Xã hội

Covid-19 ngày 20/8: Ghi nhận 10.657 ca mắc mới, 12.756 bệnh nhân khỏi bệnh

20/08/2021, 18:35

Dịch Covid-19 ngày 20/8: Theo Bộ Y tế, hôm nay cả nước ghi nhận 10.657 ca nhiễm mới, 390 ca tử vong, 12.756 bệnh nhân khỏi bệnh.

Bộ Y tế thông tin tính từ 19h ngày 19/8 đến 18h30 ngày 20/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.657 ca nhiễm mới, trong đó 7 ca nhập cảnh và 10.650 ca ghi nhận trong nước.

img

Tòa HH4C Linh Đàm, nơi mới phát hiện thêm 13 ca mắc COVID-19 đã phong tỏa trưa nay

Cụ thể, tại Bình Dương ghi nhận nhiều nhất với 4.223 ca, tiếp đến TP. HCM (3.375), Đồng Nai (686), Long An (495), Tiền Giang (367), Đà Nẵng (167), Đồng Tháp (156), Cần Thơ (147), Khánh Hòa (147), Tây Ninh (122), An Giang (111), Hà Nội (72), Nghệ An (61), Thừa Thiên Huế (61), Bến Tre (59), Bà Rịa - Vũng Tàu (57), Đắk Lắk (56), Trà Vinh (47), Bình Thuận (29), Phú Yên (27), Vĩnh Long (23), Bắc Giang (18), Quảng Nam (17), Hà Tĩnh (15), Kiên Giang (14), Bình Định (14), Bình Phước (11), Bắc Ninh (10), Gia Lai (10), Quảng Ngãi (9), Cà Mau (7), Lạng Sơn (7), Quảng Bình (7), Lâm Đồng (4), Bạc Liêu (4), Ninh Thuận (4), Thanh Hóa (3), Ninh Bình (2), Sơn La (2), Lào Cai (1), Quảng Trị (1), Hà Nam (1), Hưng Yên (1) trong đó có 6.132 ca trong cộng đồng.

Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 11 ca. Tại Bình Dương tăng 968 ca, TP.HCM giảm 1.050 ca, Đồng Nai tăng 29 ca, Long An giảm 50 ca, Tiền Giang giảm 111 ca.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 323.268 ca nhiễm, đứng thứ 72/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.288 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 319.209 ca, trong đó có 130.041 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. HCM (164.524), Bình Dương (55.601), Long An (16.552), Đồng Nai (15.602), Tiền Giang (5.619), Đồng Tháp (5.554).

Ngày 20/8, có 12.756 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh; 666 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU và 24 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO.

390 ca tử vong tại TP.HCM và 14 tỉnh, thành phố

Hôm nay, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ghi nhận 390 ca tử vong; cụ thể tại TP. HCM (312), Bình Dương (41), Long An (8 ), Đồng Nai (7), Tiền Giang (7), Khánh Hòa (3), Sóc Trăng (3), Cần Thơ (2), Hà Nội (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bến Tre (1), Bình Thuận (1), Hải Dương (1), Nam Định (1), Trà Vinh (1).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 20/8 là 7.540 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 178.038 xét nghiệm cho 376.152 lượt người.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 9.056.328 mẫu cho 26.138.265 lượt người.

Trong ngày 19/8 có 1.504.293 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 16.306.199 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 14.669.827 liều, tiêm mũi 2 là 1.636.372 liều.

Điều tra, xử lý kẻ tung tin "Hà Nội án binh bất động" toàn thành phố 7 ngày

Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội khẳng định, thông tin "không cho người dân di chuyển trong 7 ngày, án binh bất động toàn thành phố..." đang được chia sẻ trên mạng xã hội là giả mạo, sai sự thật.

img

Thông tin sai sự thật bị bác bỏ được lan truyền

Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền thông tin có nội dung: "Thông tin của Hà Nội, cũng vừa họp xong ạ: 1. BT TP chỉ đạo: - Sẽ ko cho người dân di chuyển trong 7 ngày, ở nhà sẽ ở nhà 7 ngày, đi làm công sở thì ở công sở 7 ngày, đi làm phân xưởng thì ở phân xưởng 7 ngày. - Sẽ cho người dân và cơ quan chuẩn bị 4 ngày. Đúng 8h00 sáng T2 tuần sau, án binh bất động toàn TP.

Từ đây đến hết tháng 8, cả nước chỉ về thêm 3,2 triệu liều vắc xin không đủ cho TP. HCM. Đề nghị tiêm đúng đối tượng. Đẩy nhanh tốc độ tiêm trong 4 ngày phải hoàn thành. - Cơ bản ko để cho người dân di chuyển trong 7 ngày. - Ngày mai quận huyện sở ngành chuẩn bị phương án cho việc thực hiện. - Y tế chuẩn bị sẵn sàng KHXN, lực lượng XN, cách thức, kể cả tiêm vắc xin. 2. Chỉ đạo CT UBND TP: - Ngay bây giờ phải chuẩn bị mọi phương án. Chỉ đạo các ngành triển khai tinh thần ngay ngày mai"...

Theo Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội, Cục An toàn thông tin, Phòng An ninh mạng, phòng chống tội phạm công nghệ cao (Công an Hà Nội) đang phối hợp với Thanh tra Sở rà quét các tài khoản đăng thông tin trên để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Sở Thông tin và Truyền thông cũng khuyến cáo người dân dùng mạng xã hội hoặc nhắn tin, cần dừng ngay việc lan truyền thông tin trên.

Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội cũng lưu ý, trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trên không gian mạng xuất hiện nhiều thông tin sai lệch, xuyên tạc, độc hại nhằm gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch của thành phố. Do đó, người dân cần theo dõi, nắm bắt thông tin qua các kênh thông tin chính thống; không chia sẻ các thông tin chưa được xác thực.

Đà Nẵng thêm 167 ca mắc mới, 43 ca cộng đồng, 50 ca chưa rõ nguồn lây

Chiều 20/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Đà Nẵng cho biết, trong ngày, thành phố ghi nhận 167 ca mắc Covid-19 mới.

Trong đó, 108 ca đã cách ly, 12 ca trong khu phong tỏa và 43 ca cộng đồng.

img

Đà Nẵng ghi nhận 167 ca mắc Covid-19 mới trong ngày 20/8

Trong số những ca mắc mới, có 67 trường hợp đã có kết quả xét nghiệm trước đó âm tính với SARS-CoV-2, 96 trường hợp chưa xét nghiệm trước đó và nhiều trường hợp được phát hiện thông qua xét nghiệm đại diện hộ gia đình.

Cụ thể, các ca mắc mới phát hiện khi xét nghiệm đại diện hộ gia đình tại các xã Hòa Châu, Hòa Phú (huyện Hòa Vang, 3 ca); phường Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ, 2 ca); phường Hòa Cường Bắc, Hòa Cường Nam, Thuận Phước (quận Hải Châu, 9 ca); phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu, 1 ca) và 11 ca tại quận Thanh Khê, tập trung ở các phường Hòa Khê, Tam Thuận, Thanh Khê Đông, Vĩnh Trung.

Đà Nẵng cũng ghi nhận thêm 8 ca mắc liên quan đến lực lượng phòng, chống dịch, gồm 2 ca trong khu phong tỏa phường Hòa Cường Bắc (quận Hải Châu), 6 ca là F1 và F liên quan đến các ca mắc trước đó.

Trong số 167 ca mắc mới trong ngày, có 50 ca chưa rõ nguồn lây. Gồm 27 F1 của các F0 được phát hiện trước đó khi lấy mẫu hộ gia đình, 10 ca có triệu chứng đi khám bệnh, xét nghiệm tại các cơ sở y tế và 13 ca lấy mẫu hộ gia đình.

Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Đà Nẵng, chuỗi lây nhiễm liên quan chợ đầu mối Hòa Cường tiếp tục ghi nhận thêm 98 ca mắc mới. Chuỗi lây nhiễm này đã ghi nhận tổng cộng 592 ca mắc Covid-19.

Các chuỗi lây nhiễm tại các khu vực phong tỏa trên địa bàn quận Sơn Trà đã giảm số ca mắc rõ rệt với 6 ca mắc trong ngày, gồm 4 F1 đã cách ly, 1 trường hợp trong khu vực phong tỏa và 1 trường hợp lấy mẫu hộ gia đình.

Từ 10/7 đến nay, thành phố ghi nhận 2.464 ca mắc Covid-19.

Hà Nội gấp rút đưa F1 đi cách ly từ chung cư Linh Đàm

Sau khi có kết quả 13 ca mắc COVID-19 mới tại tòa HH4C Linh Đàm, lực lượng chức năng đã gấp rút đưa những người là F1 liên quan đến các ca bệnh đi cách ly tập trung.

Trưa 20/8, Hà Nội thông báo có 51 ca mắc COVID-19 mới, trong số đó có 23 ca cộng đồng, 18 ca qua sàng lọc khu vực có nguy cơ cao và 33 ca thuộc chùm ho sốt thứ phát.

Trong số 23 ca phát hiện tại cộng đồng có 13 ca tại phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai - Hà Nội) đều có địa chỉ tại chung cư HH4C Linh Đàm. Cụ thể, có 3 người ở căn 732; 3 người ở căn 3040; 1 người ở căn 728; 1 người ở căn 3234; 1 người ở căn 3240, 1 người ở căn 840, 1 người ở căn 442; 1 người ở căn 3334 và 1 người ở căn 2708.

Ngày 18/8, nhóm người này được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc diện khu vực nguy cơ (lấy mẫu gộp) nghi ngờ dương tính, ngày 19/8 được lấy lại mẫu đơn, kết quả xét nghiệm dương tính.

Sáng 20/8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quận Hoàng Mai phát đi thông báo, đề nghị những ai ở khu vực chung cư HH Linh Đàm hoặc đã từng đi qua khu vực này từ 10/8 đến 20/8 có biểu hiện ho, sốt cần liên hệ ngay với trạm y tế gần nhất hoặc Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai (024.36332628) hoặc CDC Hà Nội (0969.082.115/0949396115) để được tư vấn.

Hà Nội ghi nhận 51 ca mới, rải rác ở 11 quận

Trong 6 giờ (từ 6h sáng đến 12h trưa ngày 20/8), Hà Nội ghi nhận 51 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó 23 ca cộng đồng.

51 ca mắc mới được ghi nhận vào trưa nay có 23 ca tại cộng đồng và 28 ca trong khu cách ly. Phân bố bệnh nhân theo quận, huyện: Hoàng Mai (13), Hoàn Kiếm (06), Thanh Trì (05), Hà Đông (05), Thường Tín (04), Ba Đình (04), Thanh Xuân (03), Long Biên (02), Đông Anh (02), Hai Bà Trưng (02), Gia Lâm (01).

Phân bố theo chùm ca bệnh: sàng lọc khu vực nguy cơ cao (18), ho sốt thứ phát (33).

img

Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm cư dân chung cư Linh Đàm.

23 ca ghi nhận tại cộng đồng, gồm:

13 ca bệnh tại phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai

R.H.N, nữ, sinh năm 1970, ở P732-HH4C, Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai

N.Q.G, nữ, sinh năm 2003, ở P732-HH4C, Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai

N.D.H, nam, sinh năm 1995, ở P732-HH4C, Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai

N.T.N, nữ, sinh năm 1991, P728-HH4C Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai

L.T.N, nữ, sinh năm 1984, P3234-HH4C, Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai

V.V.C, nam, sinh năm 1992, P3240 -HH4C, Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai

M.T.T.P, nữ, sinh năm 1982, P840 -HH4C, Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai

T.T.Q, nữ, sinh năm 1948, P442-HH4C, Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai

V.T.K, nam, sinh năm 2018, P3040-HH4C, Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai

Đ.T.T, nữ, sinh năm 1987, P3040-HH4C, Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai

V.Đ.K.L, nữ, sinh năm 2020, P3040-HH4C, Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai

N.T.H, nữ, sinh năm 1989, P3334-HH4C, Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai

N.T.K.H, nữ, sinh năm 1981, P2708-HH4C, Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai

13 bệnh nhân sống tại khu vực nguy cơ cao, ngày 18/8 được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc diện khu vực nguy cơ (lấy mẫu gộp) nghi ngờ dương tính, ngày 19/8 được lấy lại mẫu đơn, kết quả xét nghiệm dương tính

5 ca bệnh tại phường Quang Trung, Hà Đông

1. T.T.M, nữ, sinh năm 1988

2. M.T.N.S, nam, sinh năm 2021

3. P.T.H, nữ sinh năm 1996

4. M.Q.Đ, nam, sinh năm 1986

5. M.T.H.P, nam, sinh năm 2017

Các bệnh nhân đều ở tổ 2, Quang Trung, Hà Đông. Ngày 19/8, các bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc theo diện khu vực nguy cơ, kết quả dương tính.

3 ca tại Khương Mai, Thanh Xuân

1. V.N.D, nữ, sinh năm 1992

2. Đ.L.A, nữ, sinh năm 2008

3. N.T.T, nam, sinh năm 1991

Các bệnh nhân đều có cùng địa chỉ tại P1216 chung cư Ateremis, số 3 Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Thanh Xuân, là F1của N.T.L.Đ. Ngày 19/8, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

1 ca tại quận Long Biên là L.M.H, nam, sinh năm 1984, Thạch Bàn, Long Biên, là F1 của P.Đ.L, ngày 18/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

1 ca tại huyện Gia Lâm là N.T.T, nữ, sinh năm 2020, Kim Sơn, Gia Lâm, là F1 của N.Đ.H, ngày 19/8, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

28 ca tại khu cách ly, phong tỏa

1. N.V.H, nam, sinh năm 1963

2. N.T.B, nữ, sinh năm 1963

3. N.P.L nữ, sinh năm, 2011

Cả 3 bệnh nhân đều ở Văn Phú, Thường Tín, là F1 của N.Đ.H. Ngày 14/8 được lấy mẫu xét nghiệm âm tính và chuyển vào khu cách ly. Ngày 19/8 được lấy mẫu xét nghiệm lần 2, kết quả dương tính.

4. T.T.Ư, nữ, sinh năm 1967, Tô Hiệu, Thường Tín, là F1 của N.T.D. Ngày 8/8 được lấy mẫu xet nghiệm âm tính và chuyển vào khu cách. Ngày 18/8 có triệu chứng ho, tức ngực, ngày 19/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

5. L.T.L, nữ, sinh năm 1973, thôn Tự Khoát, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, là F1 của N.T.L. Ngày 5/8, được lấy mẫu xét nghiệm lần 1 âm tính và chuyển cách ly tập trung. Ngày 11/8, được lấy mẫu xét nghiệm lần 2, kết quả âm tính. Ngày 18/8, xuất hiện triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

6. L.T.T, nữ, sinh năm 2001, thôn Tự Khoát, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, là F1 của N.T.L. Ngày 4/8 được lấy mẫu xét nghiệm âm tính và chuyển vào khu cách ly, ngày 18/8 có triệu chứng ho, sốt, ngày 19/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

7. L.T.H, nữ, sinh năm 1978, thôn Tự Khoát, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, là F1 của N.T.D. Ngày 8/8 được lấy mẫu và chuyển vào khu cách ly tập trung. Ngày 18/8, có triệu chứng ho, tức ngực, ngày 19/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

8. H.T.P, nữ, sinh năm 1971, thôn Lạc Thị, Ngọc Hồi, Thanh Trì, là F1 của T.T.N. Ngày 5/8 được lấy mẫu xét nghiệm âm tính và chuyển vào khu cách ly tập trung, này 19/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

9. T.C.Đ, nam, sinh năm 1986, thôn Thọ Am, Liên Ninh, Thanh Trì, là F1 của V.Q. Ngày 15/8, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả âm tính và chuyển cách ly tập trung. Ngày 19/8, xuất hiện triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

10. L.M.H, nam, sinh năm 1984, Thạch Bàn, Long Biên, là F1 của P.Đ.L. Ngày 18/8, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

11. T.Q.M, nam, sinh năm 1997;

12. N.D.A, nam, sinh năm 2017;

13. N.T.N, nữ, sinh năm 1979;

14. N.T.L, nữ, sinh năm 1994;

15. N.V.T, nam, sinh năm 1975; 16. T.C.L, nữ, sinh năm 2003

Các bệnh nhân ở Phúc Tân, Hoàn Kiếm, cùng là F1 N.T.T, được cách ly tập trung từ ngày 5/8, đã được xét nghiệm nhiều lần âm tính. Ngày 19/8, xuất hiện triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

17. N.T.P.T, nữ, sinh năm 2000, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, là F1 của C.M.H, được cách ly tập trung từ ngày 4/8, đã có xét nghiệm nhiều lần âm tính. Ngày 19/8, xuất hiện triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

18. N.V.N, nam, sinh năm 1972, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, là người sống trong khu vực phong tỏa từ ngày 12/8. Ngày 13/8, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả âm tính. Ngày 18/8, được xác định là F1 của N.T.L, ngày 19/8, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

19. N.T.H, nữ, sinh năm 1957

20. N.N.B.C, nữ, sinh năm 2012

Các bệnh nhân ở Trần Quý Cáp, Văn Chương, Đống Đa, là F1 của T.T.T.N. Ngày 19/8 được lấy mẫu và chuyển cách ly tập trung, ngày 20/8 có kết quả dương tính.

21. P.T.M, nam, sinh năm 1972

22. P.Q.A, nữ, sinh năm 2008

Các bệnh nhân ở Trung Tả, Thổ Quan, Đống Đa, là F1 của L.D.T. Ngày 19/8 được lấy mẫu xét và chuyển cách ly tập trung, ngày 20/8 có kết quả dương tính.

23. B.V.Đ, nam, sinh năm 1987, Kim Chung, Đông Anh, là F1 của V.T.S. Ngày 10/8, được lấy mẫu xét nghiệm âm tính và chuyển cách ly tập trung. Ngày 18/8, được lấy mẫu xét nghiệm lần 2, kết quả dương tính.

24. T.V.T, nam, sinh năm 1988, Kim Chung, Đông Anh, là F1 của T.T.X. Ngày 11/8, được lấy mẫu xét nghiệm âm tính và chuyển cách ly tập trung. Ngày 18/8, được lấy mẫu xét nghiệm lần 2, kết quả dương tính.

25. N.Đ.H, nam, sinh năm 1975, Nguyễn Trung Trực, Ba Đình, là F1 của V.Q.H. Ngày 8/8 được lấy mẫu xét nghiệm âm tính và chuyển vào khu cách ly. Ngày 19/8 có triệu chứng sốt được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

26. Đ.L.T, nam, sinh năm 1968, Đội Cấn, Ba Đình, là F1 của L.T.L. Ngày 13/8 được lấy mẫu xét nghiệm âm tính và chuyển vào khu cách ly. Ngày 19/8 được lấy mẫu xét nghiệm lần 2, kết quả dương tính.

27.N.Q.Đ, nam, sinh năm 1988

28. L.T.P.L, nữ, sinh năm 1995

Các bệnh nhân ở Điện Biên, Ba Đình, là F1 của N.V.C. Ngày 12/8 được lấy mẫu xét nghiệm âm tính và chuyển khu cách ly tập trung. Ngày 19/8, được lấy mẫu xét nghiệm lần 2, kết quả dương tính.

Tính từ ngày 29/4 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 2.474 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận tại cộng đồng là 1.267 và số mắc là đối tượng đã được cách ly là 1.207.

Hà Nội khẩn tìm người đến tổ hợp HH Linh Đàm từ 10/8

Lực lượng chức năng đề nghị những ai liên quan đến khu vực chung cư HH Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) từ 10/8 đến nay cần liên hệ ngay với cơ quan y tế.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quận Hoàng Mai (Hà Nội) vừa phát đi thông báo cho biết hiện nay khu vực toà HH4C (tại tổ hợp chung cư HH Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) đã phát sinh ca dương tính SARS-CoV-2.

Đề nghị những người ở khu vực HH phường Hoàng Liệt hoặc đã từng đi qua khu vực đó từ 10/8 đến nay có biểu hiện ho, sốt cần liên hệ ngay với trạm y tế gần nhất hoặc Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai (02436332628) hoặc CDC Hà Nội (0969082115 hoặc 0949396115) để được tư vấn.

Lãnh đạo UBND phường Hoàng Liệt cho biết tối 19-8, lực lượng chức năng lập lều dã chiến ngay tại tòa nhà HH4C thuộc tổ hợp chung cư HH Linh Đàm để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19.

Ngày 18/8, tại tổ hợp chung cư HH Linh Đàm lực lượng y tế đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm với đại diện các hộ gia đình toàn bộ cư dân của 12 toà nhà với khoảng 19.000 mẫu.

Ngày 19/8, UBND phường Hoàng Liệt có thông báo tạm thời không ra khỏi nơi cư trú đối với cư dân tòa HH4C chung cư Linh Đàm. Theo đó, kể từ 12 giờ 30 ngày 19/8, yêu cầu toàn thể cư dân đang sinh sống tại tòa HH4C không rời khỏi tòa nhà, đặc biệt không rời khỏi căn hộ khi không có việc thực sự quan trọng, cần thiết cho đến khi có thông báo mới và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

Được biết, tổ hợp chung cư HH Linh Đàm có khoảng 30.000 dân. Riêng tòa HH4C có khoảng hơn 2.000 người.

Từ 23/8, người dân TP.HCM "ai ở đâu ở yên đó

Sáng 20/8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức họp báo thông tin tình hình dịch bệnh và triển khai các giải pháp phòng, chống dịch giai đoạn tới.

Chủ trì họp báo có ông Phan Nguyễn Như Khuê - trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, ông Dương Anh Đức - phó chủ tịch UBND TP.HCM, ông Phạm Đức Hải - phó chủ tịch HĐND TP.HCM và ông Từ Lương - phó giám đốc Sở Thông tin truyền thông.

img

Từ 23/8, người dân TP.HCM "ở yên một chỗ"

Theo lãnh đạo Thành phố, dù áp dụng nhiều biện pháp mạnh trong thời gian giãn cách toàn TP theo chỉ thị 16 nhưng số ca nhiễm mới vẫn tăng cao, theo thống kê của cơ quan y tế. Điều đáng nói, số ca nhiễm mới trong cộng đồng (không tính khu cách ly, phong tỏa) có xu hướng tăng cao những ngày qua.

Trao đổi tại buổi họp báo, ông Phạm Đức Hải - phó trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM - cho biết, thời gian qua, TP.HCM đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt chống dịch COVID-19 và đã đạt một số kết quả nhất định.

Tuy nhiên dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường. Để tiếp tục thực hiện có hiệu qua nghị quyết 86 của Chính phủ, chỉ thị 12 của Ban thường vụ Thành ủy và Kế hoạch 2715 của UBND TP, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tiếp tục tăng cường, nâng cao các biện pháp. Với các phương châm: mỗi tổ dân phố, khu phố, phường, xã, thị trấn, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài chống dịch.

5 giải pháp được TP.HCM đưa ra là nâng cao, tập trung hơn, đẩy mạnh hơn để trong thời gian thực hiện các văn bản, chỉ thị của trung ương, thành phố tập trung hơn chống dịch. Chính phủ đã chỉ đạo đến 15/9, TP.HCM phải kiểm soát được dịch, dần đưa TP về trạng thái bình thường mới. Do vậy, 5 giải pháp này đưa ra để thực hiện mục tiêu này.

Hiện nay các cơ quan hữu quan liên quan đang chuẩn bị phương án cụ thể và trước ngày 23/8 sẽ công bố cho người dân biết. Trong đó, sẽ công bố rõ việc áp dụng quy định nghiêm việc giãn cách, lực lượng, binh chủng nào sẽ được lưu thông.

Việc vận chuyển, tiếp tế lương thực, thực phẩm đến các hộ dân; các trạm y, tế lưu động nhằm tập trung chăm lo, điều trị cho F0. Thuốc điều trị, việc mở rộng xét nghiệm, tập trung tiêm vắc xin…

TP.HCM đưa ra 5 nhóm giải pháp. Cụ thể người dân TP đảm bảo việc thực hiện quy định vào giãn cách xã hội, ai ở đâu ở yên đó, nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố ấp cách ly khu phố ấp, phường xã thị trấn cách ly phường xã thị trấn.

Tập trung chăm lo cho bệnh nhân F0, điều trị người có triệu chứng chuyển nặng để hạn chế tỉ lệ tử vong. Tiếp tục tiến hành lấy mẫu xét nghiệm người dân ở những khu vực vùng đỏ trên bản đồ COVID-19 TP.

Trên 1,2 triệu liều vaccine tiếp tục về Việt Nam

Tối qua 19/8, Bộ Y tế thông báo đã có thêm trên 1,2 triệu liều vắc xin AstraZeneca đến Việt Nam. Theo ước tính sơ bộ, đến nay Việt Nam đã nhận được khoảng 24 triệu liều vắc xin và đã tiêm xấp xỉ 16 triệu liều.

Theo Bộ Y tế, lô vắc xin này là lần giao thứ 9 trong hợp đồng mua 30 triệu liều thông qua Công ty VNVC, với 6,7 triệu liều đã được giao cho đến nay.

Ngoài vắc xin mua từ AstraZeneca, Việt Nam còn nhận được hỗ trợ từ COVAX, mua của Pfizer và nhận được hỗ trợ từ Nhật Bản, Vương quốc Anh, Trung Quốc. Đến nay, có khoảng 24 triệu liều đã được giao và đã tiêm xấp xỉ 16 triệu liều.

img

Việt Nam đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng phòng ngừa Covid-19.

Hiện vắc xin vẫn về hằng tuần tuy số lượng hạn chế. Trong tháng 9 tới, dự báo có thêm 9,3 triệu liều sẽ về, nhưng so với nhu cầu, số lượng vắc xin về còn ít ỏi, nhiều tỉnh thành nằm trong khu vực có dịch nhưng tỉ lệ tiêm còn thấp.

Trong ngày 19 và 20/8, có nhiều đoàn y bác sĩ từ các Bệnh viện Nội tiết trung ương, Hữu nghị, Phụ sản trung ương chi viện cho khu vực phía Nam. Trong đó, đoàn của Bệnh viện Hữu Nghị chi viện cho Tiền Giang, Bệnh viện Nội tiết trung ương chi viện Vĩnh Long, Bệnh viện Phụ sản trung ương chi viện Bình Dương và TP.HCM.

Tại cuộc làm việc trực tuyến với các tỉnh thành đang có dịch nóng gồm TP.HCM, Long An, Đồng Nai và Bình Dương, Bộ Y tế đã bàn một số giải pháp, trong đó có mô hình trạm y tế lưu động, phục vụ quản lý người nhiễm tại cộng đồng.

Bộ Y tế cho biết trước đây mỗi xã phường có 1 trạm y tế, nhưng trong tình hình dịch hiện nay thì bố trí thêm trạm lưu động, đặc biệt tại các khu đông dân cư, nhiều người nhiễm COVID-19 như TP.HCM. Trạm sẽ được bố trí tại các địa điểm như nhà văn hóa, trường học, phòng khám đa khoa khu vực... tại phường.

Mô hình này sẽ được triển khai trước tại TP.HCM. Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn chăm sóc và điều trị người bệnh COVID-19 tại trạm lưu động. Trạm cũng sẽ là nơi quản lý, chăm sóc người bệnh ban đầu, thực hiện các công việc: phát thuốc, chăm sóc và theo dõi các F0 đang ở cộng đồng, theo dõi thời gian chuyển tuyến...

img

Báo Giao thông cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất ngày 20/8

Hà Nội ghi nhận 2.423 ca dương tính từ 29/4 đến nay

Sở Y tế Hà Nội cho biết, sáng nay (20/8), thành phố ghi nhận 14 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, có 5 ca tại cộng đồng.

14 ca mắc mới ghi nhận từ 18h ngày 19/8 đến 6h ngày 20/8 được phân bố ở Đông Anh (9), Gia Lâm (4), Đống Đa (1), bao gồm 5 ca tại cộng đồng và 9 ca trong khu cách ly.

Các ca bệnh mới ghi nhận thuộc chùm sàng lọc ho sốt (2), chùm ho sốt thứ phát (12).

Tính từ ngày 29/4 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.423 ca dương tính vớ SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1244 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.179 ca.

Về công tác lấy mẫu xét nghiệm cho đối tượng nguy cơ cao, người sinh sống trong khu vực phong tỏa, khu vực nguy cơ, tính đến 19h00 ngày 19/8, toàn thành phố đã lấy được 421.108 mẫu, trong đó có 107.259 mẫu đã có kết quả âm tính, các mẫu còn lại đang chờ kết quả xét nghiệm.

Cụ thể, khu vực phong tỏa lấy 21.776 mẫu, đã có 8469 mẫu âm tính; khu vực nguy cơ cao lấy 184.412 mẫu, đã có 54.761 mẫu âm tính; đối tượng nguy cơ lấy 214.920 mẫu, đã có 44.029 mẫu âm tính.

Thai phụ khỏi COVID-19 sau gần một tháng nguy kịch

Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân L.T.H., 23 tuổi, trú tại Diễn Châu, Nghệ An là nhân viên y tế làm việc tại TP.HCM, trở về quê tại Nghệ An và được cách ly ở trạm y tế địa phương.

Ngày 19/7, H. xuất hiện triệu chứng sốt 38,5 độ C, khó thở, ho tăng dần và đau mỏi người. Kết quả xét nghiệm của chị dương tính với SARS-CoV-2. Khi đó, chi H. đang mang thai 36 tuần và phải điều trị đái tháo đường thai kỳ.

Sau khi được chuyển tới bệnh viện tuyến cơ sở điều trị, bệnh nhân tiếp tục khó thở, được mổ lấy thai và cho thở oxy kính, kháng sinh, chống viêm, chống đông máu.

Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của chị vẫn diễn biến nặng dần, phải thở oxy dòng cao (HFNC) và chuyển tới khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội).

Một ngày sau, bệnh nhân bị tụt huyết áp, suy tuần hoàn. Chị được đặt catheter động mạch và theo dõi sát sao.

Tới ngày 29/7, sức khỏe của bệnh nhân tiến triển rõ rệt, chỉ số chức năng phổi tăng, dấu hiệu sinh tồn ổn định. Các bác sĩ quyết định rút ống nội khí quản, bỏ máy thở và cho bệnh nhân thở oxy kính.

Tuy nhiên, ngày 30/7, H. lại đột ngột có biểu hiện suy hô hấp, đau tức ngực và may mắn được cấp cứu kịp thời. Ngay sau đó, các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính ngực để tìm nguyên nhân. Sau khi thăm khám, H. được chỉ định điều trị theo hướng tắc mạch phổi.

Ngày 8/8, bệnh nhân tự thở tốt, cơ lực khá, toàn trạng ổn định. H. cũng được ngừng thở oxy kính và tích cực vận động, phục hồi chức năng, nuôi dưỡng, nâng cao thể trạng.

Đến ngày 19/8, sau 26 ngày chăm sóc tích cực, sức khỏe bệnh nhân hoàn toàn ổn định và được xuất viện.

Hà Nội gửi tặng TP.HCM 5.000 tấn gạo, Bình Dương 1.000 tấn gạo

Ngày 19/8, cuộc họp Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội do Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chủ trì đã thống nhất chỉ đạo gửi tặng TP.HCM 5.000 tấn gạo và tỉnh Bình Dương 1.000 tấn gạo.

Trước đó, Hà Nội cũng đã gửi tặng TP.HCM hệ thống xét nghiệm RT-PCR tự động 72 giếng, cùng với máy tách chiết tự động 96 giếng và test chẩn đoán Covid-19; quyết định dành 54 tỷ đồng hỗ trợ 18 tỉnh, thành phố phía Nam gồm: Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Đồng Nai, Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau, Tây Ninh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Long An đang gặp khó khăn do dịch Covid-19, mỗi địa phương 3 tỷ đồng.

Hà Nội có thể nới lỏng giãn cách thời gian tới?

Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17 của Chủ tịch UBND thành phố đến 6h ngày 23/8. Theo chuyên gia phòng chống dịch của Hà Nội, việc xem xét nới lỏng các biện pháp phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có xét nghiệm diện rộng.

img

Hà Nội tiếp tục kiểm soát chặt người ra đường

Theo văn bản kết luận của Thường trực Thành ủy Hà Nội, nguy cơ lây lan dịch bệnh ở Thủ đô vẫn ở mức cao và khó lường; việc xét nghiệm diện rộng, xét nghiệm sàng lọc ho, sốt tại cộng đồng vẫn ghi nhận thêm các ca mắc mới; có thể còn có các trường hợp F0 khác trong cộng đồng chưa được bóc tách hết; trong các khu phong tỏa vẫn xuất hiện nhiều F0 do truy vết không kịp hoặc thực hiện “chặt ngoài, lỏng trong”.

Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị ủy chỉ đạo tiếp tục bố trí, nâng cao hiệu quả thực chất của các chốt kiểm soát phòng, chống dịch ngay tại các ngõ, phố, thôn, xóm; phát huy tốt vai trò các tổ COVID-19 cộng đồng, các tổ phản ứng nhanh từ quận, huyện, thị xã đến các xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố, kiểm soát chặt cả bên ngoài và bên trong, nhất là các khu vực có F0 đã phong tỏa, tránh tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”.

Các nơi phong tỏa phải kiểm soát nghiêm hơn, chặt hơn, bố trí lực lượng, phương tiện cung ứng lương thực, thực phẩm, hàng hóa cho từng gia đình, từng người dân để nhân dân yên tâm ở tại chỗ, không ra ngoài, phòng ngừa lây lan dịch trong khu phong tỏa.

Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu tiếp tục triển khai hiệu quả việc xét nghiệm diện rộng, trong đó lưu ý việc xác định các khu vực nguy cơ cao bảo đảm chính xác, ưu tiên xét nghiệm các “vùng đỏ”, đối tượng nguy cơ cao như: lực lượng tuyến đầu, người lao động tham gia các chuỗi cung ứng hàng hóa, vận tải, dịch vụ, công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất, giáo viên, học sinh, cán bộ, nhân viên các trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm cai nghiện...

TP.HCM lắp bổ sung hệ thống bồn oxy cho các bệnh viện trước 23/8

Ngày 19/8, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình đã chỉ đạo về việc tăng cường, bổ sung hệ thống các bồn oxy tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM.

Theo đó, Phó Chủ tịch Lê Hòa Bình giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện đầu tư, tăng cường lắp đặt hệ thống oxy cho các giường bệnh điều trị COVID-19 để đảm bảo quy mô 15.000 giường bệnh có gọng thở oxy trước ngày 23/8.

img

Bệnh nhân COVID-19 rất cần oxy và máy thờ trong quá trình điều trị

Ngoài ra, TP.HCM tăng cường và rà soát các camera để có cơ sở kiểm tra, giám sát giường bệnh.

Bên cạnh đó, lãnh đạo UBND TP.HCM yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính mời làm việc với các đơn vị cung cấp oxy (Công ty TNHH Oxy Đồng Nai; Công ty Cổ phần Hơi kỹ nghệ que hàn - Sovigaz; Công ty Cổ phần Nippon Sanso Việt Nam và Công ty TNHH Air Liquide Việt Nam) để thống nhất cam kết thực hiện hợp đồng cung cấp oxy cho các Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19.

Các đơn vị phải tính toán phương án phối hợp đảm bảo kịp thời theo yêu cầu điều trị, không được để tình trạng thiếu oxy do không cung cấp kịp thời. Trường hợp, không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng, phải có biện pháp xử lý theo quy định.

Mặt khác, Phó Chủ tịch Lê Hòa Bình thống nhất chủ trương sử dụng các bồn oxy lỏng dung tích lớn do Công ty TNHH Oxy Đồng Nai cung cấp (ngoài số lượng các bồn oxy lỏng dung tích 1 tấn đã lắp đặt).

UBND TPHCM giao Giám đốc Sở Công Thương phối hợp với Sở Xây dựng kết nối liên hệ với các đơn vị cung cấp thiết bị để hỗ trợ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tiến hành đặt hàng mua sắm thêm 10 bồn oxy lỏng dung tích 10 tấn, 10.000 chai oxy thể tích 40 lít và 10.000 khẩu thở để chuẩn bị sẵn sàng cung cấp nhu cầu oxy cho các giường bệnh điều trị bệnh nhân COVID-19.

Chiều cùng ngày, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết tính từ 18h30 ngày 18/8 đến 19h ngày 19/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.425 trường hợp nhiễm mới tại TP.HCM.

Như vậy trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM đã có tổng cộng 164.342 trường hợp mắc COVID-19 được công bố.

Theo HCDC, Bộ Y tế đã chỉ đạo TP.HCM triển khai thành lập 389 trạm y tế lưu động tại các quận, huyện, TP. Thủ Đức.

Mỗi trạm y tế lưu động phải bố trí một phòng khám bệnh thông thường, khu vực lấy mẫu xét nghiệm, khu vực hành chánh, khu vực lưu trữ thuốc, khu vực để bình oxy và trang thiết bị, ... và nơi nghỉ ngơi cho nhân viên.

Dự kiến mỗi trạm y tế lưu động sẽ quản lý và chăm sóc sức khỏe tại nhà cho khoảng 50 - 100 người F0 và điều trị nhiều bệnh lý khác, tiêm vắc-xin, …

Từ 16h chiều 19/8, Bộ Tư lệnh TP.HCM đưa vào hoạt động 2 số đường dây nóng là 069.652.401 và 02866.822.000, không chỉ để tiếp nhận các ca mất vì COVID-19 mà còn để chăm lo cho người dân, để người dân yên tâm ở tại chỗ.

Đường dây nóng có 4 tổ, người dân có thể nhắn và gọi để lực lượng trực nhận thông tin. Ở 22 quận huyện và TP Thủ Đức đều có thành viên trong tổ giúp việc này để có thể sâu sát địa phương, phối hợp giúp đỡ dân ngay tức khắc.

Ngày 19/8, cả nước ghi nhận thêm 10.654 ca mắc mới

Bộ Y tế thông tin, tính từ 18h30 ngày 18/8 đến 19h ngày 19/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.654 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 10.639 ca ghi nhận trong nước.

Tại TP. Hồ Chí Minh (4.425), Bình Dương (3.255), Đồng Nai (657), Long An (545), Tiền Giang (478), Đồng Tháp (185), Đà Nẵng (164), Khánh Hòa (151), Cần Thơ (134), Tây Ninh (102), An Giang (70), Vĩnh Long (60), Hà Nội (53), Trà Vinh (51), Nghệ An (45), Phú Yên (44), Bình Thuận (43), Sơn La (26), Quảng Nam (24), Bình Định (24), Kiên Giang (17), Quảng Ngãi (16), Quảng Trị (9), Bình Phước (8 ), Bắc Giang (7), Ninh Thuận (7), Hà Tĩnh (7), Hậu Giang (6), Thanh Hóa (6), Bắc Ninh (4), Nam Định (4), Quảng Bình (4), Hải Dương (2), Ninh Bình (2), Bạc Liêu (2), Thái Bình (1), Lạng Sơn (1) trong đó có 6.407 ca trong cộng đồng.Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 1.995 ca.

Tại TP. Hồ Chí Minh tăng 694 ca, Bình Dương tăng 742 ca, Đồng Nai tăng 214 ca, Long An tăng 117 ca, Tiền Giang tăng 196 ca.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 312.611 ca nhiễm, đứng thứ 72/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.180 ca nhiễm).

img

Khu vực điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 308.559 ca, trong đó có 108.534 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (164.542), Bình Dương (55.601), Long An (16.552), Đồng Nai (15.602), Bắc Giang (5.802).

Ngày 19/8, 5.000 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 120.059 ca.660 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU và 27 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO.

Ngày 19/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 380 ca tử vong tại TP.HCM (307), Bình Dương (45), Long An (17), Cần Thơ (3), Bến Tre (2), Bình Thuận (2), Tiền Giang (2), Vĩnh Long (2).Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 19/8 là 7.150 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 201.443 xét nghiệm cho 643.418 lượt người.Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 8.878.290 mẫu cho 25.762.113 lượt người.Trong ngày 18/8 có 398.031 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 15.922.537 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 14.359.868 liều, tiêm mũi 2 là 1.562.669 liều.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.