Xã hội

Dịch Covid-19 ngày 2/4: Hôm nay, F0 giảm mạnh, chỉ còn 65.619 ca

02/04/2022, 18:00

Dịch Covid-19 ngày 2/4: Hôm nay, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 65.619 ca nhiễm mới, giảm mạnh so với ngày hôm qua.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 1/4 đến 16h ngày 2/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 65.619 ca nhiễm mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 65.616 ca ghi nhận trong nước (giảm 6.939 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 42.193 ca trong cộng đồng).

img

Trong ngày 1/4 có 122.687 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (7.423), Đắk Lắk (3.999), Nghệ An (2.911), Yên Bái (2.883), Phú Thọ (2.770), Bắc Giang (2.439), Quảng Ninh (2.378), Lào Cai (2.283), Hà Giang (2.016), Thái Bình (1.911), Quảng Bình (1.857), Bắc Ninh (1.758), Vĩnh Phúc (1.706), Lạng Sơn (1.668), Tuyên Quang (1.497), Bắc Kạn (1.479), Sơn La (1.319), Hà Nam (1.158), Thái Nguyên (1.134), Cao Bằng (1.111), Hải Dương (1.088), Vĩnh Long (988), Cà Mau (978), Hưng Yên (956), Lâm Đồng (936), Lai Châu (877), Bình Định (834), Bình Dương (748), Quảng Trị (747), Hồ Chí Minh (746), Tây Ninh (737), Bình Phước (728), Hà Tĩnh (715), Điện Biên (661), Hòa Bình (661), Ninh Bình (648), Quảng Ngãi (618), Nam Định (571), Thừa Thiên Huế (563), Bến Tre (557), Đà Nẵng (525), Đắk Nông (481), Thanh Hóa (465), Bà Rịa - Vũng Tàu (412), Phú Yên (358), Trà Vinh (342), Hải Phòng (302), Khánh Hòa (294), Bình Thuận (264), Quảng Nam (259), An Giang (150), Kiên Giang (146), Bạc Liêu (140), Kon Tum (121), Long An (115), Cần Thơ (80), Đồng Nai (40), Đồng Tháp (26), Hậu Giang (16), Ninh Thuận (13), Tiền Giang (10).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Lào Cai (-521), Vĩnh Phúc (-496), Hòa Bình (-435).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+900), Bắc Ninh (+383), Bình Phước (+61).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 81.203 ca/ngày. Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam: - Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.716.282 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 98.279 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.708.545 ca, trong đó có 7.710.537 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.489.939), TP. Hồ Chí Minh (596.056), Nghệ An (398.008), Bình Dương (378.296), Hải Dương (346.361).

Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 106.878 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 7.713.354 ca Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.276 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 1.770 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 218 ca; Thở máy không xâm lấn: 64 ca; Thở máy xâm lấn: 224 ca - ECMO: 0 ca.

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 01/4 đến 17h30 ngày 02/4 ghi nhận 37 ca tử vong tại: Hà Nội (4), Quảng Ninh (3), Trà Vinh (3), An Giang (2), Bạc Liêu (2), Bến Tre (2), Bình Định (2), Bình Dương (2), Hậu Giang (2), Kiên Giang (2), Sóc Trăng (2), Cà Mau (1), Cần Thơ (1), Điện Biên (1), Hà Giang (1), Hòa Bình (1), Lâm Đồng (1), Lạng Sơn (1), Nghệ An (1), Tây Ninh (1), TP. Hồ Chí Minh (1), Vĩnh Long (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 44 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.563 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 38.552.129 mẫu tương đương 84.490.344 lượt người, tăng 73.418 mẫu so với ngày trước đó. Trong ngày 1/4 có 122.687 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.

Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 206.460.876 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 189.274.809 liều: Mũi 1 là 71.244.033 liều; Mũi 2 là 68.057.886 liều; Mũi 3 là 1.509.253 liều; Mũi bổ sung là 14.935.954 liều; Mũi nhắc lại là 33.527.683 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.186.067 liều: Mũi 1 là 8.808.028 liều; Mũi 2 là 8.378.039 liều.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.642.929 ca, trong đó có 7.603.659 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.526 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

img

Liên tục thông tin diễn biến dịch Covid-19 trong ngày 2/4.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.650.663 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 97.615 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.642.929 ca, trong đó có 7.603.659 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.782.516), TP. Hồ Chí Minh (595.310), Nghệ An (395.097), Bình Dương (377.548), Hải Dương (345.273).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 87.463 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 7.606.476 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.541 ca.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 86.561 ca/ngày.

Số bệnh nhân tử vong

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 47 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.526 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 38.478.711 mẫu tương đương 84.412.291 lượt người, tăng 97.222 mẫu so với ngày trước đó.

Việt Nam thử nghiệm vắc xin xịt mũi phòng Covid-19 giai đoạn 3

Viện Pasteur Nha Trang đang tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia thử nghiệm vắc xin phòng Covid-19 dạng phun sương xịt mũi tại Khánh Hòa, Quảng Nam.

img

Thời gian thử nghiệm giai đoạn 3 kéo dài từ nay tới hết tháng 4.

Ngày 1/4, Viện Pasteur Nha Trang cho biết, dự kiến tuyển khoảng 3.000 tình nguyện viên, từ 18 tuổi trở lên thử nghiệm vắc xin giai đoạn 3 ở Khánh Hòa và Quảng Nam.

Những người đăng ký tham gia phải đảm bảo tiêu chí khỏe mạnh, bệnh nhẹ ổn định; tiêm liều vắc xin Covid-19 cuối cùng cách đây ít nhất 3 tháng; chưa từng nhiễm Covid-19 và sẵn sàng tuân thủ 4 lần thăm khám của nghiên cứu.

Thời gian thử nghiệm giai đoạn 3 kéo dài từ nay tới hết tháng 4. Tình nguyện viên tham gia thử nghiệm dự kiến kéo dài một năm, từ ngày sử dụng vắc xin Covid-19 dạng phun sương xịt mũi.

Khi đăng ký, tình nguyện viên sẽ được lấy mẫu xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe, sau đó phun 2 liều vắc xin Covid-19 vào mũi, mỗi liều cách nhau 14 ngày. Họ sẽ được theo dõi sức khỏe trong một năm với bốn lần thăm khám sức khỏe định kỳ. Một tình nguyện viên nhận hỗ trợ 900.000 đồng/một lần thăm khám.

Theo lãnh đạo Viện Pasteur, các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng 1 và 2 của vắc xin Covid-19 dạng phun sương xịt mũi đã chứng minh tính an toàn, khả năng sinh miễn dịch tốt. Nghiên cứu được xem xét và phê duyệt của cơ quan quản lý các cấp và Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học.

Người dân có nhu cầu ứng tuyển có thể liên hệ trực tiếp Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố nơi đang sinh sống; Viện Pasteur Nha Trang, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam hoặc liên hệ tư vấn qua các số điện thoại đường dây nóng.

Thử nghiệm phòng vaccine Covid-19 dạng phun sương xịt mũi giai đoạn 3 hiện có 5 quốc gia là Colombia, Philippines, Nam Phi, Indonesia và Việt Nam.

Nhóm trẻ 5 đến dưới 12 tuổi nào cần trì hoãn tiêm vắc-xin Covid-19?

Nhóm trẻ chống chỉ định tiêm vắc-xin Covid-19 là người có tiền sử phản vệ với các thành phần của vắc-xin hoặc trẻ đang có bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển hoặc các vấn đề khác phải trì hoãn...

img

Tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em - Ảnh: M.Quyết

Liên quan đến việc tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em, bác sĩ Lê Kiến Ngãi, Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết thông qua việc triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 ở các quốc gia đối với nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi cho thấy các phản ứng xảy ra không có sự khác biệt nhiều so với nhóm trẻ lớn từ 12 đến dưới 18 tuổi và người lớn.

Tuy nhiên, trước khi tiêm vắc-xin cho nhóm trẻ này phải khám sàng lọc kỹ sức khoẻ. Theo đó, nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi chống chỉ định tiêm chủng là nhóm có tiền sử phản vệ với vắc-xin Covid-19 hoặc các thành phần của vắc-xin.

Đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng là nhóm trẻ đang có bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển hoặc các vấn đề khác phải trì hoãn.

Cụ thể, trẻ có bệnh mạn tính hoặc các bệnh cấp tính tiến triển như đang có sốt, đang có tình trạng nhiễm trùng; trong đợt điều trị của bệnh mạn tính như đang hóa trị ung thư,… cần trì hoãn cho đến khi kết thúc tình trạng bệnh cấp tính, mạn tính, hoặc kết thúc đợt điều trị của bệnh mạn tính.

Cũng theo bác sĩ Ngãi, Hội đồng tư vấn khuyến cáo với trẻ từng mắc Covid-19 cần trì hoãn tiêm trong thời gian 3 tháng kể từ ngày khởi phát bệnh. Tuy nhiên, tùy từng huống cụ thể, các đơn vị tiêm chủng có thể xem xét hoàn cảnh từng cá nhân, so sánh giữa lợi ích của việc tiêm và không tiêm để quyết định trẻ có cần tiêm sớm hơn thời gian 3 tháng này không. Nhưng việc này phải được sự đồng thuận của cha mẹ, người chăm sóc.

"Thời gian gần đây đã xuất hiện một số trẻ sau mắc Covid-19 gặp hội chứng viêm đa cơ quan MIS-C (tình trạng các bộ phận cơ thể khác nhau có thể bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa). Với những trường hợp này Hội đồng tư vấn khuyến cáo, khi trẻ bị MIS-C, cần trì hoãn đến khi bệnh nhi hồi phục hoàn toàn tình trạng bệnh lý này"- bác sĩ Ngãi nói.

Ngoài ra, những đối tượng phải khám, sàng lọc, tiêm tại bệnh viện từ tuyến huyện trở lên là trẻ từng có hội chứng MIS-C; trẻ mắc bệnh bẩm sinh mạn tính, khám sàng lọc thấy tim phổi bất thường hoặc khi khai thác tiền sử thấy trẻ có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào (thức ăn, thuốc,…).

Liên quan đến các phản ứng sau tiêm chủng, PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết theo báo cáo trên thế giới, hầu hết trẻ 5 đến dưới 12 tuổi sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 chỉ gặp các phản ứng thông thường. Một số trường hợp có phản ứng bất thường nhưng tỉ lệ rất nhỏ.

Đối với vắc-xin Pfizer, các phản ứng rất thường gặp khi tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là: Đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, kiệt sức, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm... Các phản ứng rất thường gặp nhất ở nhóm tuổi từ 5 - dưới 12 tuổi là: Buồn nôn, tấy đỏ tại vị trí tiêm;

Phản ứng ít gặp là nổi hạch, các phản ứng quá mẫn (phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch), giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, đau chi, suy nhược, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm;

Đối với vắc-xin Moderna: các phản ứng rất thường gặp là: Sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác (ví dụ: Ở cổ, ở trên xương đòn), đau đầu, buồn nôn/nôn, đau cơ, đau khớp, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại vị trí tiêm, ban đỏ tại vị trí tiêm.

Các phản ứng bất lợi được báo cáo nhiều nhất ở trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi sau liệu trình tiêm cơ bản là đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, buồn nôn/nôn mửa, sưng/đau ở nách, sốt, ban đỏ tại vị trí tiêm, sưng tại vị trí tiêm và đau khớp;

Phản ứng thường gặp là: Tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm, phản ứng muộn tại vị trí tiêm. Phản ứng ít gặp là: Chóng mặt, ngứa tại vị trí tiêm. Phản ứng rất hiếm gặp là: Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhà sản xuất, đến nay gần 70 quốc gia/vùng lãnh thổ đã cấp phép lưu hành và sử dụng vắc-xin Pfizer cho trẻ em 5 đến dưới 12 tuổi.

Một số quốc gia đã triển khai tiêm điển hình là Mỹ, Úc, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia. Nhiều quốc gia châu Âu đã tiêm vắc-xin Pfizer và Moderna cho trẻ nhóm tuổi này.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.