Tư vấn

Điểm danh vũ khí Nga điều động sau vụ Su-24 bị bắn rơi

30/11/2015, 15:53

Sau khi Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, ngoài hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400, tàu tuần dương Moskva...

6.1
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga hiện đã được triển khai ở căn cứ không quân Hmeimim, Syria.

Hệ thống phòng không S-400 Triumf

Việc triển khai hệ thống S-400 được thực hiện ngay sau khi đề xuất của Bộ Quốc phòng Nga được Tổng thống Putin phê duyệt.

Được biết, căn cứ Hmeymim ở tỉnh Latakia cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ vẻn vẹn 30 dặm (chưa đầy 50km). Như vậy, các hệ thống phòng không Nga sẽ vươn xa qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

S-400 có khả năng bắn hạ tất cả các loại mục tiêu đường không, bao gồm cả tên lửa đạn đạo, với tốc độ phóng gấp 6 lần tốc độ âm thanh. Thậm chí phía Nga còn cho hay, hệ thống này có thể dễ dàng vô hiệu hóa các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ, như chiếc F-22.

"Rồng lửa" S-400 được trang bị tên lửa phòng không tầm cao, tầm xa, có thể tiêu diệt mục tiêu ở độ cao tối đa trên 27.000m. Nó sử dụng 3 loại tên lửa đánh chặn, bao gồm tên lửa tầm siêu xa 40N6 với tầm bắn tối đa lên đến 400km, tên lửa tầm xa 48N6 với tầm bắn 250km và tên lửa tầm trung 9M96, tầm bắn 120km.

Một tiểu đoàn tên lửa S-400 có thể theo dõi 100 mục tiêu ở phạm vi 400 – 600 km, khóa 36 mục tiêu và điều khiển đồng thời 72 tên lửa tấn công 36 mục tiêu này. Thời gian triển khai hệ thống chỉ mất 5 phút, thời gian chuyển trạng thái hành quân sang chiến đấu mất 3 phút, thời gian có thể hoạt động trước mỗi lần đại tu 10.000 giờ.

Đây mới là lần đầu tiên S-400 được triển khai trong điều kiện thực chiến. Từ Latakia, S-400 có thể bắn tới các khu vực miền bắc và miền trung Israel, cũng như Đảo Síp, Li-băng và bao trùm toàn bộ miền nam Thổ Nhĩ Kỳ.

7.1
Nga ngay lập tức triển khai tàu tuần dương Moskva mang tên lửa S300-PMU đến biển Latakia, Syria.

Tàu tuần dương tên lửa Moskva lớp Slava

Sau sự kiện máy bay Nga bị bắn hạ hôm 24.11, tàu tuần dương Moskva đã được điều động tới Syria. Động thái này thực sự gây áp lực cho các hoạt động trên không phận phía đông biển Địa Trung Hải của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuần dương hạm mang số hiệu 121 này có lượng giãn nước tiêu chuẩn 10.000 tấn, đầy tải 12.500 tấn; chiều dài 186,4m; rộng 20,8m; cao 8,4m; thủy thủ đoàn từ 476-529 người, trong đó có 38 sĩ quan. Moskva sử dụng 4 động cơ đẩy kết hợp tuabin khí COGOG, 2 trục đẩy, công suất 130.000Hp (95.600 KWT), đảm bảo cho tàu đạt vận tốc tối đa 32 hải lý/h, phạm vi hành trình 7.500 hải lý (tương đương 13.200km), với tốc độ 18 hải lý/h. Tàu có khả năng mang theo 1 trực thăng săn ngầm Ka-25/27/28.

Tàu tuần dương lớp Slava của Hải quân Nga là một vũ khí phòng không và mặt đất hiệu quả. Với 16 tên lửa chống hạm P-500 Bazalt, 64 tên lửa phòng không S-300 PMU Favorit, hai tên lửa đất-đối-không tầm ngắn OSA-M và radar tìm kiếm tầm xa, tuần dương hạm lớp Slava thực sự là một pháo đài mặt nước.

Thực ra, tàu tuần dương lớp Slava cũng không phải thực sự hoàn hảo, vì thiếu hệ thống chống ngầm (ASW) hiệu quả để ngăn chặn những tàu ngầm lớp Gür uy lực rất mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ. Tính hiệu quả của các tàu khu trục nhỏ lớp Krivak và Krivak-II hộ tống tàu Moskva vẫn còn gây tranh cãi.

2.1
Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 là công nghệ mới nhất trong biên chế quân đội Nga.

Hệ thống tác chiến điện tử mặt đất Krasukha-4

Với nền tảng đa chức năng phá sóng, Krasukha-4 có thể can thiệp với hệ thống radar mặt đất và trên không của đối phương (đặc biệt là hệ thống Kiểm soát và Cảnh báo trên không AWACS) và vệ tinh quỹ đạo thấp. Hệ thống Krasukha-4 hoàn toàn có thể gây tổn hại cho các thiết bị sóng radio-điện tử của kẻ địch.

Quân đội Nga tham chiến ở Syria được cho là đang sở hữu hệ thống Krasukha-4, có tầm hoạt động 300km, tạo ra lợi thế thực sự trước hệ thống tác chiến điện tử KORAL của Thổ Nhĩ Kỳ.

Krasukha-4 có thể “làm mù” những máy bay kiểm soát và cảnh báo đường không của không quân Thổ Nhĩ Kỳ, khiến việc xây dựng hình ảnh từ trên cao khu vực phía đông biển Địa Trung Hải và Syria là rất khó khăn. Đồng thời, hệ thống Krasukha-4 làm giảm khả năng tác chiến và can thiệp nhằm vào quân đội Nga.

Do số lượng máy bay chiến đấu Su-30SM của Nga ở Syria hiện nay có hạn, không thể tiến hành hộ tống cho tất cả các nhiệm vụ chiến đấu của Su-25, Su-24.

Vì vậy, máy bay chiến đấu Nga hoặc chỉ tiến hành hộ tống cho máy bay cường kích và máy bay ném bom thực hiện nhiệm vụ ở lân cận biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc phải điều thêm máy bay chiến đấu Su-30, Su-27, thậm chí máy bay chiến đấu Su-35.

5.1
Máy bay chiến đấu Su-27 dự kiến được điều tới Syria tiến hành hộ tống cho máy bay cường kích

Ngoài ra, tên lửa không đối không của Su-30SM có thể sẽ được nâng cấp. Trước đó, video do Nga cung cấp cho thấy, Su-30SM chủ yếu lắp tên lửa không đối không cự ly trung bình R-27 và tên lửa không đối không cự ly gần R-73 để thực hiện nhiệm vụ.

Trong khi đó, R-27 và tên lửa không đối không AIM-120 của Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng cách một thế hệ. Trên thực tế, Không quân Nga đã trang bị tên lửa không đối không cự ly trung bình R-77 tiên tiến hơn.

Có chuyên gia phân tích cho rằng, là một trong những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất hiện nay của Nga, Su-30SM đến Syria chắc chắn sẽ lắp R-77, nếu không, ưu thế của các thiết bị điện tử hàng không như radar mảng pha mới hoàn toàn không thể phát huy.

Tóm lại, sự điều chỉnh triển khai quân sự lần này của Nga mang tính phòng thủ, dù sao, việc triển khai lực lượng quân sự của Nga ở Syria hiện nay vẫn không thể “liều mạng” với Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được NATO hậu thuẫn. Trong khi đó, khai chiến với Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn chệch khỏi dự tính ban đầu xuất quân tới Syria của Nga.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.