Sáng nay (9/6), Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc với phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.
Đại biểu Cao Thị Xuân đặt các câu hỏi: "Các dự án giao thông hiện nay chủ yếu đề xuất chuyển sang hình thức đầu tư công. Có phải việc huy động nguồn vốn tín dụng ngân hàng khó khăn hay không? Ngân hàng Nhà nước có biện pháp gì để tháo gỡ, thu hút nguồn vốn tín dụng cho đầu tư các dự án hạ tầng giao thông trong thời gian tới?".
Đại biểu Cao Thị Xuân
Trả lời câu hỏi này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc triển khai các dự án công trình giao thông là rất quan trọng, cần vốn từ nhiều nguồn, có đầu tư công, vốn nước ngoài, vốn tư nhân, trong đó vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng.
"Do vốn phục vụ các nhu cầu xây dựng giao thông thường giá trị rất lớn, thời hạn vay dài, tài sản đảm bảo chủ yếu là quyền thu phí. Thực tế, thời gian qua các ngân hàng cho vay với dự án BOT có khó khăn, bởi nợ xấu trong các dự án này cao, nhiều dự án phương án tài chính không được như ban đầu", bà Hồng nói.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian tới, chính sách của Ngân hàng Nhà nước với các dự án BOT cũng là cơ sở để ngân hàng thẩm định, cho vay. Ngân hàng nào cho vay vượt tỷ lệ đảm bảo an toàn thì cần đồng tài trợ với các tổ chức tín dụng khác.
"Nếu vượt 15% và 25% theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng thì sẽ trình Thủ tướng quyết định", bà Hồng nói và cho biết, trên thực tế, để triển khai các dự án giao thông có nhiều khâu, nhiều tổ chức cá nhân tham gia, ví dụ doanh nghiệp tham gia triển khai thi công một số đoạn, một số khâu trong quá trình xây dựng thì hệ thống ngân hàng vẫn cung cấp vốn tín dụng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận