Xã hội

ĐBQH sẽ dùng smartphone để nghiên cứu tài liệu tại kỳ họp thứ 7

17/05/2019, 18:29

Việc sử dụng phần mềm ứng dụng lần đầu tiên được triển khai, các ĐBQH có thể dễ dàng tiếp cận, nghiên cứu tài liệu bằng smartphone.

img
Toàn cảnh buổi họp báo thông tin chương trình kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khóa XIV chiều 17/5

Tại buổi họp báo chiều 17/5, trả lời báo chí về những nội dung nổi bật của kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông tin, đây là kỳ họp giữa năm nên trọng tâm là tập trung cho vấn đề lập pháp.

Theo đó, Quốc hội sẽ dành 12/20 ngày cho công tác lập pháp, thông qua 7 dự án luật và 2 nghị quyết, cho ý kiến vào 9 dự án luật khác. Thời gian còn lại sẽ dành cho chất vấn, giám sát chuyên đề và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Về hoạt động giám sát tối cao, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.

Theo Phó ch nhim Văn phòng Quc hi Nguyn Mnh Hùng, điểm đáng chú ý tại kỳ họp này sẽ có đổi mới trong việc báo cáo kết quả giám sát trước Quốc hội. Theo đó, đoàn giám sát sẽ báo cáo bằng hình ảnh trước Quốc hội, góp phần chuyển tải sinh động về kết quả giám sát chuyên đề.

Đặc biệt, tại kỳ họp thứ này, Văn phòng Quốc hội sẽ lần đầu tiên triển khai việc sử dụng phần mềm ứng dụng nhằm phục vụ cho các hoạt động của đại biểu Quốc hội. Theo đó, các đại biểu Quốc hội có thể tiếp cận các tài liệu, thông tin về kỳ họp, lịch làm việc, vị trí chỗ ngồi, thông tin báo chí... ngay trên các thiết bị thông minh cầm tay của mình.

Đây là một trong những kết quả của việc triển khai chương trình xây dựng Quốc hội điện tử trong nhiệm kỳ này của Quốc hội. Điều này sẽ góp phần chuyển tải thông tin một cách nhanh nhất đến các đại biểu Quốc hội, giảm việc sử dụng các văn bản giấy trong hoạt động của Quốc hội.

Về việc sử dụng phần mềm ứng dụng dành cho các đại biểu Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết, một công ty đã ủng hộ, giúp Quốc hội làm một phần mềm phục vụ cho hoạt động tại kỳ họp cũng như phục vụ hoạt động nghiên cứu, làm nhiệm vụ của cá nhân mỗi đại biểu. Phần mềm hỗ trợ việc chuyển tải văn bản, tài liệu, thông báo lịch họp.

Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, phần mềm này sẽ giúp cho đại biểu Quốc hội có thể tra cứu lịch sử các văn bản, dự luật đã thực hiện tại các kỳ họp trước. Bên cạnh đó, có thể tra cứu được cả ý kiến của các đại biểu tại các cuộc tiếp xúc cử tri trước đó, lẫn việc giải quyết kiến nghị cử tri. "Với phần mềm này, đại biểu Quốc hội vào hội trường chỉ cần mang một chiếc điện thoại thông minh, không cần mang theo tài liệu nào khác”, ông Phúc cho biết.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng nhấn mạnh, việc triển khai phần mềm ứng dụng tại kỳ họp này mới chỉ là thí điểm. “Bên cạnh việc sử dụng điện thoại thông minh, các đại biểu vẫn dùng bản tài liệu giấy. Đây là phần mềm đang trong giai đoạn thí điểm. Cuối kỳ họp, chúng tôi sẽ có đánh giá về hiệu quả của việc ứng dụng phần mềm này. Đại biểu Quốc hội là người sử dụng sẽ có đánh giá và có những kiến nghị cần điều chỉnh cho khoa học, phù hợp và hữu ích hơn nữa”, ông Nguyễn Hạnh Phúc thông tin.

Về nội dung và hình thức chất vấn, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, theo thông lệ của kỳ họp lần thứ 6 vừa qua, trên cơ sở thực tiễn, Quốc hội sẽ chọn 4 nhóm vấn đề để thực hiện chất vấn. Vấn đề liên quan tới thành viên nào của Chính phủ thì thành viên đó sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội.

“Trước kỳ họp đã gửi văn bản tới các đoàn đại biểu Quốc hội để đề xuất các nội dung, nhóm vấn đề chất vấn. Tới nay, một số đoàn đã có văn bản trả lời, tuy nhiên vẫn phải tiếp tục đợi đẩy đủ các đề xuất để tập hợp”, ông Phúc cho biết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.