Đáp án môn Lịch Sử THPT quốc gia 2019 chính thức tất cả 24 mã đề:
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay, cả nước có 887.104 thí sinh đăng ký dự thi tại 1.980 điểm thi, với trên 38.000 phòng thi. Gần 50.000 cán bộ, giảng viên được huy động từ 216 đại học, học viện, trường cao đẳng, đại học. Tỉ lệ thí sinh dự thi đạt trên 99%.
Môn Lịch sử thuộc tổ hợp KHXH, thi vào sáng ngày 27/6 với thời gian 50 phút. Thí sinh dự thi môn Lịch sử đạt 99,48%.
Theo các giáo viên, đề thi nằm hoàn toàn trong chương trình Lịch sử lớp 11 (10%), 12 (90%), không xuất hiện câu hỏi thuộc chương trình lớp 10. Các câu hỏi phủ đều các cấp độ và bám sát định hướng Bộ đã công bố trước đó.
Đề thi không yêu cầu học sinh ghi nhớ máy móc các sự kiện, mốc thời gian, hay nhân vật lịch sử mà thiên về khả năng đánh giá, phân tích hay khái quát vấn đề. Đề thi cũng xuất hiện các câu hỏi có sự liên kết giữa Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới, đặc biệt đề thi xuất hiện nhiều câu hỏi so sánh (6 câu).
"Nhìn chung, mặc dù đề thi năm 2019 có xu hướng giảm số lượng câu hỏi ở mức độ Vận dụng cao từ 12 câu xuống còn 8 câu nhưng độ khó của các câu hỏi này lại có xu hướng nhỉnh hơn. Đặc biệt, sự xuất hiện nhiều dạng câu hỏi so sánh cũng như các câu hỏi có mối quan hệ liên chuyên đề khiến cho đề thi đảm bảo được mức độ phân hóa ở mức tương đối tốt", một giáo viên nhận xét.
Trước dư luận cho rằng, đề thi năm nay dễ hơn so với năm ngoái, tại buổi họp báo tổng kết kỳ thi vào chiều 27/6, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng nhận định: “Kỳ thi THPT Quốc gia không phải là phép cộng cơ học giữa thi tốt nghiệp với thi ĐH mà mục đích để đánh giá quá trình 12 năm học vừa là kết quả xét tốt nghiệp vừa là cơ sở để các trường ĐH dùng để tuyển sinh. Do đó đề thi phải bám sát yêu cầu này. Đề thi có nhiều nhóm câu hỏi từ cơ bản để tốt nghiệp, phân hóa để làm cơ sở xét tuyển đại học”.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận