Bà Phấn hiện đang ở nằm trong phòng bệnh có giá 60 triệu đồng/tháng. |
Chiều 26/9, 13 cựu lãnh đạo tại Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank) đã bị khởi tố vì giúp sức cho bà Hứa Thị Phấn (nguyên cố vấn cao cấp HĐQT TrustBank) gây thiệt hại cho Trustbank hàng ngàn tỉ đồng. Vậy các trợ thủ đắc lực giúp bà Phấn thao túng ngân hàng là ai?
Ngô Kim Huệ, người đầu tiên ký chuyển nhượng Trustbank cho Hà Văn Thắm
Qua tìm hiểu được biết, 13 bị can đều giữ vị trí quan trọng trong Trustbank và phần lớn họ đều là họ hàng của bà Phấn. Như Ngô Nguyễn Đoan Trang, phó tổng giám đốc phụ trách nguồn vốn tại ngân hàng, cháu ruột của Hứa Thị Phấn. Lâm Hứa Huỳnh Trinh, cán bộ cao cấp tại Trustbank, cháu Hứa Thị Phấn. Bùi Thị Kim Loan, người giữ vai trò tay hòm chìa khoá có chồng là cháu của Hứa Thị Phấn. Loan cũng chính là người ra chỉ thị cho các cán bộ ngân hàng làm theo những chỉ đạo của bà Phấn.
Trong số 13 bị can khởi tố, Ngô Kim Huệ là một trong số những người bị dẫn giải ra Hà Nội để phục vụ cho quá trình điều tra. Huệ cũng là người đầu tiên, ký hợp đồng kinh tế chuyển nhượng lại Trustbank cho Hà Văn Thắm.
Theo cáo buộc, năm 2012, Ngân hàng Nhà nước có chủ trương tái cơ cấu và sát nhập các ngân hàng yếu kém. Muốn thâu tóm một số ngân hàng về OceanBank, ông Thắm gặp bà Phấn đặt vấn đề chuyển giao ngân hàng này. Ngày 23/2/2012, bà Phấn giao cho cháu là Ngô Kim Huệ, khi đó là thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc TrustBank ký hợp đồng kinh tế với ông Thắm để bán gần 250 triệu cổ phần tương đương gần 85% vốn điều lệ của ngân hàng này với tổng giá trị ghi trong hợp đồng chỉ gần 4,5 tỷ đồng. Sau này đổi lại bà Phấn ký bán cho Phạm Công Danh.
Tuy nhiên, để thực hiện được nhiều thủ đoạn sai trái như thế chấp tài sản có giá trị thấp hoặc không thế chấp tài sản để lấy tiền ngân hàng góp vốn đầu tư cho các công ty thành viên; Ký hợp đồng mua bán trái phép, cho vay nhận tài sản thế chấp; Làm các thủ tục giải ngân nhưng không giao tiền cho người vay; Mua sắm tài sản cố định với giá cao ngất ngưởng; Mua bán nhà lòng vòng…
Trustbank trước khi nhóm bà Phấn vào nắm cổ phần đã từng nhận nhiều giải thưởng. |
Bà Phấn không thể thực hiện trót lọt hoàn toàn nếu dừng lại ở các chân rết Bùi Thị Kim Loan, Lâm Hứa Huỳnh Trinh, Ngô Nguyễn Đoan Trang hay Ngô Kim Huệ… Mà cần có 2 cánh tay đắc lực giúp sức là ông Hoàng Văn Toàn nguyên Chủ tịch Trustbank, ông Trần Nam Sơn nguyên Tổng giám đốc Trustbank. Hai cựu lãnh đạo cao cấp nhất của Trustbank này cũng đã bị khởi tố vào ngày 10/1 vừa qua.
Vì sao bà Phấn chấp nhận bán Trustbank bán với giá tượng trưng?
Trong vai trò chủ mưu, nữ đại gia Sáu Phấn đã chỉ đạo và cấu kết với Hoàng Văn Toàn Chủ tịch HĐQT Trustbank, Trần Nam Sơn, Tổng giám đốc Trustbank, Ngô Kim Huệ, Phó TGĐ Trustbank, và nhiều cán bộ chủ chốt như Loan, Trinh, Trang… Trustbank rút ruột chiếm đoạt tiền của ngân hàng bằng nhiều thủ đoạn khác nhau một cách trót lọt. Chính điều này khiến Trustbank ngày càng trở nên kiệt quệ.
Tại phiên toà xét xử đại án Phạm Công Danh, không ít người đã khóc bên ngoài hành lang đã từng phải bán nhà cửa, đất đai để góp vốn vào Trustbank và giờ đây mất trắng. Khi Trustbank chỉ còn là thùng rỗng, bà Phấn tìm mọi cách bán đi.
Trong chiếc thùng rỗng khổng lồ ấy, bà Phấn còn bàn giao các khoản nợ khổng lồ của mình lên tới 4.500 tỷ đồng. Trong đó bao gồm 3.500 tỷ đồng trong 29 hồ sơ vay mà khách hàng cá nhân đứng tên thay bà Phấn và 1.000 tỷ đồng là khoản ngân hàng đầu tư vào các công ty liên quan đến bà Phấn. Và đó chính là lý do hợp đồng mà Ngô Kim Huệ ký với Hà Văn Thắm chỉ có giá 4,5 tỷ đồng và con số này được coi là giá tượng trưng. Thực chất đó là cuộc đào thoát sau khi đã rút ruột ngân hàng bằng nhiều thủ đoạn khác nhau của bà Phấn và các cựu lãnh đạo Trustbank.
Những hành vi phạm pháp của nhóm bà Phấn đã gây hậu quả nghiêm trọng cho không chỉ Trustbank, mà ảnh hưởng đến hàng nghìn cổ đông bị mất vốn khi mua cổ phần. Đặc biệt, thiệt hại nghiêm trọng về niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng nói chung và hậu quả đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận