>>> Biển lộc phát 15K-166.88 giảm giá khi lên sàn lần hai
Đáng chú ý, đây là tài sản từng lên sàn hôm 22/9 với giá trúng 605 triệu đồng, sau đó khách hàng bỏ cọc. Như vậy, biển số Đà Nẵng được chốt giá gần gấp đôi khi trở lại sàn đấu.
Đứng vị trí thứ hai với mức chốt đấu giá 115 triệu đồng là biển số Hà Nội 30K-528.66, tiếp đó là 99A-658.58 (Bắc Ninh) với 105 triệu.
Trong 9 tài sản còn lại, 5 biển số chốt đồng giá 40 triệu đồng, những biển khác trúng đấu giá từ 55-90 triệu đồng.
Thời gian qua, hàng loạt biển số đẹp được khách hàng chốt giá tiền tỷ nhưng sau đó bỏ cọc. Đến khi đấu giá lại, những tài sản này được chốt các mức giá khác nhau.
Điển hình như 30K-567.89 (khu vực Hà Nội) từng chốt giá 13,075 tỷ đồng rồi bị bỏ cọc. Kết quả đấu giá lại, biển này chốt giá 16,570 tỷ đồng.
Sáng 25/10, biển số VIP mã vùng Thanh Hóa 36A-999.99 cũng được đưa ra đấu giá lại và được người mua chốt giá cao nhất với 5,285 tỷ đồng. Trước đó, biển này từng trúng đấu giá với số tiền 7,47 tỷ đồng hôm 15/9 nhưng bị khách hàng bỏ cọc.
Còn biển số TP.HCM 51K-888.88 khi được đưa ra đấu giá lại vào ngày 21/10 đã trúng đấu giá với 15,265 tỷ đồng. Đây cũng là tài sản được khách hàng chốt giá 32,340 tỷ hôm 15/9 nhưng khách hàng không trả tiền.
Liên quan tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá biển số xe, Bộ Tư pháp đang nghiên cứu sửa đổi Luật Đấu giá tài sản, dự kiến trình Quốc hội thông qua. Trong đó, cơ quan này sẽ tập trung giải quyết vấn đề tăng trách nhiệm của người tham gia đấu giá, nâng cao vai trò quản lý nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, tránh những tác động tiêu cực trong hoạt động đấu giá.
Một trong những giải pháp để hạn chế tình trạng bỏ cọc khi đấu giá tài sản trong đó có biển số xe là sẽ bổ sung hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người đã trúng đấu giá nhưng không làm tròn nghĩa vụ tài chính.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận