Nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch Ebola gây ra, chính phủ Mỹ hiện đang cân nhắc thực hiện dự án dùng robot để thay người để kiểm soát Ebola, giống như cứu hộ trong sự kiện 11/9 hay trong các thảm họa thiên tai.
Ba trường đại học được chọn tham gia
Robot đã từng được dùng để cứu hộ trong thảm họa 11/9 tại Mỹ hay sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản. Đây là công cụ có thể tiếp cận nhanh mục tiêu nguy hiểm từ xa mà con người không thể tới được, giải cứu được các nạn nhân hoặc cung cấp các thông tin quan trọng giúp con người giải quyết sự cố ở mức thiệt hại nhỏ nhất.
Áp dụng nguyên lý trên, robot sẽ được dùng cho khống chế dịch Ebola tại khu vực Tây Phi và ngay tại Mỹ nếu dịch bùng phát. Đây cũng là nội dung chính trong cuộc thảo luận giữa Nhà Trắng và ba trường đại học chuyên về robot và tư động hóa của Mỹ vừa được tổ chức đầu tháng 11 vừa qua.
Theo chương trình, chính phủ Mỹ và ba trường đại học này sẽ hợp tác nghiên cứu và tái nghiên cứu, nâng cấp các loại robot hiện có để thực hiện mục tiêu nói trên. Đó là Đại học Bách khoa Worcester (WPI), đại học Texas A & M và đại học California dưới sự tài trợ kinh phí của chính phủ Mỹ, và các hỗ trợ cần thiết khác để sớm cho ra đời, hoặc nâng cấp các robot hiện có nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu nói trên với tiến độ nhanh nhất.
5 giải pháp đối phó với Ebola bằng robot
Robot điều khiển từ xa: Đây là sản phẩm của WPI có tên AERO (Autonomous Exploration Rover). AERO từng được NASA dùng cho mục tiêu thám hiểm không gian nhưng tới đây sẽ được chuyển đổi, dùng cho mục tiêu hỗ trợ khử trùng, bằng cách tăng cường các téc chứa lắp trên thân để phun mù khử trùng từ xa, không cần đến con người như các phương pháp hiện có mặc dù Ebola không lây lan qua đường không khí. WPI dự kiến, việc thiết kế sẽ được hoàn thành gấp rút để sớm đưa AERO vào khai thác tại Tây Phi trong vòng ba tháng tới.
Robot AERO của WPI |
Robot giúp thay quần áo cho nhân viên y tế: Ngoài AERO, WPI hiện đang thiết kế một lán trại thông minh, đồng thời cải tạo robot Baxter để làm nhiệm vụ thay quần áo và xử lý quần áo bị ô nhiễm cho các nhân viên y tế khi làm nhiệm vụ. Baxter có giá khoảng 26.000 USD, làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho các nhân viên y tế như giúp họ thay quần áo và xử lý các loại trang phục đã dùng.
Đây là quy trình tự động, độc lập nên rất an toàn cho con người, nhất là trong bối cảnh dịch bùng phát nghiêm trọng.
Giải pháp hỗ trợ nhân viên y tế bằng robot Baxter |
Robot "telepresence": Telepresence là thuật ngữ ra đời trong thời gian gần đây nói về các hoạt động từ xa hiển thị trên truyền hình. Trong trường hợp này, nhờ vô tuyến, con người sẽ hướng dẫn robot thực hiện các công việc cục bộ, giống như họp từ xa.
Việc làm trên có tác dụng hạn chế lây nhiễm và tử vong cho con người. Đặc biệt, nó xua tan nỗi lo của người bệnh vì sợ bị kỳ thị, và làm giảm stress mà vẫn khống chế được dịch và trị được bệnh cho con người.
Robot "telepresence" |
Tuy nhiên để robot "telepresence" tác nghiệp hiệu quả, cần có thêm các trang thiết bị phụ trợ như màn hình, loa và micro, cũng như cung cấp các giải pháp cụ thể, còn robot đảm nhận các phần việc tại hiện trường.
Nơi điều trị thường là bệnh viện dã chiến hay "lều công nghệ cao" trong đó có nhiều thiết bị hiện đại, giúp con người điều hành hoạt động từ xa. Phương pháp tương tác này giúp người bệnh an tâm, nhanh khỏi bệnh mà vẫn khống chế được dịch bệnh trong khi đó chi phí được giảm tới mức thấp nhất.
Dịch vụ chôn cất nạn nhân Ebola bằng robot: Nhà Trắng cũng đã thảo luận đến một giải pháp mới, sử dịch vụ robot "xe tang nhà đòn" để chôn cất nạn nhân Ebola khi dịch bùng phát nhằm hạn chế nguy cơ lan truyền bệnh.
Theo nữ giáo sư tâm lý Jeanine Skorinko ở WPI, chắc chắn công nghệ trên sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Giảm thiểu mối nguy cho con người, kể cả cho nhân viên y tế lẫn người thân người quá cố, miễn là cộng đồng chấp nhận, thay đổi phong tục ma chay cổ hủ, lạc hậu như từng diễn ra ở vùng tâm dịch ở Tây Phi gần đây.
Tương lai việc chôn cất nạn nhân Ebola sẽ do robot đảm nhận |
Robot bay không người lái: Một số công ty sản xuất robot thương mại của Mỹ hiện đang bắt tay vào sản xuất các loại robot bay không người lái siêu nhẹ để giám sát dịch Ebola. Ví dụ như hãng CyPhy Works, vừa cho ra đời một loại robot bay có tên PARC, có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát liên tục trên không và thu thập thông tin liên lạc trong phạm vi ấn định, được kết nối với nguồn năng lượng dưới mặt đất.
Nó có thể gửi video và âm thanh thu được về nạn nhân Ebola đang bị cô lập, tạo ra một mạng di động giúp chuyên môn xử lý và đưa ra các giải pháp điều trị nhanh nhất. PARC có thể bay được ở độ cao 500ft (152m), không cần đến hạ tầng hoặc các trang thiết bị cần thiết, nhưng đổi lại có thể thỏa mãn những yêu cầu bức thiết cho người bệnh lẫn nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh từ xa.
Khắc Nam (Theo BBC)
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận