Xã hội

Covid-19 ngày 21/3: Cả nước thêm 131.713 F0, giảm 9.440 ca so với hôm qua

21/03/2022, 18:00

Dịch Covid-19 ngày 21/3: Hôm nay, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 131.713 ca mới, 69 ca tử vong, Hà Nội giảm hơn 1.100 ca.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 20/3 đến 16h ngày 21/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 131.713 ca nhiễm mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 131.709 ca ghi nhận trong nước (giảm 9.440 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 87.895 ca trong cộng đồng).

img

Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 131.713 ca nhiễm mới, giảm 9.440 ca so với ngày trước đó tại 63 tỉnh, thành phố

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (17.916), Nghệ An (5.403), Phú Thọ (5.348), Bắc Ninh (4.295), Lào Cai (4.282), Bắc Giang (3.908), Tuyên Quang (3.896), Lạng Sơn (3.769), Yên Bái (3.755), Vĩnh Phúc (3.686), Bắc Kạn (3.684), Hải Dương (3.620), Đắk Lắk (3.592), Thái Bình (3.016), Sơn La (2.988), Hưng Yên (2.908), Quảng Bình (2.853), Gia Lai (2.793), Hòa Bình (2.793), Thái Nguyên (2.783), Cà Mau (2.714), Quảng Ninh (2.638), Bình Dương (2.452), Cao Bằng (2.264), Bình Định (2.232), Điện Biên (1.983), Hà Nam (1.798), Lai Châu (1.777), Lâm Đồng (1.729), Hà Giang (1.714), Quảng Trị (1.542), TP. Hồ Chí Minh (1.487), Bến Tre (1.451), Ninh Bình (1.446), Vĩnh Long (1.438), Kon Tum (1.246), Bình Phước (1.206), Tây Ninh (1.194), Đắk Nông (1.175), Nam Định (1.112), Phú Yên (973), Hà Tĩnh (968), Thanh Hóa (867), Trà Vinh (812), Quảng Ngãi (811), Đà Nẵng (788), Hải Phòng (758), Bà Rịa - Vũng Tàu (692), Khánh Hòa (616), Thừa Thiên Huế (610), Bình Thuận (450), Quảng Nam (353), Bạc Liêu (249), Cần Thơ (173), An Giang (170), Long An (134), Đồng Nai (77), Đồng Tháp (77), Kiên Giang (76), Ninh Thuận (74), Sóc Trăng (52), Hậu Giang (38), Tiền Giang (5).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Nghệ An (-3.930), Hà Nội (-1.149), Đắk Lắk (-1.003).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Kạn (+1.875), Bắc Ninh (+1.442), Bình Dương (+1.277).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 160.108 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 8.089.761 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 81.848 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 8.082.091 ca, trong đó có 4.279.851 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.188.086), TP. Hồ Chí Minh (584.234), Bình Dương (362.009), Nghệ An (351.251), Hải Dương (299.214).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 179.640 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 4.282.668 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.169 ca.

Số bệnh nhân tử vong:

Từ 17h30 ngày 20/3 đến 17h30 ngày 21/3 ghi nhận 69 ca tử vong tại: Bạc Liêu (5), Đồng Nai (5), Quảng Nam (5), Quảng Ngãi (5), Bình Dương (4), An Giang (3), Hà Nội (3), Khánh Hòa (3), Phú Thọ (3), Trà Vinh (3), Bắc Giang (2), Cà Mau (2), Hòa Bình (2), Lâm Đồng (2), Phú Yên (2), Tây Ninh (2), TP. Hồ Chí Minh (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Phước (1), Bình Thuận (1), Cần Thơ (1), Đà Nẵng (1), Đồng Tháp (1), Hà Giang (1), Hà Nam (1), Hà Tĩnh (1), Kiên Giang (1), Lạng Sơn (1), Nam Định (1), Quảng Bình (1), Sóc Trăng (1), Thái Nguyên (1), Thanh Hóa (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 67 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.949 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 37.153.001 mẫu tương đương 83.048.614 lượt người, tăng 178.490 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 20/3 có 167.693 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 201.828.138 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 184.768.739 liều: Mũi 1 là 70.943.341 liều; Mũi 2 là 67.884.313 liều; Mũi 3 là 1.496.237 liều; Mũi bổ sung là 14.650.864 liều; Mũi nhắc lại là 29.793.984 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.059.399 liều: Mũi 1 là 8.753.306 liều; Mũi 2 là 8.306.093 liều.

F0 đang giảm dần, Hà Nội đã qua đỉnh dịch?

BS Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) nhận định khả năng nước ta đã vượt qua đỉnh dịch. Minh chứng cho điều này, ông Phúc dẫn báo cáo hàng ngày cho thấy, số ca bệnh cả nước đang chững lại rõ rệt và xu hướng giảm dần. Hà Nội cũng vậy, nếu như cách đây khoảng 10 ngày luôn trên 30.000 F0/ngày thì gần đây giảm nhiều. "Có thể nhận định rằng, Hà Nội đã qua đỉnh dịch".

img

Chuyên gia nhận định, có thể Việt Nam đã qua đỉnh dịch COVID-19 giai đoạn này.

"Thời gian vừa qua, lượng bệnh nhân cần đến tư vấn của bác sĩ cũng giảm nhiều. Trước những thông số trên có thể nói rằng, Việt Nam đã đạt đỉnh dịch và đang có dấu hiệu đi xuống. Hà Nội hay các tỉnh thành khác hiện qua đỉnh dịch", BS Phúc nói.

BS Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cũng cho rằng, Việt Nam qua thời điểm khó khăn nhất khi vượt đỉnh dịch COVID-19 trong giai đoạn này.

“Không những F0 mỗi ngày giảm mà số ca bệnh nặng, bệnh nhân tử vong cũng giảm nhiều. Chúng ta cũng như một số các nước khác, biến chủng Omicron tràn qua, sau đó đạt đỉnh rồi thoái trào. Vì vậy có thể nói sau thời gian dài liên tục ghi nhận số COVID-19 cao thì nay chúng ta vượt đỉnh dịch và hạ nhiệt. Hơn nữa, đặc điểm của chủng Omicron là dù lây nhanh nhưng rất nhẹ, F0 vẫn ở mức cao song số ca bệnh phải can thiệp y tế lại giảm”, BS Khanh nhấn mạnh.

PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội cũng nhận định, số ca COVID-19 hàng ngày của Hà Nội và cả nước đang có dấu hiệu chững lại rõ rệt. Điều này cho thấy, Việt Nam đã qua đỉnh dịch. Kết quả này do thời gian qua Việt Nam đẩy mạnh công tác tiêm chủng, nâng cao độ bao phủ vaccine. Do đó, dù F0 tăng cao nhưng không có dấu hiệu quá tải hệ thống y tế cũng như bệnh nhân nặng, tử vong giảm.

Dự báo trong thời gian tới dịch COVID-19 ở nước ta giảm nhiều. Trước việc biến chủng Omicron gây bệnh nhẹ, cộng thêm độ bao phủ vaccine cao, chúng ta nên cân nhắc việc mở thêm các hoạt động để phát triển kinh tế, xã hội. Kể cả dịch vụ quán bar, karaoke hay thẩm mỹ, spa... đều có thể mở được trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt chúng ta nên cho các cháu đến trường học trực tiếp, dừng việc học online lại để trẻ được phát triển toàn diện nhất. Chúng ta cũng không nên quá phụ thuộc vào việc có nên tiêm vaccine cho trẻ em hay không.

Nhiều chuyên gia khác cũng nhận định Việt Nam đã qua đỉnh dịch. Các cơ quan chức năng nên cân nhắc mạnh dạn hơn nữa trong việc cho phép các hoạt động được mở lại, điều quan trọng là sớm cho trẻ đến trường.

Cả nước ghi nhận 141.151 ca nhiễm mới

Tính từ 16h ngày 19/3 đến 16h ngày 20/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 141.151 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 141.149 ca ghi nhận trong nước (giảm 9.457 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 93.894 ca trong cộng đồng).

img

Cả nước thêm 141.151 F0, Hà Nội giảm còn 19.065 ca

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (19.065), Nghệ An (9.333), Phú Thọ (5.747), Lạng Sơn (4.635), Đắk Lắk (4.595), Lào Cai (4.358), Vĩnh Phúc (4.162), Tuyên Quang (3.950), Bắc Giang (3.853), Hải Dương (3.724), Hòa Bình (3.644), Gia Lai (3.502), Sơn La (3.375), Quảng Bình (3.347), Yên Bái (3.342), Thái Bình (3.309), Thái Nguyên (2.866), Bắc Ninh (2.853), Hưng Yên (2.838), Điện Biên (2.778), Quảng Ninh (2.693), Bình Định (2.564), Cà Mau (2.441), Cao Bằng (2.321), Bến Tre (2.227), Lai Châu (2.066), Quảng Trị (1.943), Lâm Đồng (1.938), Hà Nam (1.888), Bình Phước (1.812), Bắc Kạn (1.809), Vĩnh Long (1.760), Hà Giang (1.760), Nam Định (1.634), Hồ Chí Minh (1.462), Trà Vinh (1.353), Tây Ninh (1.266), Phú Yên (1.213), Đắk Nông (1.196), Bình Dương (1.175), Ninh Bình (1.118), Kon Tum (1.051), Thanh Hóa (918), Bà Rịa - Vũng Tàu (823), Đà Nẵng (765), Khánh Hòa (751), Hải Phòng (613), Thừa Thiên Huế (600), Quảng Ngãi (585), Bình Thuận (518), Quảng Nam (331), Bạc Liêu (267), An Giang (175), Đồng Nai (165), Long An (161), Cần Thơ (112), Đồng Tháp (92), Kiên Giang (89), Ninh Thuận (65), Tiền Giang (53), Hậu Giang (51), Sóc Trăng (49).

Ngày 20/3/2022, Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 25.056 ca tại Vĩnh Phúc trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-2.006), Nghệ An (-1.766), Hải Dương (-1.214).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (+3.502), Bắc Giang (+358), Vĩnh Long (+216).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 164.328 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 7.958.048 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 80.561 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 7.950.382 ca, trong đó có 4.100.211 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.170.170), TP. Hồ Chí Minh (582.747), Bình Dương (359.557), Nghệ An (345.848), Hải Dương (314.225).

Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 111.635 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 4.103.028 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.968 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.291 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 278 ca; Thở máy không xâm lấn: 113 ca; Thở máy xâm lấn: 281 ca; ECMO: 5 ca.

Dịch Covid-19 ngày 20/3: Cả nước thêm 141.151 F0, Hà Nội giảm còn 19.065 ca 2

img

Số bệnh nhân nặng đang điều trị trong ngày 19/3 là 3.968 ca

63 ca tử vong trong ngày 19/3

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 19/3 đến 17h30 ngày 20/3 ghi nhận 63 ca tử vong tại: Gia Lai (7 ca trong 2 ngày), Hà Nội (4), An Giang (3), Đắk Lắk (3), Đồng Nai (3), Kiên Giang (3), Phú Thọ (3), Trà Vinh (3), Bắc Giang (2), Bạc Liêu (2), Bình Dương (2 ca trong 2 ngày), Bình Phước (2), Đồng Tháp (2), Hòa Bình (2), Lạng Sơn (2), Nam Định (2), Quảng Ninh (2), Sóc Trăng (2), TP. Hồ Chí Minh (2), Bến Tre (1), Bình Định (1), Cà Mau (1), Cần Thơ (1), Cao Bằng (1), Hà Tĩnh (1), Khánh Hòa (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Tây Ninh (1), Thái Nguyên (1), Vĩnh Long (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 71 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.880 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 36.974.511 mẫu tương đương 82.862.859 lượt người, tăng 197.131 mẫu so với ngày trước đó.. Trong ngày 19/3 có 93.985 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm.

Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 201.660.445 liều, trong đó: + Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 184.601.999 liều: Mũi 1 là 70.940.674 liều; Mũi 2 là 67.876.279 liều; Mũi 3 là 1.496.174 liều; Mũi bổ sung là 14.636.057 liều; Mũi nhắc lại là 29.652.815 liều. + Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.058.446 liều: Mũi 1 là 8.752.976 liều; Mũi 2 là 8.305.470 liều.

Bệnh nhân cuối cùng rời Bệnh viện Hồi sức COVID-19

Thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy - đơn vị chịu trách nhiệm chính về mặt chuyên môn tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 chiều 20/3 cho biết, 2 bệnh nhân cuối cùng điều trị tại đây vừa được xuất viện.

img

Sau hơn 8 tháng đi vào hoạt động, nơi được xem là thành trì chống COVID-19 tại TP.HCM đã kết thúc sứ mệnh lịch sử khi bệnh nhân cuối cùng rời viện vào ngày 20/3.

Trường hợp thứ nhất là bà Lữ Ngọc L. (62 tuổi, ngụ tại Quận 8, TP.HCM) nhập viện ngày 12/3 với chẩn đoán mắc COVID-19 không triệu chứng ngày 10 trên cơ địa tăng huyết áp. Các bác sĩ đã điều trị cho bệnh nhân bằng thuốc Molnupiravir và nâng đỡ thể trạng. Sau 1 tuần điều trị, bệnh nhân đã âm tính trên kết quả test nhanh và đủ điều kiện xuất viện.

Trường hợp thứ hai cũng ngụ tại quận 8, TP.HCM là ông Trần Trọng Kh. (82 tuổi) nhập viện ngày 12/3 với chẩn đoán mắc COVID-19, viêm phổi mức độ trung bình ngày 10, theo dõi bội nhiễm, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận mạn, rối loạn lipid máu. Các bác sĩ đã cho bệnh nhân sử dụng Remdesivir, kháng sinh, kháng viêm, kháng đông. Sau 1 tuần điều trị, bệnh nhân đã âm tính với SARS-CoV-2, lâm sàng ổn định, đủ điều kiện xuất viện.

Bệnh viện Hồi sức COVID-19 đi vào hoạt động từ tháng 7/2021, trong giai đoạn đỉnh điểm bùng phát dịch trên diện rộng tại TPHCM. Tại đây đã có sự tham gia của hàng ngàn y bác sĩ, tình nguyện viên đến từ khắp các tỉnh thành trên cả nước. Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân nhiễm COVID-19 mức độ nặng và nguy kịch. Nỗ lực của các y bác sĩ và tình nguyện viên đã góp phần quan trọng đẩy lùi và khống chế dịch COVID-19 mang lại bình an cho cộng đồng.

Sau hơn 8 tháng đi vào hoạt động, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 chính thức ngừng nhận bệnh từ ngày 18/3. Bệnh viện đã kết thúc sứ mệnh lịch sử trong cuộc chiến chống đại dịch, chuẩn bị bàn giao lại các trang thiết bị, cơ sở vật chất để phục hồi công năng điều trị ung bướu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.