Thời sự Quốc tế

Đối thủ của Nord Stream 2 “chết yểu”, Ba Lan sẽ phải xin mua khí đốt Nga?

05/06/2021, 18:44

Theo báo chí Nga ngày 5/6, tin tức về việc ngừng xây dựng dự án Baltic Pipe được đưa ra vô cùng đau đớn ở Ba Lan.

img

Việc triển khai lắp đặt đường ống thuộc dự án Baltic Pipe đã bị Đan Mạch ngăn chặn - ảnh Offshore Energy.

Ủy ban Kháng nghị về Thực phẩm và Môi trường Đan Mạch đã thu hồi giấy phép đối với dự án đường ống dẫn khí đốt Baltic Pipe, được coi là đối thủ cạnh tranh chính của dự án Dòng Chảy Phương Bắc 2 (Nord Stream 2).

Đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Baltic Pipe được cho là kết nối các mỏ khai thác trên thềm lục địa của Na Uy ở Biển Bắc với Ba Lan qua Đan Mạch.

Các nhà chức trách Ba Lan dự định sẽ hoàn thành việc xây dựng vào ngày 1 tháng 10 năm 2022. Tuy nhiên, Ủy ban Kháng nghị về Môi trường và Thực phẩm Đan Mạch đã ngăn chặn việc xây dựng.

Ủy ban nói trên của Đan Mạch cho rằng việc cấp giấy phép môi trường cho việc xây dựng đường ống Baltic Pipe là quá vội vàng.

Kế hoạch lắp đặt đường ống được cung cấp mà không có báo cáo từ công ty xây dựng về các biện pháp bảo vệ các loài động vật cần được bảo vệ.

Ở Đan Mạch, họ tin rằng đường ống này có thể gây hại cho chim phỉ thúy (bói cá), chuột bạch dương (Kluchor) và dơi, cũng như môi trường sống và nơi sinh sản của chúng.

Việc xây dựng đường ống dẫn khí Baltic Pipe hiện đang bị đình chỉ. Công ty xây dựng đang thảo luận về triển vọng của dự án với các nhà chức trách.

img

Mô tả dự án Baltic Pipe (vạch đứt màu đỏ cam) và Nord Stream 2 (vạch liền màu đỏ cam) - ảnh Wikipedia.

Tại Warsaw, Ba Lan, đường ống dẫn khí đốt Baltic Pipe được định vị là một giải pháp thay thế cho Nord Stream 2. Mặc dù thực tế là công suất của nó ít hơn công suất của dự án Nord Stream 2 khoảng năm tỷ mét khối khí mỗi năm.

Theo báo chí Nga ngày 5/6, tin tức về việc ngừng xây dựng được đưa ra vô cùng đau đớn ở Ba Lan. Do đó, Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan, Marcin Pshidach, khi nói trên đài phát thanh ở nước này rằng không chỉ các lợi ích môi trường có thể đứng sau quyết định của Hội đồng Kháng nghị ở Đan Mạch.

"Chúng tôi hiểu rằng các lợi ích khác có thể đứng sau các vấn đề môi trường ... Thông thường, mong muốn nhiệt thành để bảo vệ môi trường bị các lợi ích lớn lợi dụng một cách gian xảo", chính trị gia Marcin Pshidach nói.

Ông Marcin Pshidach nói thêm rằng Warsaw dự định làm rõ tình hình với việc triển khai dự án càng sớm càng tốt, điều này "đáp ứng lợi ích của toàn bộ khu vực trung tâm châu Âu”.

Những người Ba Lan bình thường cũng đang thảo luận sôi nổi về tin tức trên mạng. Quyết định của Đan Mạch đã bị chỉ trích nặng nề trên cổng thông tin wPolytice.

Nhiều người dùng đồng ý rằng quyết định được đưa ra không phải vì quan tâm đến môi trường, mà bởi các yếu tố địa chính trị. Người Ba Lan khuyên giới lãnh đạo đất nước nên xem xét lại các đồng minh.

"Chúng ta có một vị trí địa lý rất bất lợi, chúng ta đã bị kìm kẹp trong thập kỷ đầu tiên, và bây giờ Biden (Tổng thống Mỹ) cũng đã bán đứng chúng tôi" – một bình luận viết trên trang wPolytice.

"Cần phải làm rõ ai chính xác đang bóp chết dự án Baltic Pipe và bỏ chạy. Đây là một dấu hiệu khác cho thấy đã đến lúc phải thay đổi các đồng minh và chính sách đối ngoại, để giải quyết các vấn đề của Ba Lan, chứ không phải các nước khác", tài khoản Tak uważam viết.

img

Dự án Nord Stream đang được Nga và Đức gấp rút hoàn thành.

"Và khi người thận trọng cũng biết rằng Hoa Kỳ là một đồng minh không đáng tin cậy, thì ... tôi thậm chí không muốn nhắc các bạn. Chúng tôi mua từ họ kim loại phế liệu (máy móc) với giá hàng chục tỷ, còn “công tắc” của chúng vẫn ở Washington," – độc giả Alex phẫn nộ.

"Rõ ràng là Baltic Pipe sẽ không tồn tại, vì Đan Mạch là một quốc gia phụ thuộc vào Đức. Đức đã đồng ý cho Nord Stream 2 được triển khai và vận hành mà không gặp bất kỳ vấn đề gì" – một độc giả khác có tên “Jhg” thuyết phục.

Alexei Grivach, một chuyên gia từ Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia, nói với báo Pravda.ru rằng việc dừng xây dựng dự án Baltic Pipe khiến Ba Lan rơi vào tình thế bất lợi, trong đó Warsaw sẽ buộc phải đàm phán với Moscow.

Ông Alexei Grivach nhớ lại rằng, Ba Lan đã tìm cách hoàn thành dự án Baltic Pipe càng sớm càng tốt.

"Bây giờ họ sẽ không còn kịp thời hạn này. Câu hỏi đặt ra là họ sẽ đóng bảng cân đối kế toán như thế nào trong những điều kiện này. Họ có thể sẽ phải, bằng cách này hay cách khác, xin đàm phán với Nga", Aleksey Grivach nói.

Về sự việc, tờ Tin tức Nhân Dân của Nga dự đoán rằng, với sự “chết yểu” của đối thủ Nord Stream 2, Ba Lan cuối cùng sẽ phải xin mua khí đốt của Nga.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.