Mưa sao băng Geminids bắt đầu từ ngày 7/12, kéo dài khoảng mười ngày, đạt đỉnh điểm vào đêm 13 rạng sáng ngày 14/12 với mật độ khoảng 40-60 vệt một giờ.
“Thời điểm quan sát tốt nhất ở Việt Nam là từ đêm 13 đến rạng 14/12. Trong điều kiện quan sát lý tưởng nhất số sao băng có thể lên tới 120 vệt/giờ, còn bình thường là 50-100 vệt/giờ”, anh Đặng Tuấn Duy, Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP.HCM cho biết trên báo điện tử VnEpress.
Cũng theo anh Duy, tâm điểm của trận mưa sao băng này là chòm sao Song Tử - Gemini.
Việc quan sát có thể bắt đầu từ khoảng 22h ngày 13/12, tuy nhiên, từ sau 0h ngày 14/12, mặt trăng lên sẽ cản trở khả năng quan sát các vệt sao băng.
Trong khi đó, theo dự báo của Tổ chức Sao băng quốc tế (IMO), năm nay, trận mưa sao này đạt cực điểm vào 19h ngày 14/12 (theo giờ Việt Nam).
Thông tin từ CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM cho biết, mưa sao băng Geminids diễn ra vào khoảng từ ngày 4 đến 17/12 hàng năm được đánh giá là trận mưa sao băng rực rỡ nhất và có nhiều sao băng nhất trong năm.
Sở dĩ, giới thiên văn học gọi đây là mưa sao băng Geminids vì chúng xuất hiện cùng thời điểm chòm sao Geminids trên bầu trời. Nếu như các lần mưa sao băng khác có nguyên nhân là do các mảnh vụn sao chổi thì mưa sao băng Geminids, thường xảy ra vào tháng 12 hàng năm, lại là kết quả từ những mảnh vỡ của tiểu hành tinh có tên gọi Phaethon 3200. Những mảnh vụn được sinh ra khi tiểu hành tinh ma với khí quyển Trái Đất, chúng bốc hơi và hóa thành vệt sáng sao băng trên bầu trời.
P.Vy (tổng hợp)
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận