Mỗi dự án xây dựng dân dụng, thép chiếm 10-30% tổng giá trị dự án, vì thế biến động giá mặt hàng này tác động rất mạnh tới các nhà thầu.
Theo Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), các nhà thầu, doanh nghiệp xây dựng trong nước đang đứng trước nguy cơ "vỡ trận hàng loạt", phá sản vì giá thép liên tục tăng từ cuối năm 2020 đến nay và vào chu kỳ "sóng" tăng đột biến từ cuối tháng 3, đầu tháng 4.
Các thương hiệu thép đều đồng loạt tăng giá từ 30-40% so với quý cuối năm 2020. Chẳng hạn, ở Đà Nẵng, giá thép phi 6 Việt Mỹ trong quý IV/2020 là 13.145 đồng/kg thì hiện nay đã lên ngưỡng 18.370 đồng/kg, tăng 40%.
"Các nhà thầu Việt Nam đều vấp phải những khó khăn không có cách nào tháo gỡ vì các chủ đầu tư không phải vốn nhà nước đa số đều sử dụng loại hợp đồng có đơn giá cố định, không điều chỉnh ở thời điểm ký (trừ trường hợp bất khả kháng)", ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch VACC cho hay.
Không riêng các dự án vốn tư, các dự án sử dụng vốn Nhà nước cũng gặp khó khăn. Họ phải áp dụng đơn giá vật liệu theo thông báo của Sở Xây dựng, nhưng thông báo giá này cập nhật chậm, không theo kịp tốc độ tăng giá ngoài thị trường.
Vì vậy, các nhà thầu phải tự giải quyết sự thâm hụt này còn các dự án đầu tư vốn ngân sách thì lại phải áp dụng đơn giá vật liệu theo thông báo của các sở Xây dựng mà các thông báo này lại không cập nhật biến động giá kịp thời.
Theo VACC, mỗi dự án xây dựng dân dụng, thép chiếm 10-30% tổng giá trị dự án, vì thế biến động giá mặt hàng này tác động rất mạnh tới các nhà thầu. Việc thép tăng giá từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả dự án đã được ký hợp đồng từ trước, khả năng nhận thầu các dự án vì thế bị co lại...Vì thế, việc kiểm tra nguyên nhân giá thép tăng trong thời gian qua là cần thiết.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận