So với ngày trước đó, TP.HCM tăng 4.322 ca. Trong ngày ghi nhận 162 ca tử vong tại TP.HCM.
TP.HCM đã tiêm tổng cộng hơn 10,1 triệu liều vaccine Covid-19
Trong diễn biến liên quan, quận Bình Tân vừa có báo cáo gửi UBND TP.HCM về kết quả xét nghiệm tầm soát dịch Covid-19 trên địa bàn quận từ ngày 22/9 – 27/9.
Theo đó, quận đạt 6/6 tiêu chí kiểm soát dịch theo Quyết định số 3979 của Bộ Y tế. Tỷ lệ mẫu xét nghiệm dương tính giảm liên tục: đợt 1 là 0,3%, đợt 2 là 0,08% và đợt 3 là 0,05%.
Ngoài ra, từ ngày 25.8 đến 28.9, số ca mắc mới trong cộng đồng tại quận giảm liên tục từ 4.259 ca (tuần từ 25.8 đến 31.8) xuống còn 501 ca (tuần từ 22.9 đến 28.9. Tỷ lệ mẫu dương tính trong cộng đồng giảm liên tục từ 3,3% xuống 0,2%. Quận cũng không ghi nhận chuỗi, chùm ca lây nhiễm mới xuất hiện trong vòng 7 ngày.
Một số địa phương cũng đã gửi văn bản cho TP tự đánh giá đạt các tiêu chí kiểm soát dịch theo quyết định 3979 của Bộ Y tế, gồm: Q.1, Q.3, Q.5, Phú Nhuận, Gò Vấp, Nhà Bè, Tân Bình, TP.Thủ Đức…
Kỷ lục một ngày tiêm được gần 400.000 liều vaccine Covid-19
Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, trong ngày 28/9, TP.HCM đã tiêm gần 400.000 liều vaccine Covid-19, số mũi tiêm gần gấp đôi so với ngày tiêm cao nhất trước đó.
Như vậy, tính đến 7h30 sáng 29/9, TP.HCM đã tiêm tổng cộng hơn 10,1 triệu liều vaccine Covid-19, trong đó, mũi 1 đạt 6,9 triệu liều (gần 96%), mũi 2 đã tiêm được hơn 3,2 triệu liều (khoảng 44%). Hơn 1,1 triệu liều cũng đã được tiêm cho người có bệnh nền, người trên 65 tuổi.
Theo Cổng thông tin Covid-19 TP.HCM, hiện đã có 13 quận, huyện trên địa bàn tiêm mũi 1 đạt 100%; quận có mũi 1 thấp nhất là Bình Tân với 87%. Nhiều quận, huyện đã tiêm mũi 2 đạt tỷ lệ cao, như: Cần Giờ (72%), Q.10 (70%), Q.1 (58%)…
Vẫn kiểm soát chặt người ra, vào thành phố
Chiều 28/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện phòng chống dịch Covid-19 họp trực tuyến với 19 tỉnh, thành phố phía Nam, một số tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ về việc tiếp tục phối hợp chặt chẽ để kiểm soát dịch bệnh trong thời gian tới.
Tại cuộc họp, đại diện TP.HCM cho biết nhờ sự giúp đỡ của các tỉnh, thành phố cũng như chi viện của trung ương, TP.HCM cùng với Bình Dương, Đồng Nai và Long An đã từng bước kiểm soát dịch bệnh.
Các tỉnh, thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực hiện cơ chế kiểm soát người đi lại giữa TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai với các địa phương sau ngày 30/9.
Theo kế hoạch mở lại các hoạt động sản xuất an toàn, các địa phương mong muốn đón công nhân ở các tỉnh trở lại làm việc, đồng thời cũng đề nghị người lao động đang ở trên địa bàn tiếp tục ở lại. Lãnh đạo 4 địa phương cam kết bảo đảm an sinh xã hội, tiêm vắc-xin cho người dân và sớm khôi phục sản xuất, tạo công ăn việc làm.
Hiện TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An có tỉ lệ tiêm vaccine Covid-19 mũi 1 rất cao, do đó trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục ưu tiên phân bổ nguồn vaccine để tiêm đủ mũi 2. Lãnh đạo các tỉnh còn lại khẳng định sẽ gắn kết chặt chẽ với TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An trong phòng chống dịch.
Lực lượng lao động ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An có một phần lớn từ các tỉnh này. Lãnh đạo các địa phương thống nhất khi TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An từng bước kiểm soát được dịch bệnh sẽ thực hiện nới lỏng bên trong nhưng bên ngoài vẫn phải kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa dịch lây lan.
Thời gian qua, các tỉnh đã phối hợp với TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An để hỗ trợ, vận động người lao động của địa phương yên tâm ở lại. Những trường hợp thực sự cần thiết phải về quê thì tổ chức kế hoạch đưa, đón chu đáo. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận người dân về quê tự phát, gây nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, trong khi nhiều tỉnh tỉ lệ tiêm vaccine Covid-19 còn thấp, lực lượng y tế mỏng.
Theo đại diện Bộ Y tế, dù TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An có tỉ lệ tiêm vaccine Covid-19 mũi 1 rất cao nhưng người đã được tiêm vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh, lây cho người khác. Vì vậy, việc đi lại của người dân tại các tỉnh, thành phố nói trên về các địa phương khác vẫn phải kiểm soát, cách ly nghiêm ngặt theo quy định.
Các tỉnh, thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực hiện cơ chế kiểm soát người đi lại giữa TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai với các địa phương khác sau ngày 30/9. Những người thực sự cần thiết từ khu vực này về các địa phương khác phải có kế hoạch đưa, đón chu đáo. TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ, không để tình trạng người dân tự phát về quê.
Ca tử vong ở TP.HCM không liên quan chất lượng vaccine Pfizer
Tối 28/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM thông tin, trường hợp tử vong sau tiêm vaccine Pfizer chiều nay không liên quan đến chất lượng của vaccine này.
Theo HCDC, trưa 28/9, Sở Y tế TP.HCM đã có chỉ đạo tạm thời ngưng tiêm vaccine của Pfizer lô FK0112 trong khi chờ ý kiến đánh giá chuyên môn về một trường hợp tử vong sau tiêm vaccine của Pfizer mới được ghi nhận.
Nguyên nhân tử vong cần chờ kết quả giám định pháp y.
Ngay đầu giờ chiều ngày 28/9, Sở Y tế đã khẩn trương tổ chức họp Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vaccine. Qua cuộc họp, kết luận ban đầu của các chuyên gia là không ghi nhận bằng chứng tử vong liên quan đến chất lượng vaccine. Nguyên nhân tử vong cần chờ kết quả giám định pháp y.
Từ kết luận này, ngay trong chiều cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã thông báo các đơn vị tiếp tục sử dụng vaccine của Pfizer để tiêm chủng cho người dân.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM khẳng định, thông tin việc tạm ngừng tiêm vaccine Pfizer nêu trên chỉ là vấn đề quản lý. Trong quá trình làm việc, một số nơi tiêm chủng cần phải chấn chỉnh lại nên đã tạm dừng, sau đó đã khắc phục và cho tiêm lại bình thường.
2 ngày liên tiếp bệnh nhân xuất viện vượt số ca nhập viện ở TP.HCM
Tại buổi họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh tại TP.HCM chiều ngày 28/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM thông tin những tín hiệu lạc quan về số ca ra viện, số người trên 50 tuổi đã tiêm mũi 1 vắc-xin ngừa COVID-19 đạt 100%, nhiều địa phương đã kiểm soát được dịch...
Ông Phạm Đức Hải - Phó trưởng ban Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM cho biết: “Trong ngày 27/9, TP.HCM có 2.674 bệnh nhân nhập viện, 3.131 bệnh nhân xuất viện, và có 131 ca tử vong. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp số bệnh nhân nhập viện thấp hơn số bệnh nhân xuất viện”.
Về bệnh nhân nặng đang thở máy, ngày 24/9 có 2.049 trường hợp, đến 25/9 giảm xuống còn 1.918; ngày 26/9 là 1.856; đến 27/9 giảm còn 1.793.
Tổng số mũi vắc-xin đã tiêm đến 27/9 là hơn 9,7 triệu liều. Trong ngày 27/9, ngành y tế đã tiêm 152.032 mũi vắc-xin.
Từ 18h ngày 26/9 đến 18h ngày 27/9, TP.HCM đã lấy hơn 1,2 triệu mẫu xét nghiệm. Trong đó, chỉ có 4.522 mẫu PCR đơn và 39 mẫu PCR gộp, còn lại là test nhanh.
Về bệnh nhân nặng đang thở máy, ngày 24/9 có 2.049 trường hợp, đến 25/9 giảm xuống còn 1.918; ngày 26/9 là 1.856; đến 27/9 giảm còn 1.793.
Ông Hải cho biết thêm, UBND quận Gò Vấp đã có báo cáo kết quả thực hiện theo Bộ tiêu chí 3979 của Bộ Y tế về kiểm soát dịch; UBND quận Phú Nhuận cho biết đã hoàn tất Bộ tiêu chí này. Theo ông Hải, quận Gò Vấp là địa bàn đầu tiên thực hiện Chỉ thị 16. Dù rất khó khăn nhưng đơn vị này đã đạt được tiêu chí kiểm soát dịch của Bộ Y tế.
Tính đến nay, Thành phố có 7 địa bàn kiểm soát được dịch gồm huyện Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè, quận 7, Gò Vấp, Phú Nhuận và TP Thủ Đức.
Trường học đầu tiên ở TP.HCM có thể cho học sinh trở lại vào ngày 4/10
Ông Nguyễn Bảo Ngọc, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM cho biết nhà trường đã đề xuất phương án cho học sinh đi học trở lại vào ngày 4/10 lên UBND huyện và Sở GD-ĐT.
Theo đó, căn cứ vào Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống dịch Covid-19 trong cơ sở giáo dục của Sở GD-ĐT (đang dự thảo) và tiêu chí đánh giá của ngành y tế, Trường THCS-THPT Thạnh An đạt 95 điểm theo thang điểm 100.
Mặt khác hiện huyện Cần Giờ là vùng xanh trong chống dịch Covid-19, do vậy nhà trường đã đề xuất phương án cho học sinh trở lại trường để trình UBND huyện và Sở GD-ĐT đề chờ phê duyệt. Toàn Trường THPT Thanh An có 293 từ khối 6 đến 12. Nếu được chấp thuận thì nhà trường sẽ cho 131 học sinh lớp 6, 9 và 12 đến trường học tập vào ngày 4/10.
Tuy nhiên theo ông Ngọc, nếu được chấp thuận thì ngoài học trực tiếp thì các em vẫn sẽ học trực tuyến song song. Trong đó 50% thời lượng chương trình sẽ học trực tiếp và 50% học trực tuyến. Riêng các khối lớp còn lại tiếp tục học 100% trực tuyến.
Để đảm bảo công tác chống dịch Covid-19 hàng tuần, nhà trường sẽ đánh giá các tiêu chí an toàn trong phòng chống dịch từ đó có thể xuất việc mở rộng khối lớp đến trường hay giảm lại.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận