Xã hội

ĐBQH dẫn vụ bổ nhiệm thần tốc "hotgirl" khi bàn về bình đẳng giới

09/11/2017, 19:56

Dẫn vụ bổ nhiệm thần tốc "hotgirl" Thanh Hóa, ĐBQH cho rằng ở đây không phải bình đẳng giới mà có động cơ khác.

tran-thi-quoc-khanh

ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh

Ngày 9/11, Quốc hội nghe báo cáo và thảo luận về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

Tán thành với báo cáo của Chính phủ, tuy nhiên, ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) lại băn khoăn về khi sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền một số địa phương, bộ ngành, nhất là người đứng đầu còn chưa thực chất và tư tưởng “trọng nam hơn nữ” còn tồn tại trong một số bộ phận lãnh đạo, tạo ra những rào cản không nhỏ cho phụ nữ.

Dẫn trường hợp "hotgirl Thanh Hóa" được bổ nhiệm thần tốc vào vị trí quan trọng tại Sở Xây dựng Thanh Hóa vừa qua, bà Khánh cho rằng đây hoàn toàn không phải là bình đẳng giới mà có động cơ khác. “Đến bây giờ chúng tôi cũng không biết cô gái trẻ đấy đã đi đâu?”, bà Khánh băn khoăn.

Theo bà, nếu Chính phủ, Quốc hội không quan tâm thấu đáo vấn đề này, cấp ủy, chính quyền địa phương không xử lý nghiêm minh thì sẽ trở thành tiền lệ rất nguy hiểm, vi phạm pháp luật, vô hình chung sẽ tạo ra lối sống thiếu lành mạnh trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý.

Trong khi đó, ĐB Lê Thị Yến (Phú Thọ) cho rằng nước ta đang đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính. Nếu năm 2006 tỉ lệ nam/nữ là 109/100 thì năm 2017 dự báo là 113/100, tỉ lệ mất cân bằng tăng lên rất nhanh.

Theo bà Yế, đến giữa thế kỷ này dự báo Việt Nam có 2,3-4,3 triệu nam giới ở độ tuổi trưởng thành "dư thừa". Kinh nghiệm ở các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ cho thấy tình trạng này làm nảy sinh nhiều hệ luỵ như "mua" cô dâu nước ngoài, phát sinh nạn hiếp dâm, bạo lực…

Nữ ĐB này cũng cho rằng sở dĩ có tình trạng trên là do ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo, muốn có con trai nối dõi tông đường, trọng nam khinh nữ. Đặc biệt, trong xu hướng các cặp vợ chồng lựa chọn sinh ít con, cộng với điều kiện phát triển y khoa có thể dễ dàng lựa chọn giới tính thai nhi, nguy cơ chênh lệch giới tính càng ở mức báo động. 

"Cần phải có hành động ngay từ bây giờ. Đặc biệt là nâng cao công tác truyền thông, nâng cao nhận thức. Cần xử lý nghiêm các trường hợp lựa chọn thai nhi”, bà Yến đề nghị.

Nhiều ông chồng bị vợ đánh

Thống nhất với đánh giá về kết quả đạt được của Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, tuy nhiên theo bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, thực tế vẫn còn tình trạng phụ nữ và trẻ em gái thiệt thòi và yếu thế hơn so với nam giới; trong lĩnh vực chính trị, mặc dù các tỷ lệ có xu hướng tăng nhưng đều chưa đạt chỉ tiêu.

"Nhìn chung, số phụ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là cấp trưởng, so với nam giới còn khoảng cách rất xa; phụ nữ vẫn chịu gánh nặng “kép” về công việc xã hội và chăm sóc gia đình...", bà Thúy Anh nói.

Đại biểu Trương Anh Tuấn nêu vấn đề, lâu nay xã hội quan niệm phụ nữ là phái yếu, đàn ông là phái mạnh, nên công tác bình đẳng giới là bảo vệ bênh vực phụ nữ. "Như vậy chưa đúng", ông nói. Theo ông, bình đẳng giới là vấn đề cần quan tâm với cả nam và nữ. Khi nói về bạo hành gia đình, nạn nhân không chỉ có phụ nữ và trẻ em, thực tế có những nạn nhân bị bạo hành là nam giới, bị vợ con hắt hủi, bị "cấm vận", thậm chí bị đánh. Trong những trường hợp này, do sĩ diện nên ít người đàn ông nói ra và xã hội chưa thực sự quan tâm.

img

Bộ trưởng Y tế không đăng đàn dù 18 đoàn ĐBQH muốn chất vấn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.