Xã hội

Dự án giảm nghèo ở Gia Lai bị phát hiện nhiều sai phạm

11/08/2017, 15:43

Dự án Giảm nghèo Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai được thực hiện trên địa bàn 25 xã đã bộc lộ nhiều sai phạm....

IMG_9292

Dự án giảm nghèo ở Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai bộc lộ nhiều sai phạm. Ảnh minh hoạ.

UBND tỉnh Gia Lai cho biết cơ quan Thanh tra tỉnh này vừa có kết luận sau khi thanh tra quá trình thực hiện Dự án giảm nghèo Tây Nguyên – tỉnh Gia Lai. Qua đợt kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm cũng như bộc lộ lỗ hổng trong công tác quản lý dự án...

Hạ tầng trong dự án bị sai phạm

Dự án Giảm nghèo Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai được thực hiện trên địa bàn 25 xã thuộc 5 huyện gồm Ia Pa, Kbang, Kông Chro, Krông Pa và Mang Yang. Thời gian thực hiện của Dự án từ tháng 3/2014 đến tháng 12/2019, do Ngân hàng Thế giới tài trợ với tổng vốn đầu tư khoảng 28,6 triệu USD, tương đương hơn 600 tỷ đồng. Trong đó vốn vay Ngân hàng thế giới 27,15 triệu USD và vốn đối ứng Ngân hàng nhà nước là 1,45 triệu USD. Riêng tổng số kinh phí dự án trong 3 năm tiến hành thanh tra từ 2014-2016 là hơn 120 tỷ đồng, đạt 20,2% tổng số vốn được tài trợ.

Dự án giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai  (gọi tắt là: dự án giảm nghèo Gia Lai) được khởi động từ năm 2014 đến nay. Dự án nhằm mục tiêu nâng cao mức sống thông qua cải thiện cơ hội sinh kế ở các xã nghèo trong vùng dự án. Dự án này trong thời gian qua đã góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của người dân thuộc vùng dự án. Tuy nhiên, qua quá trình kiểm tra, Thanh tra tỉnh Gia Lai đã phát hiện nhiều bất cập và sai phạm trong việc quản lý, sự dụng các nguồn vốn, đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh.

Kết luận số 10/KL-TTr về việc quản lý, sự dụng các nguồn vốn, đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh tại Ban quản lý dự án giảm nghèo Gia Lai và các Ban quản lý dự án các huyện nằm trong vùng dự án tiến hành nêu rõ nhiều vấn đề còn tồn tại.

Trong năm 2015-2016, các công trình xây dựng thuộc hợp phần phát triển cơ sở hạ tầng cấp xã, thôn/bản có 59 công trình được triển khai với số tiền trên 32 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý, đầu tư xây dựng đã để xảy ra sai sót trong khâu lập hồ sơ thiết kế, dự toán, hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán với số tiền sai phạm 20 công trình với tổng số tiền gần 280 triệu đồng. Cụ thể: Kông Chro có 7/11 công trình sai phạm (trên 147 triệu đồng; Krông Pa có 8/10 công trình sai phạm (gần 40 triệu đồng); K’Bang có 2/13 công trình sai phạm gần 50 triệu đồng.

Ở hợp phần cơ sở hạ tầng kết nối, trong tổng số 12 công trình đã quyết toán thì có 6 công trình sai phạm với tổng số tiền hơn 290 triệu đồng, cụ thể: Kông Chro 2/2 công trình sai phạm (gần 140 triệu đồng); K’Bang 3/5 công trình sai phạm (gần 145 triệu đồng). Một số công trình để xảy ra sai phạm như đường từ xã Kông Yang đi xã An Trung (huyện Kông Chro) sai phạm gần 130 triệu đồng; công trình kiên cố hóa kênh mương thủy lợi Đak Nia (xã Krong, huyện Kbang) sai phạm hơn 50 triệu đồng; công trình kiên cố hóa kênh mương Kon Lốc 1 (xã Đak Rong, huyện Kbang) sai phạm gần 40 triệu đồng.

20170811_105830

Nhiều sai phạm trong khâu lập hồ sơ thiết kế, dự toán, hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán trong hợp phần xây dựng hạ tầng. 

Sai sót trong trả lương, phụ cấp gần 480 triệu đồng

Kết luận của Thanh tra tỉnh Gia Lai cho biết đối với hợp phần phát triển kinh tế bền vững, các tiểu dự án chăn nuôi chưa thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật  chăn nuôi cho bà con tham gia dự án. Việc “mang con bỏ chợ” này đã khiến tỉ lệ giống chết còn nhiều.

Đặc biệt, tại Hợp phần quản lý dự án, trong quá trình sử dụng kinh phí còn để xảy ra sai sót trong quá việc chi trả lương và phụ cấp quản lý dự án có tính phụ cấp công vụ và phụ cấp khu cực cho cán bộ quản lý dự án không đúng quy định, sối tiền gần 480 triệu đồng.

Liên quan đến sai phạm qua công tác thanh tra, cơ quan Thanh tra tỉnh yêu cầu BQL dự án giảm nghèo tỉnh Gia Lai kiểm điểm, xem xét trách nhiệm vì trong quản lý điều hành đã để ra những sai sót trên. Bên cạnh đó đề nghị tăng cường công tác quản lý, điều hành, sử dụng các nguồn kinh phí tiết kiệm, đúng nội dung, định mức, tiêu chuẩn và công tác kiểm tra, giám sát đối với các hợp phần phát triển cơ sở hạn tầng, phát triển sinh kết bền vững; Yêu cầu BQL dự án kiến nghị với Bộ Kế hoạch đầu tư sửa chữa Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án cho đúng với quy định của nhà nước về khoản chi phụ cấp công vụ và phụ cấp khu vực cho cán bộ thực hiện dự án; Yêu cầu lựa chọn những đơn vị tư vấn thiết kế có năng lực, uy tín để tránh những sai sót hồ sơ. Tại kết luận này, Than tra sở cũng yêu cầu các đơn vị có sai sót thu hồi số tiền trên 1 tỉ đồng sai phạm nộp vào ngân sách nhà nước.

Liên quan đến sai phạm do Thanh tra Gia Lai phát hiện trong việc chi trả lương và phụ cấp, ông Hồ Phước Thành, Giám đốc BQL dự án giảm nghèo bền vững Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai ngày 8/8 đã có công văn đề nghị tỉnh Gia Lai xem xét lại việc thu hồi các khoản trong phụ cấp được tính trong lương cán bộ chuyên trách và phụ cấp được tính trong phụ cấp quản lý dự án của cán bộ kiêm nhiệm, đặc biệt là khoản phụ cấp của cán bộ xã; đề nghị không thu hồi số tiền đã chi trả phụ cấp công vụ cho cán  bộ dự án. 

Tháng 4/2017, tại Hội nghị tập huấn thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 tại khu vực phía Nam. Trao đổi với đông đảo báo chí, ông Ngô Trường Thi - Vụ trưởng, Chánh VP Quốc gia về Giảm nghèo của  Bộ Lao động Thương binh và Xã hội từng dẫn dắt câu chuyện ở một tỉnh Tây Nguyên các chương trình hỗ trợ giảm nghèo đều quy về một công ty giống Miền núi. Công ty này sau đó trở thành kênh phân phối cho các địa phương như: giống, phân bón... Tuy nhiên, điều đáng nói là việc hỗ trợ này không mang lại chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển nông nghiệp của nông dân mà để lại hậu quả nặng nề.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.