Ở phiên toà ly hôn nghìn tỷ của vợ chồng đại gia Trung Nguyên, vị chủ toạ đưa ra những nhận xét, khuyên răn không phù hợp với nguyên tắc của một thẩm phán.
Mâu thuẫn khó xử lý nhất trong phiên toà ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo - hai doanh nhân nắm quyền cao nhất tại tập đoàn Trung Nguyên là vấn đề phân chia tài sản.
Trong quá trình tranh chấp quyết liệt khối tài sản khổng lồ ước tính tổng trị giá hơn 8.000 tỷ đồng, cả ông Vũ và bà Thảo đều có những lý lẽ của riêng mình.
Đây cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tiền bạc là công sức, là trí tuệ, là mồ hôi nước mắt của cả hai vợ chồng. Ai cũng muốn dành lợi thế về mình và đều có mục tiêu tốt đẹp là xây dựng tập đoàn Trung Nguyên ngày một lớn mạnh.
Điều khó hiểu trong phiên toà này nằm ở vị chủ toạ phiên toà.
Trong suốt quá trình xét xử, ông liên tục đưa ra những nhận xét, khuyên nhủ:
Lời ông chủ toạ, thoạt nghe thì rất nhân văn, song thực tế thể hiện ông đã không làm đúng chức năng.
Mặc dù chủ tọa phiên tòa hôn nhân gia đình được phép sử dụng ngôn ngữ thân mật và gần gũi nhằm hóa giải mâu thuẫn và kết nối các đương sự, đồng thời, việc hòa giải có thể tiến hành ngay tại phiên tòa, tuy nhiên, việc chủ tọa áp đặt quan điểm riêng cho đương sự sẽ khiến cán cân công lý thiên lệch.
Câu hỏi này có vẻ như thiên lệch và phù hợp hơn với vai trò luật sư của ông Vũ. Không nên là câu hỏi của Chủ tọa phiên tòa.
Ông chủ toạ khuyên bà Thảo rút đơn, bà Thảo nghe theo thì ông Vũ từ chối, rõ ràng làm khó cho những người trong cuộc cũng như chính phiên toà.
Hơn nữa, chủ toạ còn khuyên bà Thảo giao toàn bộ quyền điều hành Trung Nguyên cho ông Vũ, là hoàn toàn không phù hợp với nguyên tắc của một thẩm phán. Những nhận xét về tài năng của ông Vũ , và việc người vợ nên lùi lại lo cho gia đình vì không mất gì, phù hợp với đạo lý phương Đông là không phù hợp hoàn cảnh và tiến bộ xã hội, ngôn ngữ chưa chuẩn mực.
Điều này dễ gây hiểu lầm là ông đang ép bà Thảo rút để ông Vũ nắm quyền và hướng xét xử thiên về yêu cầu của ông Vũ.
Khi bà Thảo cho biết thực sự mong muốn quay về như xưa, nhưng ông Vũ đã thay đổi rất nhiều nên khả năng đó khó xảy ra. Đặc biệt, bà rất lo lắng cho sức khỏe của chồng, vị chủ toạ tiếp tục đưa ra nhận xét:
Thậm chí, vị chủ tọa còn động viên bà Thảo xin lỗi mẹ chồng. Khi bà Thảo khẳng định "không có lỗi gì", chủ tọa nói "thì bà cứ xem như mình có lỗi đi, không mất cái gì" và tiếp tục đề nghị xem xét rút đơn kiện, ngưng tham gia công ty để sang nước ngoài chăm sóc các con!
Bằng việc động viên nguyên đơn “xem như mình có lỗi” và xin lỗi, những người chứng kiến phiên toà không khỏi băn khoăn như vậy có vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của chủ tọa phiên tòa hay không.
Chưa kể, lời khuyên doanh nhân Lê Hoàng Diệp Thảo lui về chăm sóc con cái là vô cùng khiên cưỡng, có phần coi nhẹ vai trò, đóng góp của người phụ nữ. Nếu chủ tọa đem tư duy “truyền thống”, rằng chỗ của người phụ nữ là chăm sóc gia đình, con cái vào việc đưa ra phán quyết thì khó mong đợi một kết quả hoàn toàn khách quan và sòng phẳng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận