Mới đây nhất, thầy giáo đã làm bản tường trình thừa nhận sự việc.
Câu chuyện đau lòng không phải lần đầu xảy ra, thời gian các bé chịu hành hạ về tinh thần mới kéo dài vài tháng chứ không phải 2 năm như vụ thầy hiệu trưởng dâm ô hàng loạt nam sinh ở Phú Thọ năm 2018.
Nhiều phụ huynh đã lo lắng, bức xúc viết bình luận dưới các bài viết và gửi ý kiến về hộp thư bạn đọc Báo Giao thông cho rằng cần có giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để ngăn chặn tình trạng này.
Bạn đọc Hoàng Lan (Hà Nội) viết: “Trong tất cả các vụ dâm ô, xâm hại trẻ em, các em đều chịu áp lực, sợ hãi không dám nói ra sự thật. Vì vậy, việc quan trọng nhất để chống lại nạn dâm ô trong học đường và cả ở môi trường bên ngoài nhà trường đó là dạy cho các em biết cách tự bảo vệ mình, biết cách nói chuyện với người khác để tìm sự giúp đỡ”.
Bạn đọc Lý Mỹ Anh (Phú Thọ) chia sẻ: “Nếu trẻ không nói được ra, chúng có thể bị ảnh hưởng tâm lý, sinh lý. Để lại hậu quả di chứng rất khó khắc phục sau này. Tôi lo ngại đến những trường hợp trẻ bị lạm dụng mà không dám tố cáo”.
Bạn đọc Minh An (TP HCM) cho rằng: “Pháp luật phải có quy định chi tiết về hành vi dâm ô, nâng mức phạt để những kẻ xấu không lợi dụng hình phạt nhẹ xâm hại lũ trẻ. Khi thầy cô, người có vị trí cao lạm dụng sự sợ hãi của các em để có những hành vi bất nhã là đã có thể xử lý được rồi chứ không phải chờ đến sờ ngực, sờ mông, thơm má rồi mà cơ quan công quyền vẫn còn tranh cãi xem đã là dâm ô hay chưa”.
“Khi xã hội và pháp luật vẫn còn bỏ lọt những trường hợp dâm ô, xâm hại trẻ em này thì chúng ta cần cơ chế để phát hiện những kẻ biến thái như hệ thống camera, sự giám sát cộng đồng, sự ý thức bảo vệ con cái của chính phụ huynh. Và quan trọng nhất vẫn là giáo dục cho trẻ biết cách tự vệ, biết thế nào là đúng là sai và giới hạn những hành vi người lớn được phép làm với mình. Để nếu có các dấu hiệu khác thường, trẻ có thể báo ngay với người thân để can thiệp từ sớm”, bạn đọc Tuyết Loan (Hà Nội) chia sẻ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận