Y tế

Doping trong bóng đá là gì, tại sao các cầu thủ bị nghiêm cấm sử dụng?

07/12/2022, 12:00

Doping là một chất kích thích bị cấm sử dụng trong thể thao và bóng đá cũng không phải ngoại lệ.

Các trường hợp sử dụng doping hiếm khi được báo cáo hoặc phát hiện trong bóng đá, không giống như các môn thể thao khác như đua xe đạp và điền kinh đã bị chấn động bởi những vụ bê bối lớn trong những năm qua. Chỉ có một số ít trường hợp những người nổi tiếng bị cáo buộc sử dụng doping.

Vậy doping là gì? Tại sao nó lại bị cấm trong các môn thể thao? Nó khác với các hoạt động giải trí khác như thế nào? Hình phạt nào đối với người bị kết tội?

img

Ảnh minh họa: Internet

Tại sao cầu thủ bóng đá lại sử dụng doping?

Doping là một chất cấm trong thể thao. Nó có tác dụng nâng cao thể lực khi thi đấu.

Trong bóng đá, việc tiêu thụ doping có thể tăng sức chịu đựng hoặc sức mạnh cho các cầu thủ. Nếu một cầu thủ sử dụng doping, họ sẽ có lợi thế trong hiệp phụ hoặc có thể tăng tốc độ chạy nước rút cho các trận đấu quan trọng.

Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) định nghĩa doping là "việc sử dụng có chủ ý hoặc vô ý các chất bị cấm và các phương pháp bị cấm trong danh sách doping hiện hành".

Một số loại thuốc bị gắn mác là doping

Các chất và thuốc bị gắn mác là doping khi nâng cao thành tích thi đấu, đe dọa tới sức khỏe vận động viên, vi phạm tinh thần thể thao.

- Erythropoietin (EPO)

EPO là một hormone peptide, được sản xuất tự nhiên bởi cơ thể con người. EPO được giải phóng từ thận, tác động lên tủy xương để kích thích sản xuất hồng cầu. Bằng cách tiêm EPO, nồng độ tế bào hồng cầu tăng lên, giúp vận động viên tăng khả năng chiến đấu.

img

- Anabolic Steroids

Đây là một loại thuốc giống với testosterone, một loại hormone được sản xuất ở tinh hoàn và buồng trứng.

Vì testosterone và các loại thuốc ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ bắp nên việc nâng cao nồng độ của chúng trong máu có thể giúp các vận động viên tăng kích thước và sức mạnh cơ bắp. Các vận động viên sử dụng Anabolic Steroids để giúp giảm mỡ cơ thể và giảm thời gian hồi phục sau chấn thương.

Anabolic Steroids bao gồm testosterone, stanozolol, boldenone, nandrolone và clostebol.

- Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu có thể được sử dụng trong thể thao như một chất nhằm che giấu việc sử dụng các chất cấm khác. Nó giúp vận động viên giảm cân, tạo lợi thế trong các môn thể thao cần đạt cân nặng tiêu chuẩn.

Thuốc lợi tiểu thường được sử dụng bao gồm furosemide, bentroflumethiazide và metolazone.

- Insulin

Insulin giúp tăng cường hấp thu glucose vào cơ, hỗ trợ hình thành và dự trữ glycogen trong cơ.

Các vận động viên sử dụng nhằm mục đích tăng sức bền. Một số vận động viên sử dụng nó kết hợp với hormone tăng trưởng hoặc Anabolic Steroids để thúc đẩy sự phát triển cơ bắp.

Doping bị FIFA cấm trong thể thao

Các vận động viên sử dụng chất kích thích bị cấm đang mạo hiểm sức khỏe của chính mình. Họ đang đánh đổi cảm xúc, tinh thần, thể chất với những tổn thương lâu dài.

Một số chất kích thích không chỉ tác động tiêu cực đến thể chất của vận động viên mà còn có thể gây ra những tác dụng phụ như lo lắng, ảo giác và rối loạn tâm thần.

img

Khi chơi ở cấp độ cao hơn, một số vận động viên sẽ cảm thấy bị áp lực nên dễ bị cám dỗ sử dụng doping để tăng cơ hội giành chiến thắng. Các vận động viên trẻ khi bắt đầu sự nghiệp dễ bị áp lực này nhiều nhất.

Các vận động viên bị chấn thương nghiêm trọng bị cám dỗ sử dụng doping với hy vọng đẩy nhanh quá trình hồi phục chấn thương.

Áp lực từ bạn bè và sự thiếu hiểu biết về tác động tiêu cực của doping dẫn đến việc một số vận động viên sử dụng các chất mà họ không biết là bị cấm.

Điều này có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm doping dương tính thông qua chế độ ăn kiêng hoặc thực phẩm bổ sung sai cách.

Quy định của FIFA về doping trong bóng đá như thế nào?

Việc sử dụng các loại thuốc tăng cường thành tích trong thể thao đều bị cấm, nhằm ngăn ngừa các rủi ro về sức khỏe, tạo cơ hội bình đẳng cho các vận động viên và duy trì hình ảnh thể thao không có chất kích thích.

Trước World Cup 2010, Cơ quan phòng chống doing quốc tế (WADA) thông báo rằng, họ sẽ tăng gấp đôi hình phạt đối với những người vi phạm lần đầu từ 2 năm lên 4 năm, trong cuộc chiến ngăn chặn doping trong thể thao, mặc dù vẫn có những trường hợp ngoại lệ.

img

Theo hướng dẫn của FIFA, tất cả các cầu thủ có nghĩa vụ phải kiểm tra doping trước khi thi đấu, bao gồm mẫu nước tiểu và mẫu máu. Ngoài ra, các cầu thủ có thể bị kiểm tra bất cứ lúc nào khi cần thiết.

Việc từ chối kiểm tra doping có thể khiến cầu thủ bị cấm thi đấu vài năm.

Hình phạt của FIFA đối với vận động viên sử dụng doping là gì?

Nếu các vận động viên bị kết tội sử dụng doping, họ có thể bị cấm thi đấu từ vái tháng cho tới suốt đời, dựa trên mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp.

Trong trường hợp việc tiêu thụ các chất bị cấm không cố ý, lệnh cấm có thể kéo dài đến 2 năm. Tuy nhiên, nếu cầu thủ cố tình sử dụng doping bất hợp pháp, họ sẽ bị cấm thi đấu tới 4 năm.

Nếu FIFA phát hiện các vận động viên cố tình gian lận việc tiêu thụ các chất kích thích, bao gồm cả việc buôn bán và sử dụng bất hợp pháp, họ sẽ bị cấm thi đấu cả đời.

img

Doping là một vấn đề lớn trong bóng đá

Không giống như trong các môn thể thao khác như đua xe đạp, cử tạ, điền kinh, việc phát hiện doping trong bóng đá gặp nhiều khó khăn do thiếu bằng chứng.

Đó là lý do tại sao sự việc trung vệ Sergio Ramos của đội Real Madrid phủ nhận sử dụng doping vào năm 2018, hay như trường hợp của thủ môn Andre Onana của câu lạc bộ Ajax Amsterdam đều thu hút sự chú ý của dư luận do tính bất thường của sự việc.

Những người này đều phủ nhận việc sử dụng doping để thi đấu, trong khi đó nhiều người khác cho rằng, công tác chống doping trong thể thao của FIFA còn quá kém.

Theo FIFA, có 33.227 cuộc kiểm tra doping đã được thực hiện trên toàn thế giới vào năm 2016, trong đó có 65.000 cầu thủ bóng đá nam và nữ chuyên nghiệp, họ phát hiện ra 97 trường hợp dương tính với doping (chiếm 0,29%).

Trong Thế vận hội Olympic 2012 ở London, trong số 5.000 vận động viên kiểm tra doping thì 8 người có kết quả dương tính (chiếm 0,81%).

Cựu huấn luyện viên Tây Ban Nha Vicente del Bosque đã bác bỏ những nghi vấn về doping trong bóng đá vào năm 2013 rằng: “Đó là chủ đề tôi muốn phớt lờ”.

Arsene Wenger, cựu huấn luyện viên của Arsenal thường xuyên nói về sự hoài nghi của ông đối với các phương pháp xử lý doping của FIFA, sau khi cựu cầu thủ Arjan Ademi của đội Dinamo Zagreb có kết quả dương tính sau chiến thắng của đội bóng tại Champions League trước đội Bắc London năm 2015.

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp các cầu thủ bóng đá bị phát hiện sử dụng doping khi thi đấu, họ phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc cho hành động này và có thể phải giã từ sự nghiệp từ đây.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.