Thị trường

Doanh nghiệp dịch vụ ăn uống nỗ lực cầm cự đi qua đại dịch Covid-19

08/04/2020, 21:09

Để có thể cầm cự đi qua đại dịch Covid-19, doanh nghiệp dịch vụ ăn uống cần được hỗ trợ để giảm gánh nặng chi phí mặt bằng, thuế, bảo hiểm...

img
Để có thể cầm cự đi qua đại dịch Covid-19, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống cần được hỗ trợ để giảm gánh nặng chi phí mặt bằng, thuế, bảo hiểm...

Cầm cự đi qua đại dịch

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới doanh nghiệp ngành dịch vụ ăn uống là tức thì và vô cùng nặng nề. Nếu như tháng 1/2020, các nhà hàng giảm doanh thu từ 10%-20%, thì trong tháng 2, tháng 3 con số đó đã lên đến 50%-70%. Từ 1/4, tất cả các nhà hàng phải đóng cửa theo yêu cầu của Chính phủ ít nhất tới 15/4. Đồng nghĩa với doanh thu về 0, trong khi chi phí phòng dịch như khẩu trang, dung dịch rửa tay, phun sát khuẩn nhà hàng, khuyến thị, khuyến mãi tăng.

Dù vắng khách hay phải đóng cửa không hoạt động trong mùa dịch, các doanh nghiệp vẫn phải trả phí thuê mặt bằng vài chục triệu, thậm chí cả trăm triệu/tháng. Sức ép trả tiền thuê mặt bằng và vô định với tương lai, lo ngại sau dịch kết thúc thì nhu cầu ăn uống cũng sẽ giảm đã khiến cho nhiều nhà hàng ăn uống “cực chẳng đã” phải trả lại mặt bằng, cho nhân viên nghỉ việc chấp nhận bỏ đi nhiều tỷ đồng đã đầu tư.

Không đầu hàng khó khăn, hệ thống Nhà hàng Siêu thị Thế Giới Hải Sản lập tức xây dựng các mục tiêu chiến lược gồm: Giữ được việc làm cho CBCNV; Duy trì hoạt động; giảm bớt phần nào thua lỗ; Không mất thanh khoản hay khủng hoảng dòng tiền; Phục hồi kinh doanh sau dịch.

Để có thể đạt được các mục tiêu đó, ngay từ tháng 1, Thế Giới Hải Sản đã lập tức tiến hành các hoạt động: Tăng cường các biện pháp vệ sinh phòng dịch cho không gian nhà hàng và CBCNV, bảo đảm “Thế Giới Hải Sản là điểm đến an toàn thứ 2 sau nhà của bạn”; Tiết giảm tất cả các chi phí vận hành trong nhà hàng như điện, nước, gas …; Đóng một số khu vực của nhà hàng lại không phục vụ vì lượng khách giảm quá lớn; Kêu gọi CBCNV chấp nhận giảm 30%-40% thu nhập để giảm chi phí nhân sự mà không phải cho nhân viên nghỉ việc hàng loạt. Nhân sự cấp càng cao thì càng giảm nhiều. Việc giảm trừ là tự nguyện.

Nhà hàng cũng thường xuyên động viên người lao động chung tay cùng doanh nghiệp vượt khó với tiêu chí CBCNV là tài sản quý nhất của doanh nghiệp; Tăng thêm các trương trình khuyến mãi như chương trình “Blue Weekend”: Vào thứ 7, Chủ Nhật giảm giá tới 30, 50, 70% một số mặt hàng được khách hàng ưa chuộng. Đề nghị đối tác hỗ trợ giảm giá cho thuê mặt bằng trong tình trạng bất khả kháng do dịch bệnh. Trong trường hợp phải đóng cửa theo yêu cầu của cơ quan chính quyền, duy trì bảo dưỡng, bảo trì toàn bộ cơ sở vật chất và công cụ dụng cụ. Đặc biệt, nhanh chóng tái cơ cấu, tổ chức và đẩy mạnh việc bán hàng online, chế biến và phục vụ khách hàng tại nhà...

Chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề, song bên cạnh đó, dịch bệnh cũng mang đến tác động tích cực trong ngành dịch vụ ăn uống, đó là: Chất lượng sản phẩm dịch vụ và uy tín doanh nghiệp được tôn vinh.

Sau dịch, các doanh nghiệp có uy tín, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về không gian, sản phẩm, dịch vụ và đặc biệt là VSATTP sẽ có cơ hội hồi phục và phát triển tốt hơn; Ý thức về VSATTP của khách hàng và doanh nghiệp, chất lượng của ngành nói chung sẽ được nâng cao. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp thực hành chống lãng phí, tăng cường quản trị chi phí, chỉnh đốn đội ngũ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, lành mạnh tài chính; Người lao động trân trọng công việc đang có hơn và nâng cao ý thức xây dựng đội ngũ.

Giảm gánh nặng chi phí mặt bằng, thuế, bảo hiểm...

Để cầm cự trong đại dịch và trở lại thị trường, chỉ các doanh nghiệp nỗ lực là không đủ. Với lĩnh vực dịch

Trong “Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á” vừa công bố, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính thiệt hại do Covid-19 gây ra trên toàn cầu có thể lên tới 4.100 tỷ USD, tương đương gần 5% tổng GDP thế giới.

Với kinh tế Việt Nam, Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân khảo sát trên 1.200 doanh nghiệp cho thấy, nếu Covid-19 kéo dài 6 tháng, 74% doanh nghiệp có thể sẽ phá sản. Những nhóm ngành bị tác động nghiêm trọng và tức thì là hàng không, du lịch (lưu trú, khách sạn, ăn uống), giáo dục, dệt may, da giày…

vụ ăn uống như Thế Giới Hải Sản, chi phí thuê mặt bằng là một trong những khoản chi phí cố định chiếm tỷ trọng lớn. Nếu bên cho thuê mặt bằng không giảm hoặc miễn tiền thuê trong giai đoạn xảy ra đại dịch thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Đại đa số các nhà hàng buộc phải đóng cửa, tuyên bố phá sản, trả lại mặt bằng; Nạn thất nhiệp sẽ tiếp tục kéo dài; Rất nhiều tỷ đồng đã đầu tư sẽ vứt bỏ đi (ví dụ có 10.000 nhàvượt qua hàng đóng cửa, mỗi nhà hàng đầu tư 3 tỷ thì con số lãng phí là 30.000 tỷ, số người thất nghiệp là 200.000 đến 300.000 người). Sức cạnh tranh của du lịch của Việt Nam yếu hẳn đi khi hình ảnh vể một “Bếp ăn của thế giới” sẽ không còn phong phú đa dạng như trước.

Ngoài ra, sẽ gia tăng tranh chấp dân sự đối với các hợp đồng giữa doanh nghiệp và người lao động, hợp đồng giữa các doanh nghiệp với các đối tác cung ứng hàng hóa và cho thuê mặt bằng. Nếu được Chính phủ và bên cho thuê mặt bằng hỗ trợ, ngành dịch vụ ăn uống có thể sẽ sớm khôi phục hoạt động trở lại. Người lao động có việc làm giúp cho an sinh xã hội tốt hơn. Du lịch Việt nam sẽ hồi phục nhanh hơn, góp phần khôi phục kinh tế cả nước. Giá thuê mặt bằng sẽ sớm ổn định trở lại như trước và khi đó người cho thuê sẽ lại được hưởng lợi từ giá thuê tăng.

Vì vậy, việc Chính phủ đưa ra các quy định, hướng dẫn, khuyến nghị, động viên các đơn vị, cá nhân có mặt bằng cho thuê giảm hoặc miễn tiền thuê trong điều kiện bất khả kháng do dịch bệnh gây ra là vô cùng cần thiết.

Đồng thời, các cơ quan Chính phủ, các tổ chức hiệp hội cần có những hỗ trợ pháp lý trong tranh chấp đối với hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động, hợp đồng giữa các doanh nghiệp với các đối tác cung ứng hàng hóa và cho thuê mặt bằng.

Ngành dịch vụ ăn uống, đại đa số là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Cùng với hỗ trợ gánh nặng mặt bằng, việc gia hạn thời gian nộp, miễn giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, gia hạn hoặc miễn đóng BHXH trong giai đoạn này là vô cùng cấp bách.

Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp mong mỏi Chính phủ sớm cân đối ngân sách, nhanh chóng phê duyệt các gói hỗ trợ cụ thể cho từng nhóm nghành nghề. Đây sẽ là nguồn động viên lớn lao giúp cho doanh nghiệp có niềm tin, lên kế hoạch cụ thể để vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động trong dịch, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh sau dịch Covid-19.

Đoàn Minh Phú, Giám đốc chuỗi Nhà hàng Siêu thị Thế Giới Hải Sản

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.