn một số tiêu chí như, phải trả khoản tiền mặt lên tới 891.000 USD, phải có tài sản hoặc mức đầu tư làm ăn tại Malta trị giá lên tới  685.000 USD.

CFC chính thức được đảng Lao Động của Malta đề xướng và ủng hộ, nhằm thu hút 1,9 tỷ USD đầu tư, giúp kinh tế Malta có thêm sinh khí mới, tạo thêm công ăn việc làm. Ngay từ đầu nó thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nga, Arập Xêút, Iraq hay Libya, bởi đây là những nước có tỷ lệ di cư cao.

>>>Malta bán quốc tịch để phát triển kinh tế?

Xem thêm video giới thiệu về đảo quốc Malta:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.