Mệt mỏi
Theo tạp chí Health Me Up, việc bỏ bữa sáng sẽ khiến cho quá trình trao đổi chất chậm lại và khiến bạn cảm thấy uể oải, mệt mỏi. Khi bạn ăn sáng thường xuyên và đều đặn, cơ thể sẽ được bổ sung các chất cần thiết giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi. Từ đó giúp cơ thể luôn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.
Ảnh hưởng tới hormone
Bữa sáng ảnh hưởng rất lớn tới hormone của bạn. Khi bạn bỏ bữa sáng, nội tiết tố trong cơ thể sẽ bị tác động, từ đó làm tăng nồng độ cortisol và khiến bạn cảm thấy căng thẳng. Hơn nữa, nồng độ insulin cũng bị tăng giảm nhanh chóng dẫn đến các vấn đề về đường huyết và cân nặng.
Tích tụ mỡ
Bữa sáng có tác dụng khởi động và đánh thức các bộ phận trong cơ thể sau một đêm dài cơ thể bị “nhịn đói”. Vì vậy, nếu bạn bỏ bữa sáng, cơ thể sẽ mặc định rằng bạn vẫn đang trong trạng thái đói và có xu hướng tích tụ mỡ để dự trữ năng lượng.
Ảnh hưởng tới tâm trạng
Không ăn sáng không chỉ làm rối loạn hormone mà còn khiến bạn mệt mỏi. Cả hai yếu tố này đều khiến cho tâm trạng của bạn tụt dốc. Nếu muốn bắt đầu một ngày làm việc tràn đầy hứng khởi, tốt nhất bạn không nên bỏ qua bữa ăn quan trọng nhất trong ngày này.
Kích thích ăn uống
Khi bỏ bữa, vô hình trung bạn đã bắt cơ thể nhịn đói cho đến tận bữa ăn sau. Điều này khiến cơ thể bị kích thích và bạn sẽ ăn rất nhiều sau khi phải nhịn đói trong nhiều giờ. Lúc này, những hormone kiểm soát cơn đói như leptin và ghrelin (có nhiệm vụ cảnh báo khi bạn đã no) sẽ bị suy yếu. Từ đó, bạn sẽ ăn nhiều hơn mức bình thường vì cảm giác no bị giảm đi.
Tăng cân
Như đã nói ở trên, bỏ ăn sáng sẽ ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất và cảm giác no của cơ thể, khiến bạn ăn nhiều hơn và dự trữ nhiều calories hơn. Đồng thời, bỏ bữa sáng cũng khiến cơ thể mệt mỏi và uể oải, do đó bạn sẽ lười vận động hơn. Cuối cùng, tất cả những yếu tố trên đều góp phần khiến cân nặng của bạn tăng một cách nhanh chóng.
Theo Ngọc Trâm/Người lao động
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận