Ngày 28/2, đoàn du lịch của chị Hoàng Mỹ Hạnh (Sài Gòn) có mặt tại Hà Nội với 15 người, dự định sẽ di chuyển bằng xe khách cabin tình yêu của hãng xe Interbus Lines lên Sapa vào đêm cùng ngày.
Món phở cốn sủi ông Há được nhiều du khách yêu thích khi đến Sapa.
Trước khi đến Sapa, đoàn khách tham dành một ngày dạo quanh phố cổ Hà Nội, ai nấy đều hào hứng vì hôm sau sẽ được ngắm đất trời mây núi của Sapa với sương mù, thị trấn thung lũng ngập tràn sắc hoa xuân và đặc biệt là được trải nghiệm những lễ hội mùa xuân của người dân tộc bản địa.
Chị Hạnh cho biết, dịp này, Sapa đã diễn ra 3 lễ hội Gàu Tào của dân tộc Mông, Lồng Tồng của dân tộc Tày, lễ hội Pút Tồng của dân tộc Dao đỏ nhưng vẫn còn 2 lễ hội khác là lễ hội Quét Làng của dân tộc Xá Phó (từ ngày 2/3 – 3/3) với mong muốn cầu cho dân làng có một cuộc sống bình yên, gia súc khỏe mạnh và hoa màu tươi tốt và lễ hội Roong Pooc của dân tộc Giáy (từ ngày 9/3 - 10/3) hay còn gọi là lễ hội xuống đồng để cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hòa.
"Đây sẽ là cơ hội ý nghĩa để cả đoàn được trải nghiệm cùng bà con dân tộc ở Sapa", chị Hạnh nói và cho biết: Đây là lần thứ ba chị du lịch ở Sapa những mỗi lần đến lại vào một mùa khác của thị trấn sương mờ này.
"Chọn du lịch ở Sapa vào mùa xuân năm nay, rất may cho đoàn vì thời điểm này, lên đỉnh Fansipan còn được miễn phí vé vào cổng. Được biết, chương trình này kéo dài đến hết ngày 19/3, với nhiều chương trình đặc sắc như Hội xuân mở cổng trời, Bản Mây ra mắt Ngày hội các dân tộc, tái hiện lại những tập tục nổi bật, thú vị nhất nơi vùng cao Tây Bắc và mỗi tuần sẽ là một hành trình khám phá các giá trị văn hoá khác nhau", chị Hạnh chia sẻ thêm.
Cùng đoàn chị Hạnh, anh Nguyễn Hữu Nam cho biết, anh đến Sapa dịp này là lần thứ năm, lần nào cũng lựa chọn chuyến đi đêm của hãng xe Interbus Lines, chỉ cần lên xe ngủ một giấc, sáng hôm sau đã có mặt tại Sapa.
"Điều đầu tiên tôi làm mỗi khi đến Sapa đó là vào ngay quán phở cốn sủi ông Há ở 436 Điện Biên Phủ, thị xã Sapa để ăn sáng. Đây là món ăn rất lạ và riêng có của Sapa. Theo chủ quán, món phở cốn sủi vốn là món ăn của người Hoa nhưng do người Hoa hay buôn bán tấp nập ở khu vực biên giới nên món ăn này cũng vì thế mà phổ biến và dần dần trở thành món ăn đặc sản của Lào Cai.
Cốn sủi là món ăn dùng mì dẹt hơi giống bánh phở, nhưng không ăn với nước lèo mà ăn kèm nước sốt sánh thơm nức mũi. Mỗi bát cốn sủi sẽ có mì, khoai rán giòn, thịt ba chỉ và trứng luộc. Và đặc biệt, nước dùng làm từ quả gấc với nhiều lợi ích cho sức khoẻ", anh Nam kể.
Tìm hiểu thêm về món ăn này, nhiều du khách cho biết, mỗi dịp đến phở cốn sủi ông Há không tránh khỏi phải xếp hàng chờ gọi món bởi quán luôn trong tình trạng đông khách, người ra vào liên tục. Theo chủ quán, ước tính mỗi ngày có đến 1.000 bát phở cốn sủi đến với du khách trong và ngoài nước. Đây cũng trở thành một nét ẩm thực thu hút khách du lịch đến với Sapa.
Ngoài phở cốn sủi, tại quán ăn này, du khách cũng có thể thưởng thức các món ăn khác như: mỳ vằn thắn và sủi cảo vừa ngọt thịt, vừa ngọt rau, thanh mát và mang đến cảm giác dễ chịu, ấm áp trong những ngày tiết trời se lạnh.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận