Bạn cần biết

Dầu thực vật không giúp giảm nguy cơ tim mạch

18/04/2016, 11:19

Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng dầu thực vật không có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

img704_dau_huong_duong

Dầu thực vật không có tác dụng giảm nguy cơ tim mạch. (Ảnh mang tính chất minh họa)

Theo một báo cáo trên Tạp chí Y học của Anh do nhóm các nhà khoa học trường Đại học Y dược và Viện Y tế Quốc gia Anh, sử dụng các loại dầu thực vật có hàm lượng axit linoleic cao sẽ tồi tệ hơn so với việc sử dụng bơ trong vấn đề ngăn ngừa bệnh tim.

Bằng chứng mới này xuất phát từ việc phân tích các dữ liệu trước đây chưa được công bố của một thử nghiệm lớn thực hiện ở Minnesota gần 50 năm trước đây.

Các phân tích cho thấy sử dụng dầu ăn thực vật giàu axit linoleic không có tác dụng làm giảm tỷ lệ tử vong vì bệnh tim và giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mặc dù có làm giảm hàm lượng cholesterol. Trong nghiên cứu Minnesota, người sử dụng dầu thực vật chỉ có khả năng giảm lượng cholesterol trong máu chứ không giảm nguy cơ tử vong.

"Nhìn chung, nghiên cứu này đưa ra kết luận rằng việc công bố dữ liệu không đầy đủ đã đánh giá quá cao ích lợi và đánh giá thấp rủi ro tiềm ẩn trong việc thay thế chất béo bão hòa bằng các loại dầu thực vật giàu axit linoleic", Tiến sĩ Daisy Zamora, nhà nghiên cứu tại Khoa Tâm thần học, Trường UNC of Medicine cho biết.

ma4mOnfg

Dầu thực vật giàu axit linoleic chỉ giúp giảm cholesteron trong máu. (Ảnh minh họa)

Các loại dầu thực vật giàu axit linoleic bao gồm dầu ngô, dầu cây rum, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu hạt bông.

Từ những năm 1960, người ta tin rằng việc thay thế chất béo bão hòa dầu thực vật giúp cải thiện tim mạch, sau một nghiên cứu bắt đầu cho thấy việc chuyển đổi chế độ ăn uống này làm giảm mức cholesterol trong máu. Kể từ đó, một số nghiên cứu khác, bao gồm các nghiên cứu dịch tễ học, đã gợi ý rằng sự can thiệp này cũng làm giảm nguy cơ đau tim và tử vong vì bệnh tim. Năm 2009, Hiệp hội Tim mạch Mỹ tái khẳng định quan điểm của mình rằng chế độ ăn ít lượng axit linoleic và omega-6 axit béo không bão hòa có lợi cho tim.

Tuy nhiên, bằng thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát - được coi là tiêu chuẩn vàng của nghiên cứu y học – cho thấy chế độ ăn uống giàu axit linoleic chưa bao giờ giúp giảm nguy cơ đau tim hoặc tử vong.

Tuong An (sua)

Dầu thực vật được chế xuất từ đậu nành, hạt hướng dương, đậu phộng, ... (Ảnh minh họa)

Thí nghiệm Minnesota là thí nghiệm lớn nhất được thực hiện từ trước đến nay bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Minnesota từ năm 1968 đến 1973. Thử nghiệm này được tiến hành trên 9423 bệnh nhân tại 6 bệnh viện và 1 nhà điều dưỡng. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng sau khi chuyển sang sử dụng dầu bắp đã làm giảm lượng cholesterol nhưng không có gì thay đổi về các cơn đau tim, trường hợp tử vong do nhồi máu cơ tim, hoặc các trường hợp khác.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu năm 2013, Ramsden, Zamora và các đồng nghiệp đã có thể phục hồi dữ liệu nghiên cứu chưa từng được công bố phát hiện ra nhiều trường hợp bệnh nhân bị tim và đã tử vong có sử dụng dầu rum chứa axit linoleic.

kv-nepngang

Dầu đậu nành có thực sự tốt cho sức khỏe? (Ảnh minh họa)

Các nhà khoa học cũng nghiên cứu thêm và tiến hành 3 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên dựa trên việc thay đổi chế độ ăn uống với axit linoleic . Trong một phân tích tổng hợp, họ tiếp tục không tìm thấy bằng chứng cho thấy tỷ lệ tử vong vì bệnh tim giảm hơn sau khi sử dụng dầu ăn thực vật.

Như vậy, câu hỏi tại sao dầu ăn giàu axit linoleic giúp hạ thấp cholesterol nhưng lại làm trầm trọng hơn hoặc ít nhất là không làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim luôn là một đề tài nghiên cứu liên tục và được tranh luận sôi nổi. Một số nghiên cứu cho rằng những loại dầu này có thể - trong những trường hợp nhất định – là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm sưng, một nguy cơ nguy hiểm của bệnh tim. Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho rằng dầu thực vật có thể thúc đẩy xơ vữa động mạch nếu các dầu này bị biến đổi hóa học trong quá trình oxy hóa.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.